Lựa chọn những chi tiết đắt

Một phần của tài liệu Đặc điểm nổi bật của thể tài chân dung văn học trong văn học việt nam đương đại (Trang 72 - 76)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.Lựa chọn những chi tiết đắt

Cung cấp t liệu đầy đủ, độc đáo về đối tợng là một trong những mục đích của chân dung văn học. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi đối tợng đó là những nhà văn, nhà thơ đợc độc giả yêu mến, ngỡng mộ. vì thế lựa chọn những chi tiết đắt, có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật là một cách thức tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn của thể tài đặc biệt này. Bên cạnh đó, thể tài này dung lợng có hạn, chọn lọc chi tiết là một yêu cầu của nghệ thuật dựng chân dung.

Những chi tiết “đắt” ấy có thể là một lời nói, một nét ngoại hình, một khoảnh khắc… theo hớng ngợi ca hay phê phán nhng nó phải làm sáng rõ chân dung nhân vật. Bằng ngòi bút tinh tế nhiều biến hoá, các cây bút dựng chân dung đã “chộp bắt” đợc những chi tiết có vẻ ngẫu nhiên nhng nó gắn với một cuộc đời, một số phận, một tính cách. Nhà văn Hêmingwây từng nói, đại ý : Ngời viết có thể sáng tạo, nghĩ ra chủ đề nhân vật, câu chuyện, nhng không bao giờ nghĩ ra đợc chi tiết. Chỉ có sống mới có chi tiết. Từ câu nói đó, có thể suy ra rằng : chỉ có sống, tiếp xúc, gần gũi mới có thể tìm thấy những chi tiết đặc sắc, ấn tợng cho các nhà văn. Hơn nữa, mỗi nhà văn một cá tính, một phong cách cho nên cùng một chi tiết lại có cách cảm nhận, thể hiện khác nhau khi xây dựng chân dung.

Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa không giống của Xuân Sách tuy cùng vẽ chân dung nhà văn. Xuân Sách – tác giả của tập chân dung văn học bằng thơ chỉ chộp lấy thần thái trong từng khoảnh khắc của văn nghệ sĩ thông qua những tác phẩm, bài thơ hay câu thơ của họ xâu chuỗi lại rồi để ngời đọc tự suy ngẫm. Chân dung và đối thoại ngoài việc vẽ chân dung qua việc lựa chọn những chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm còn “ xắn tay áo lên”, “đỏ mặt tía tai” – thẳng thắn tranh luận, đối thoại vói tác giả đợc anh vẽ để tìm ra những

chi tiết độc đáo nhất đa vào tác phẩm, nh đoạn đối thoại với Xuân Diệu, Nguyễn Khắc Trờng… Ngời đọc thích thú nghe cuộc đối thoại tay đôi, tay ba… lúc dìu dịu, khi gay gắt thậm chí suồng sã nhng chân thực. Các chân dung hiện ra bằng xơng bằng thịt với đủ các góc độ. Mầu sắc, hình ảnh cùng tính cách của họ làm ngời đọc thích thú, thoả mãn sự hiếu kì. “Có một lần, Lê Lựu đến dự cuộc gặp gỡ, trao đổi với các nhà văn cựu chiến binh trong một biệt thự sang trọng… Anh vội bí mật nhìn trớc, nhìn sau, xem ai có tò mò để ý đến mình không, rồi thì thật bất ngờ, anh vắt cả cái chân giày còn nguyên tất lên mũi và… ngửi” [21,79]. Cử chỉ ấy, nếu ở ngời khác, có thể sẽ gây nên sự khó chịu, nhng ở Lê Lựu, ngời ta thấy đáng yêu vì nó xuề xoà, tự nhiên. Ngời đọc không cảm thấy Trần Đăng Khoa hạ thấp hay cố tình “đập vỡ” thần tợng “thời xa vắng” của bạn đọc mà càng khiến nhà văn Lê Lựu đáng yêu hơn ở vẻ “nhếch nhác nh một gã thợ cày vừa từ thửa ruộng lên”. Chi tiết có màu sắc hài hớc ấy đã dựng nên vẻ riêng về tính cách con ngời Lê Lựu: xuề xoà, hóm hỉnh. Miêu tả sự nhếch nhác đáng yêu của giới văn nghệ sĩ, qua đó ngời viết làm nổi bật phần tính cách con ngời ấy.

Nhận xét đặc điểm nổi bật của văn Tô Hoài, nhiều ý kiến cho rằng: ông là “nhà văn của chi tiết”. Dờng nh ông nhìn cuộc đời bằng con mắt hiển vi, quan sát cụ thể tỉ mỉ sự sống, ghi chép cần mẫn. Tô Hoài viết văn nh anh thợ gỗ chăm chút tạo từng nét, dáng của sự vật lên thớ gỗ. Chính từ những điều ấy đã tạo ra những trang văn sinh động, hấp dẫn ngời đọc đến từng chi tiết. Lựa chọn những chi tiết “đắt”, có giá trị để khắc hoạ chân dung nhân vật có thể xem nh là yếu tố nổi bật nhất trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của những sáng tác chân dung văn học của ông.

Dựng chân dung Xuân Diệu, mỗi nhà văn lựa chọn một chi tiết đặc sắc riêng. Trần Đăng Khoa chú ý đến tinh thần làm việc “bò xoài cày trên trang giấy”; Tô Hoài đi vào đời sống riêng t, vào góc khuất với t cách ngời trong cuộc với chi tiết “đêm tình trai”, tạo nên sự gợi mở khi tiếp cận thế giới thơ Xuân

Diệu “Ai yêu thơ Xuân Diệu, hiểu đợc thơ tình tha thiết đẹp đến não nùng của Xuân Diệu, không ranh giới tơ duyên trai hay gái, phải thấu hiểu nỗi niềm và duyên nợ của nhà thơ nh thế, suốt đời nhớ thơng và chờ đợi mới là biết yêu thơ Xuân Diệu” [18, 251]. Dựng chân dung Nguyên Hồng, Tô Hoài đã lựa chọn một chi tiết ấn tợng, vừa làm nổi bật đợc tính cách con ngời, vừa thấy đợc tinh thần làm việc của một nhà văn yêu nghề. Trong cuộc kiểm điểm, Nguyên Hồng mếu máo trớc tập báo văn hờn giận: “Ông đéo chơi với chúng mày nữa, ông về Nhã Nam”. Có những lúc cách miêu tả của ông sắc lạnh, đáo để, tình cảm bị tiết chế công phu, dồn vào các chi tiết sắc cạnh, ấn tợng. Lối dựng chân dung này mang hiệu quả rất cao. Với ngời đọc, phải thật tinh tế mới nhận thấy niềm vui của một ngời nh Tô Hoài đang sống trong những hồi tởng ngợc dòng thời gian để ghi lại những dấu ấn đã qua bằng những chi tiết ấn tợng nhất. Từng cảnh đời, cảnh ngời đợc tái hiện nh thớc phim quay chậm, chính xác, chân thực cũng nột phần nhờ vào những chi tiết ấy. Từ đó, có thể thấy lựa chọn những chi tiết đắt là một thủ pháp nghệ thuật mà nhiều cây bút lựa chọn để khắc hoạ chân dung nhân vật.

Đối với những nhà văn mà tác giả có điều kiện gần gũi lâu dài liên tục, nhiều năm gắn bó đợc viết kỹ hơn, nhiều hơn những nét thuộc về tính cách, đờng đời, số phận… Trong trờng hợp này, nhà văn chọn chi tiết rất công phu và miêu tả chúng trong sự móc xích, đan cài lẫn nhau, cái này gợi ra cái kia một tự nhiên. Ngời dựng chân dung thờng lựa chọn chi tiết đặc sắc nhất, ý nghĩa nhất và có liên quan đến bản thân mình. Nh nhà văn Bùi Ngọc Tấn, khi dựng lại một thời khó khăn, đời sống văn nghệ sĩ khốn khó, ông đã đa vào trang viết chi tiết “bán máu”. Tác giả cùng Dơng Tờng, Mạc Lân đi bán máu để đổi tem phiếu về cho gia đình mà lòng thấy hạnh phúc. Ngời đọc thực sự xúc động bởi cái tình của ngời viết. Với chi tiết: Đình Kính và Chu Lai đi bán lại thuốc lá thu đợc nhờ “chế độ bồi dỡng” viết văn thuê để kiếm thêm tiền, ra về bị các cô em vây lại “cuỗm” mất. Hay Văn Cao trong Ba phút sự thật hỏi vay Phùng Quán năm

đồng vì “từ sáng đến giờ chỉ toàn uống rợu suông, muốn đi ăn bát cháo”. Những chi tiết ấy có thể hài hớc, gây cời nhng lại có sức khái quát về đời sống một thời của văn nghệ sĩ. Đó không phải là sự cố tình bôi đen hay tô hồng, sự thật tiêu biểu, chi tiết “đắt” ấy làm tăng thêm tính chân thực, lôi cuốn ngời đọc nghĩa là đảm bảo đợc yêu cầu đầu tiên của chân dung văn học.

Độc giả còn nhận thấy qua những trang viết các nhà văn còn lẩy chọn những câu thơ, những câu văn thần tình của đối tợng - nhà văn, nhà thơ. Những câu văn thơ ấy tự nó nói đợc rất nhiều về mặt văn nghiệp, một cuộc đời, nó có mối liên hệ, liên thông rất sâu sắc. Vơng Trí Nhàn là một cây bút xuất sắc trong việc lựa chọn ấy. Cái hồn nổi bật của thi nhân cứ hiện lên mồn một giữa trang sách. Viết về Nguyễn Bính - thi sĩ của đồng quê Việt Nam, Vơng Trí Nhàn đã lẩy ra những câu thơ đa ta trở lại một cuộc sống thôn quê êm đẹp, thanh bình:

Nhà tôi có một vờn dâu

Có giàn đỗ ván có ao cấy cần Hoa đỗ nở giữa mùa xuân

Lứa dâu tháng tháng lứa cần năm năm

ở đây Vơng Trí Nhàn muốn làm nổi bật Nguyễn Bính ở khía cạnh “thi sĩ đồng quê” qua cách trích dẫn về con ngời quê, cảnh quê và hiện thực vùng quê nh trong Nguyễn Bính.

Xây dựng chân dung nhà thơ Xuân Diệu, Vơng Trí Nhàn lại làm nổi bật lên cuộc đời đầy cô độc nh “cây hoàng lan cô đơn”. Vơng Trí Nhàn đã trích ra những vần thơ của Xuân Diệu từng nói tới cây hoàng lan, một lần nữa cho ta một cái nhìn sâu sắc về số phận của một thi sĩ tài hoa:

Hơng chín hoàng lan thu tới đó Lơ thơ trong chợ nhãn xong mùa Năm nay em vắng không ăn nhãn Anh một mình thôi cũng chẳng mua.

Cách dựng chân dung của Vơng Trí Nhàn ở đây không chỉ gợi cho ngời đọc một tính cách hay một cuộc đời nhà văn, nhà thơ mà tự nó cũng gợi đợc rất nhiều về văn nghiệp của chân dung đó. Lựa chọn và lẩy ra những câu thơ, câu văn thần tình nh thế chính là sự sáng tạo trong việc lựa chọn cách dựng chân dung: đi từ tác phẩm tới tác giả. Và vì thế chi tiết “đắt” những câu thơ chứa những hình ảnh có sức gợi, sức ám ảnh trên có thể xem nh những chính t cách ngời trong cuộc, vốn sống, vốn hiểu biết về các nhà văn, nhà thơ là sự thuận lợi giúp ông chắt lọc ra những chi tiết đặc sắc để tạo dựng nên những chân dung văn học sống động.

Lựa chọn những chi tiết đắt - những chi tiết đặc sắc, có sức biểu đạt cao nhất, các nhà dựng chân dung gửi gắm vào đó nhiều dụng ý nghệ thuật. Từ một chi tiết liên quan đến con ngời này, nó lại kéo theo sự xuất hiện của con ngời khác, từ đó các chân dung cứ lần lợt hiện lên trên từng trang viết. Trong tập Cát bụi chân ai nói về “cái ăn” của giới nhà văn ở nơi sơ tán, ngời đọc thấy có “bác Ngô Tất Tố chén thịt lợn lửng cụ bếp Ban đã kho riềng cạn khô vẫn tanh đến lộn mửa. Nguyễn Đỗ Cung ngoài bờ sông bắt châu chấu ăn sống, Nguyên Hồng ca tụng sức thần kỳ bổ và chữa bách bệnh của rau đàn bà đẻ” [18,52]. Qua đó, tác giả dựng lại đợc “chân dung” cuộc sống một thời.

Những chi tiết “đắt” mà các nhà văn lựa chọn phải nói lên đợc thần thái của nhân vật, phải khái quát đợc đặc điểm của đối tợng về tính cách hay số phận… Với những tác phẩm văn học có giá trị cao không chỉ có vậy, ở đó có sự đòi hỏi cao về ý nghĩa, về đóng góp mà chi tiết ấy đem lại. Nói một cách hình ảnh nh nhà phê bình văn học Ngô Thảo: “Nếu anh chỉ “vục” đợc vài gáo nớc của cái giếng hiện thực đời sống thì cũng tốt, độc giả có thể nhận ra nhân vật này gần với ai đó, nhân vật kia là hình ảnh của ai đó khác. Nhng sau tất cả những điều đó, anh phải dựng lại đợc cái gọi là tâm thế của cả thời đại”. Đó là những yêu cầu nghệ thuật mà những nhà dựng chân dung cần phải hớng tới.

Một phần của tài liệu Đặc điểm nổi bật của thể tài chân dung văn học trong văn học việt nam đương đại (Trang 72 - 76)