6. Cấu trúc luận văn
3.2. Kết hợp linh hoạt các sắc thái giọng điệu
Mỗi tác phẩm văn học là một công trình sáng tạo của nhà văn, nhà thơ, mang phong cách của ngời nghệ sĩ. Nhiều trang văn tạo dựng các chân dung văn học gây cho ngời đọc cảm giác cuốn hút, càng đọc càng thấy mới. Sức mạnh nghệ thuật đó một phần bắt nguồn từ sự kết hợp linh hoạt các sắc thái giọng điệu. Có thể nói, điểm độc đáo của thể tài này là, mặc dù minh bạch, thông suốt về nội dung, sáng tỏ về kết cấu song lại khá đa dạng về giọng điệu. Theo thuyết giọng điệu của M. Bakhtin, giọng điệu không chỉ là yếu tố hàng đầu của phong cách nhà văn, là phơng tiện biểu đạt của tác phẩm mà còn là yếu tố giữ vai trò thống nhất các yếu tố khác tồn tại trong tác phẩm tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật. Các tác phẩm có giá trị đều thể hiện một giọng điệu riêng, tiêu biểu cho thái độ cảm xúc của tác giả. Giọng điệu thể hiện điểm nhìn của chủ thể, quan niệm của chủ thể. Tuy nhiên, trong một tác phẩm có thể có nhiều giọng điệu bao hàm nhiều sắc diện, nhiều sắc thái biểu cảm do trong nó thờng hội tụ nhiều mảnh đời, nhiều số phận trong những chiều kích không gian và thời gian khác nhau. Độc giả vẫn nhận ra một “tông” chủ đạo trong sự đa điệu ấy.
Qua những trang tạo dựng các chân dung văn học, Tô Hoài chinh phục ngời đoc bằng một sức mạnh nghệ thuật không cỡng nổi. Những hồi ức miên man của ông về nghề mình, bạn mình những ngời đọc không có cảm giác về một sự đơn điệu, vô vị, nhàm chán. Viết theo thể tài chân dung văn học, tuy bị hạn chế về sự h cấu nhng với u thế dựng nhiều số phận, cuộc đời lại có khả năng tạo ra một chân trời liên tởng, hồi tởng lớn, cho phép nhà văn nói lên đợc bằng nhiều chất giọng. Các câu chuyện đợc kể theo một mạch hồi tởng rất tự nhiên nh dòng chảy của cuộc đời thực, nhớ đến đâu nhà văn kể đến đó bằng một thứ ngôn ngữ dung dị, đời thờng, bằng sự kết hợp nhiều giọng điệu: vừa hài hớc, dí dỏm, tinh quái vừa suồng sã, tự nhiên, vừa trữ tình, thấm thía. Cát bụi chân ai
hấp dẫn bạn đọc bởi sự linh hoạt trong cách kể chuyện, bằng giọng điệu dí dỏm, khôi hài, pha chút bông đùa nhng cũng vô cùng trang nghiêm, thâm thuý. Ví
nh đoạn ông viết về Phan Khôi: “Mình đọc Phan Khôi nhiều đến thế từ thuở bé, ông phải khoái lắm chứ. Thế mà ông ấy đốp một câu : “Tôi cha xem bài nào của anh. Chẳng biết anh viết ra cái gì. Nghe có ngời nói anh viết truyện con giun con dế” hay về Nguyễn Tuân: “Cứ cái kiểu ấy, một đời còn biết bao gian truân”. Ngời đọc vẫn nhận ra giọng điệu trữ tình phổ biến của nhà văn là trữ tình kín đáo, bộc lộ niềm thơng cảm, sẻ chia sâu sắc với nhân vật. Thậm chí chất trữ tình đó còn pha chút ngậm ngùi xót xa trớc những nỗi niềm của nhân vật – nơi mà ngời khác ít hiểu nhất. Với chân dung Nguyễn Bính, khi kể về sự tích hộp bánh bích quy, thoạt đầu Tô Hoài kể bằng giọng thản nhiên trầm tĩnh, thông báo: “Chỉ một lát sau tôi đã biết đợc sự tích cái hộp bánh bích quy, khi Nguyễn Bính ngồi lên vuốt ve, xếp lại các thứ trong ấy. Đấy là những bản thảo bài thơ của anh và những bức th tình”. Nhng càng về sau Tô Hoài chuyển qua giọng trữ tình thể hiện sự đồng cảm trớc cảnh nghèo đói, những hiu hắt chua xót của cuộc đời Nguyễn Bính: “Không biết nhà thơ Nguyễn Bính đã tích đợc mấy chiếc hộp sắt tây đựng th và thơ tình của những ai đã tơ vơng với anh để anh cắp nách cả cái hộp kỉ niệm tha đi từ Bắc vào Nam nhng suốt một đời thanh xuân tôi cha thấy anh một lần nào lấy đợc vợ. Dẫu cho những bức th tình kia là bằng chứng sống về lời thề “ sông cạn đá mòn”.[18,172]. Qua cách thể hiện tình cảm thâm trầm, kín đáo trên ngời đọc mới có dịp hiểu hết đời t Nguyễn Bính, đánh giá đúng về tính lãng mạn trong thơ ông. Đó chẳng qua chỉ là cái vẻ bên ngoài, cái vỏ bọc hình thức, “vẻ đào hoa giả tạo” của kẻ giang hồ vặt. Giọng trữ tình, xót xa khi viết về Xuân Diệu trong hai đêm kiểm điểm liên tục của hội nhà văn về “mối tình trai” gây xúc động cho nhiều ngời đọc. ở một số tác phẩm, Tô Hoài xây dựng chân dung theo hớng khách quan, để cho nhân vật tự bộc lộ hơn là có sự tham gia trực tiếp của chủ quan tác giả. Cách miêu tả chân dung của ông sắc lạnh, đáo để, tình cảm của ngời viết đợc tiết chế công phu dồn vào các chi tiết sắc cạnh, tạo ấn tợng.
Không phải cứ giọng điệu trữ tình mới bộc lộ sự cảm thông, chân thành kín đáo. ở Tô Hoài, giọng mỉa mai, hài hớc cũng thể hiện sâu sắc tình cảm với nhân vật. Chuyện kể về hoạ sĩ Nguyễn T Nghiêm trong đợt giảm tô: “Loay hoay cả tuần không bắt đợc rễ, không xâu chuỗi đợc bần cố nông nào Nguyễn T Nghiêm hoảng quá phát dại đi không nhớ đờng về xóm. Suốt ngày vẩn vơ ngoài đồng bắt cào cào, châu chấu ăn… Cha bao giờ tôi hỏi lại xem ngày ấy Nguyễn T Nghiêm điên thật hay sợ phải ngồi ngoài chuồng trâu kiểm thảo đã sáng tác ra trò “Vân dại” ấy.[18,109]. Đằng sau tiếng cời ấy, ngời đọc vẫn nhận ra sự xót xa, cảm thơng chân thành cho một ngời trót gắn đời mình vào nghiệp sáng tạo nghệ thuật trong một thời kì đặc biệt của lịch sử.
Trong Cát bụi chân ai, có nhiều khi nhà văn đã để cho nhân vật tự nói bằng chính ngôn ngữ, giọng điệu của mình, nhằm bộc lộ tâm trạng trớc hoàn cảnh, nghĩa là Tô Hoài đã tạo sự chuyển đổi điểm nhìn từ ngời kể sang điểm nhìn nhân vật. Đó là dấu hiệu của sự cách tân trong cách kể của nhà văn, đóng góp nét mới cho thể tài chân dung văn học, cho văn học Việt Nam đơng đại. Từ đó, có thể coi Tô Hoài là một trong số không nhiều những cây bút dựng chân dung sử dụng nhuần nhuyễn các sắc thái giọng điệu. Đó cũng là sự thuận lợi của một nhà văn từng trải, thông minh, hiểu thấu đối tợng và cũng rất ý thức đ- ợc điều mình viết.
Xây dựng chân dung nhà văn, không có sự rập khuôn, quy trình công nghệ nào cho công việc này bởi không cứ nghệ sĩ nào cũng có thể làm đợc công việc ấy. Suy rộng ra, điều đó cũng có nghĩa là không tồn tại khuôn mẫu nhất định cho từng đối tợng, không có quy định về một giọng điệu nào đó.
Để dựng đợc chân dung văn học nhà văn phải là ngời ít nhiều hiểu rõ về đối tợng, tiếp xúc với đối tợng. Điều đó cũng có nghĩa là trong bản thân nhà văn đã có ấn tợng , cảm xúc nhất định về ngời đó. Trong quá trình dựng chân dung thì những ấn tợng, cảm xúc đó sống dậy và tuỳ mức độ sẽ chi phối lời văn,
giọng văn cụ thể ở những lời bình luận. Tiếp cận nhiều tập chân dung sẽ dễ nhận ra đặc điểm ấy.
Điểm lại những gơng mặt viết chân dung trong văn học Việt Nam đơng đại, độc giả nhận thấy không nhiều lối viết thoải mái và tự nhiên nh Vơng Trí Nhàn, thể hiện rõ nhất ở giọng điệu. Phải nói rằng ở đây, giọng điệu có phần nhỉnh hơn t tởng và giọng có phần điệu. Giọng điệu bao trùm tác phẩm chân dung văn học của Vơng Trí Nhàn nh Những kiếp hoa dại, Cánh bớm và đoá h- ớng dơng, Cây bút đời ngời… là một giọng văn điềm đạm, thung dung mà tinh tờng, sắc sảo; một cách đặt vấn đề sáng rõ, một khuôn khổ gọn xinh cho những kiến nghị vừa tầm, một chút châm biếm cời cợt. Đây cũng chính là một yếu tố làm nên nét đặc sắc trong phong cách phê bình của ông.
Trong Chân dung và đối thoại, thông qua dòng hồi tởng, Trần Đăng Khoa dựng chân dung dới dạng đối thoại; ngời ta có thể lắng nghe một cách thú vị hai cái “tôi” đã đợc tác giả phân thân qua tính chất của lời nói, cho phép phát huy hết khả năng kết hợp các sắc thái giọng điệu một cách nhuần nhuyễn. Giọng điệu bao trùm chung trong Chân dung và đối thoại đó là một chất giọng hài hớc, nửa đùa nửa thật, khen để chê, chân thực mà tếu táo, nghiêm trọng mà cứ nh đùa. Tuy nhiên, ở những đối tợng khác nhau thì giọng điệu nh có sự biến hoá, gây lôi cuốn với ngời đọc. Giọng điệu của Chân dung và đối thoại thể hiện rõ nhất ỏ cách dùng từ phong phú trong tác phẩm, vừa thân mật đời thờng vừa tôn nghiêm, vừa cụ thể vừa ví von… Bên canh đó, sự chuyển đổi điểm nhìn của tác giả sang điểm nhìn nhân vật tạo nên sự linh hoạt biến đổi trong giọng điệu văn chơng Trần Đăng Khoa. Đặc điểm này thể hiện rõ trong bài Nguyễn Khắc Trờng và…. ở đây, tác giả đã tự xây dựng hai nhân vật “ngời” và “ma”, tác giả và ông ba mơi để đối thoại với nhau về các giá trị văn học, qua đó nói lên quan điểm của mình. Ma đợc mang giọng của ngời, bàn về việc của ngời, đặc biệt hơn bàn về đời sống văn học. Trần Đăng Khoa đã khắc hoạ chân dung Nguyễn Khắc Trờng rất ấn tợng. Khác với giọng văn nghiêm chỉnh pha màu sắc triết
luận khi viết về Nguyễn Khắc Trờng, để vẽ chân dung Lê Lựu, nhà thơ lại nói với một giọng pha trò, đùa cợt, tếu táo, thân mật và gần gũi tạo không khí sinh động, lôi cuốn do vậy mà chân dung của mỗi ngời hiện lên đa dạng, không giống nhau. Dù với bức chân dung khổ lớn nh chân dung Tố Hữu, Lê Lựu, Xuân Diệu, Phù Thăng hay những chân dung khổ nhỏ từ vài trăm đến vài chục chữ Trần Đăng Khoa vẫn lựa chọn những giọng điệu phù hợp góp phần làm rõ gơng mặt những nhà văn… Ngời dựng chân dung cũng là ngời kể chuyện ở đây có giọng điệu riêng, tiếng nói riêng của mình. Cách chuyển đổi đó đã xoá bớt tình trạng đơn thanh, đa đến sự hoà tấu, nhiều giọng trong tác phẩm.
Nhận xét về văn phong của Bùi Ngọc Tấn, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên viết: “Giá trị của nhà văn Bùi Ngọc Tấn trớc hết là ở giọng điệu văn ch- ơng làm cho ngời đọc hiểu ông, tin ông, đồng cảm với ông và cùng ông đồng cảm với những thân phận, những kiếp bụi nhân sinh… Đó là văn chơng của sự thật”. Qua giọng văn, ngời đọc có thể thấy ông là một ngời trầm tĩnh và bao dung, thể hiện những suy nghĩ có chiều sâu của một tác giả đứng tuổi. Sau những gì đã xảy đến với ông, nếu văn ông có giọng cay độc chua chát cũng là điều dễ hiểu. Nhng ông lại đa lại cho ngời đọc những dòng văn tự nhiên, dung dị, khi những oan trái khổ đau lặn vào sau câu chữ làm nên sức nặng và chiều sâu của những điều đợc viết ra “hãy kể những chuyện đau bằng cái giọng hài”. Bên cạnh đó, Bùi Ngọc Tấn kết hợp “giọng ngấm ngầm sôi bỏng” với giọng dí dỏm, hài hớc, giọng triết luận tạo nên sự đa điệu cho tập sách chân dung Viết về bè bạn. Giọng điệu văn chơng làm ngời đọc hiểu ông, tin ông, đồng cảm với ông và cùng ông đồng cảm với những phận ngời, những kiếp bụi nhân sinh. Trong sự kết hợp linh hoạt các sắc thái giọng điệu ấy, nhiều độc giả vẫn tìm ra đợc giọng chủ đạo của những ngời cầm bút: “giọng văn nhẩn nha nh không mà chết ngời” của Tô Hoài, “cái phát hiện nhiều bất ngờ” của Băng Sơn, “giọng bốc lửa không kìm đợc ngòi bút” của Phùng Quán…
Độc giả còn khái quát đợc phong cách dựng chân dung của các tác giả dựa trên nhiều yếu tố trong đó có giọng điệu: “Nguyễn đăng Mạnh đạo mạo, Vuơng Trí Nhàn bay bớm, Bùi Ngọc Tấn ngấm ngầm sôi bỏng, Trần đăng Khoa trịch thợng”. Sự phong phú của giọng điệu đã góp phần quan trọng trong sự “phục sinh” hồi ức, kỉ niệm, tình cảm của ngời viết đối với nhân vật.
Nh vậy, giọng điệu trong tác phẩm văn chơng thuộc lĩnh vực hình thức nhng là “hình thức mang tính nội dung”. Sự kết hợp linh hoạt các sắc thái giọng điệu khiến t tởng, tình cảm của nhà văn đợc bộc lộ rõ; chân dung văn học cũng nhờ đó mà hiện lên sống động, rõ nét.