Đặc điểm trong việc lựa chọn đối tợng dựng chân dung

Một phần của tài liệu Đặc điểm nổi bật của thể tài chân dung văn học trong văn học việt nam đương đại (Trang 60 - 72)

6. Cấu trúc luận văn

2.3. Đặc điểm trong việc lựa chọn đối tợng dựng chân dung

Sự đổi mới của đời sống xã hội Việt Nam kể từ 1986 tới nay đã tạo nên sự khởi sắc của đời sống văn học. Sự khởi sắc đó gắn liền với sự ra đời của nhiều hình thức thể hiện với những nội dung, đối tợng phản ánh mới. Chân dung văn học là thể tài tiêu biểu cho đặc điểm ấy.

Nhà văn lấy đời sống để tạo dựng tác phẩm văn học. Đến lợt mình, các nhà dựng chân dung lại lấy những gơng mặt tiêu biểu trong làng văn, làng báo để tạo dựng tác phẩm. Những đối tợng ấy có thể là những nhà văn thành danh, có vị trí cũng có thể là những cây bút bình thờng nhng đợc yêu quý. Nói nh Hồ Anh Thái: “Tất cả những con ngời ấy, vốn tự mình sáng tạo cả một thế giới nhân vật, nhng lần này chính họ lại trở thành nhân vật trong tay ngời khác”. [57,5]. Với Vơng Trí Nhàn : “Riêng với tôi, một ngời làm phê bình, lại thích viết về cuộc đời các nhà văn… Tôi cũng rất muốn vẽ cho ra khuôn mặt những con ngời không đợc chói lọi trong nghề, những ngời thoạt nhìn mờ mờ nhân ảnh mà xét kĩ lại hoá ra rất bản lĩnh.” [37,149].

Những năm gần đây, tập chân dung văn học Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa gây đợc sự chú ý đối với nhiều độc giả. Là một độc giả tinh tế sẽ nhận ra đối thoại chỉ là cái “mẹo” để Trần Đăng Khoa dựng chân chung: chân dung các nhà văn, chân dung lớp nhà văn, chân dung một thời kỳ văn học…Có rất nhiều chân dung các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình đợc vẽ với nhiều dạng, nhiều kích cỡ khuôn khổ, nhiều màu sắc khác nhau. Có chân dung

đợc vẽ với cái nhìn ngộ nghĩnh, hồn nhiên của trẻ con; có bức ký hoạ, có bức sơn mài kỳ khu, có bức biếm hoạ thân ái… Bức tranh nào cũng sống động, lấp lánh vẻ riêng. Một điều khá thú vị, nhiều tác giả đã chỉ ra khi tiếp cận tập chân dung này: Trần Đăng Khoa rất khéo léo, tài tình gài chân dung, tính cách của mình qua những trang viết về chân dung ngời khác hay nói cách khác chân dung các nhà văn đợc Trần Đăng Khoa dựng trên cơ sở anh dựng đúng chân dung mình. Chính mình trở thành đối tợng của văn học - thể tài chân dung văn học.

Tập sách dựng lại chân dung của nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng nh Tố Hữu, Xuân Diệu, Lu Trọng L, Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trờng, Nguyễn Quang Sáng, Vũ Tú Nam. Họ - những cây bút nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại - qua từng cuộc đối thoại hiện lên thật gần gũi. Thông qua những cuộc đối thoại ấy tác giả đã xác định lại đợc những giá trị văn chơng.

Tập sách gồm chân dung nhà thơ trữ tình chính trị - lá cờ đầu của thi ca cách mạng Tố Hữu, chân dung thi sĩ Xuân Diệu với tính tình nóng nảy tự cao mà tình cảm, chân dung nhà thơ Lu Trọng L, các nhà văn Phù Thăng, Nguyên Hồng, Nguyễn Quang Sáng, Lê Lựu. Chính tác giả là nhân vật tham gia trực tiếp vào cuộc đối thoại, khiến cho các chân dung hiện lên sống động và chân thực.

Cùng chung mục đích ấy, Phía sau con chữ của nhà thơ Vũ Từ Trang đã dựng lại sống động, chân thực chân dung của các cây bút sáng tạo con chữ.

Cây bút, đời ngời của Vơng Trí Nhàn cũng dựng chân dung các nhà văn, nhà thơ và khái quát đặc điểm con ngời – sự nghiệp của họ trong những mệnh đề súc tích, cô đọng: Xuân Quỳnh - cuộc đời để lại trong thơ; Lu Quang Vũ - một mảng đời, một mảng thơ bị quên lãng; Nguyễn Minh Châu - ngời viết văn và thời đại; Thanh Tịnh - cuộc đời ngậm ngải tìm trầm; Tô Hoài và những nghiêm chỉnh của kiếp phù du; Xuân Diệu - sống để mài sắt nên kim… Vơng Trí Nhàn đi tìm mối tơng quan liên hệ giữa văn và đời của cá tác giả lớn, của văn học nớc nhà, dùng đời soi vào văn, cắt nghĩa văn, không thần thánh hoá văn

chơng quá nhng cũng không biến nó thành thông tục, thô thiển. Ông muốn tìm hiểu và giúp ngời khác hiểu về nghề văn của mình, hiểu tại sao lại có ngời ấy, văn ấy. Mục đích ấy đã chi phối đến việc lựa chọn đối tợng nhà văn để dựng chân dung.

Từ một số tác giả, tác phẩm chân dung văn học tiêu biểu kể trên, qua quá trình nghiên cứu đặc điểm lựa chọn chân dung, chúng tôi nhận thấy có những nét nổi bật sau:

2.3.1. Nhà văn - đối tợng chủ yếu của việc dựng chân dung văn học

Văn học là tấm gơng phản chiếu cuộc sống ở nhiều góc độ và nhà văn chính là một phần làm nên cuộc sống. Bởi thế nhiều tác phẩm văn học đã thực sự chú ý phản ánh, miêu tả về đối tợng này.So với những con ngời bình thờng, nhà văn thuộc giới nghệ sĩ với những đặc thù riêng.

Nhà văn là ngời sống trực tiếp với cái bình thờng, cái mỗi ngày nên dễ nhạy cảm. Họ thờng đa cảm, tinh tế hơn ngời và vì thế cũng đa đoan hơn ngời. Cuộc đời, số phận của họ đợc xem nh hình ảnh thu nhỏ của cuộc sống. Bởi những điểm đặc biệt ấy, thể tài chân dung văn học đã lựa chọn nhà văn làm đối tợng chủ yếu của sự phản ánh, sáng tạo. Nói cách khác, nhà văn chính là nguồn cảm hứng sáng tạo của nhà văn. “Nhà văn trong mắt nhau” chính là sự khúc xạ nghệ thuật có ý nghĩa, làm phong phú thêm cho đời sống văn nghệ. Ngời dựng chân dung có thể với t cách ngời cùng thời, có thể t cách hậu sinh tiếp nhận bài học từ các bậc đàn anh trong văn giới, đợc nghe kể lại; có thể thân sơ khác nhau nhng đều đem lại một chân dung chân thực của đối tợng.

Cát bụi chân ai của Tô Hoài là những bức chân dung chân thực, sâu sắc về nhiều nhà văn cùng thời với ông. ở tác phẩm này,Tô Hoài không ngần ngại đụng chạm cả những vấn đề sâu kín, tế nhị nhất dù có liên quan đến mình, bởi ông quan niệm rằng chân dung văn học phải là sự thật về chân dung con ngời đó, và cả về chính mình. Toàn bộ tập sách, qua từng trang viết hiện lên chân dung Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Xuân Diệu… và chân dung chính tác giả. Điểm qua

những tập chân dung văn học ấy một cách ngẫu nhiên, không theo trật tự thời gian hay một thứ tự nào khác, ngời đọc nhận thấy đối tợng chủ yếu của sự phản ánh trong chân dung văn học là các nhà văn, nhà thơ.

Đến với tập sách Nhà văn Việt Nam hiện đại - chân dung và phong cách của giáo s Nguyễn Đăng Mạnh, độc giả cảm nhận đợc những tình cảm, ý nghĩ sâu sắc của ông: “Trong tập sách này, tôi viết về hai mơi hai cây bút xuất hiện từ những năm 30 trở lại đây” (Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Hoàng Cầm, Chế Lan Viên, Nguyên Ngọc, Tô Hoài, Hoài Thanh, Nguyễn Công Hoan, Quang Dũng…). Có nhà văn, nhà thơ, có ngời phê bình, có lớp già, lớp trẻ nhng đại đa số thuộc thế hệ “tiền chiến”. Biết đợc ai thì viết về ngời ấy. Biết đến đâu thì viết đến đấy”. Mấy lời mở sách của tác giả cho thấy ông đã tập trung vào đối tợng nhà văn - đối tợng chính của chân dung văn học.

Thời gian gần đây nhất, trong dòng chảy ấy của thể tài chân dung văn học xuất hiện một số tác phẩm có giá trị nh: Những gơng mặt - những câu thơ

của ý Nhi; Những chân dung song hành của Nguyễn Huy Thắng (2008) hay Chân dung và bút tích nhà văn Việt Nam của hai tác giả Trần Thanh Phơng và Phan Thu Hơng – bộ su tập quý đợc dày công tích luỹ lựa chọn trong vòng hơn 30 năm.

Trong văn học Việt Nam, nhà văn viết chân dung văn học không nhiều, nhà văn nữ viết thể loại này lại càng ít, không phải là ngời nữ không nhìn sâu đ- ợc vào thế giới bên trong của đồng nghiệp - trái lại là đằng khác, nhng có lẽ vì ngời nữ vốn thận trọng hơn nên luôn giữ một khoảng cách nhất định trong ứng xử nghề nghiệp. Hình nh trớc ý Nhi cha có cây bút nữ nào viết một tập chân dung nh Những gơng mặt - Những câu thơ. ý Nhi viết về số phận và tâm tình của những nhà văn, nhà thơ đơng đại, trong quan hệ với cá tính sáng tạo của họ. Bà không chú ý nói về cái thời của mình, nhng qua những bài viết vẫn có thể quy chiếu về một bối cảnh. Bà cũng không nhằm biểu hiện cái tôi nh khi làm

thơ nhng với t cách chứng nhân tham dự, bà không thể giấu đợc cảm xúc của một tâm hồn bè bạn. Đọc những trang miêu tả cảnh Nguyên Hồng lúc nào cũng vội vã, tất bật với cái làn cói buộc trên chiếc xe đạp cũ, cảnh Xuân Diệu lúi húi đếm tiền sau một buổi nói chuyện thơ, cảnh Xuân Quỳnh vừa trao đổi công việc văn chơng vừa tranh thủ giặt quần áo ngay cái vòi nớc cơ quan, ngời ta thấy dấu vết của một thời cha xa lu lại với biết bao tình thơng yêu trong kỷ niệm. Lấy nhà văn, nhà thơ làm đối tợng để dựng chân dung, ngòi bút ý Nhi nh giàu cảm xúc hơn, sâu sắc hơn.

Những chân dung song hành của Nguyễn Huy Thắng viết về hai mơi chân dung nhà văn, nhà nghệ sĩ có quan hệ thân sơ khác nhau với Nguyễn Huy Tởng. Gọi là chân dung “song hành” có lẽ sát nghĩa hơn đối với những bài viết về Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Nam Cao… Những gơng mặt này nói chung đều không quá xa lạ với bạn đọc. Tuy nhiên, cuốn sách cho biết thêm nhiều câu chuyện, nhiều khía cạnh làm nổi lên tính cách của từng ngời. Có lẽ xuất phát từ việc tìm đọc, thẩm thấu từng trang nhật ký của cha mình đồng thời còn có cái duyên đợc tiếp cận với các bạn của cha nên Nguyễn Huy Thắng còn chiếu rọi thêm vào đó những điều “nh tôi biết” khá thú vị. Qua những chân dung bè bạn, lại thấy hiện lên những nét hơn cả chính là chân dung Nguyễn Huy Tởng. Nhà văn thực sự là đối tợng chính của tập sách Những chân dung song hành.

Ngời ta thờng nói: “Xem mặt mà bắt hình dong”, từ trớc đến nay chúng ta đều đã nghe tên các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình nổi tiếng đến thân thuộc nh Nam Cao, Chế Lan Viên, Bùi Giáng, Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Hàn Mặc Tử, Phùng Quán, Hoài Thanh, Hoài Chân…nhng ai đã đợc gặp gỡ họ, dù chỉ là trong ảnh, ngời ta gọi đó là “Văn kì thanh bất biến kì hình”, nghĩa là đã nghe đến tiếng nhng cha thấy mặt. Trong bộ su tập Chân dung và bút tích nhà văn Việt Nam, ngời đọc sẽ không chỉ đợc “bắt hình dong”, đợc xem hình thấu thanh mà còn đợc thấu tâm hồn của các nhân vật đó; đáp ứng nhu cầu phổ biến của độc giả văn chơng.

Dựng chân dung những nhà văn, nhà thơ không chỉ tái hiện lại những sự kiện, chi tiết về cuộc đời, số phận, tính cách của con ngời đó. Điều có ý nghĩa hơn là phải thâm nhập vào đợc những góc khuất, những ẩn khuất của họ để tìm ra sự cảm thông, chia sẻ. Vơng Trí Nhàn hiểu Xuân Diệu: “Tình thế “con vợ bé” đã nhào nặn nên khuôn mặt tâm lí đặc biệt ở Xuân Diệu - ông dễ thơng ng- ời, trong ông thờng có nỗi buồn vô cớ, hậu quả của những giây phút không biết làm gì và không tìm thấy tình cảm của những ngời chung quanh. Luôn cảm thấy cái bơ vơ của mình trớc thiên nhiên và trớc cuộc đời”. [37,267]. Tô Hoài hiểu chiều sâu tâm hồn của một ngời mà cả đời là một chuỗi bi kịch – Nguyễn Bính : “Biết bao nhiêu con gái đã theo thơ đến với Nguyễn Bính…Ngời con gái đến với Nguyễn Bính khi làm báo Trăm hoa cũng chẳng ở đợc bao lâu. Chỉ tội đã có với nhau một mụn con” [37,78]. Trong một lúc say rợu đã trao đứa con cho một ngời xa lạ để rồi dằn vặt, đau khổ cả đời. Tô Hoài đã có những trang viết cảm động Tên cháu là Hiền khi viết về câu chuyện thơng tâm, đau lòng của Nguyễn Bính. Từ đó, ngời đọc phần nào hiểu đợc nét buồn rời rợi ẩn chứa những nỗi niềm u uất thờng trực trên khuôn mặt ấy.

Nhà văn là ngời phản ánh hiện thực cuộc sống qua từng trang viết bằng tất cả tài năng, tâm hồn. Chân dung văn học lại lựa chọn nhà văn làm đối tợng phản ánh, hai lần khúc xạ ấy khiến cho thể tài này trở nên sâu sắc, phong phú hơn. Đây là sự lựa chọn đối tợng có ý nghĩa.

2.3.2. Những nhà văn hoá - một đối tợng dựng chân dung văn học hấp dẫn

Nhờ sự gần gũi, tơng đồng nhất định trong nghề nghiệp mà các nhà dựng chân dung thờng lấy các nhà văn làm đối tợng chủ yếu. Càng về sau, đối tợng của thể tài chân dung văn học càng đợc mở rộng, không bó hẹp trong phạm vi các nhà văn, nhà thơ. Chân dung văn học còn hớng tới những con ngời tiêu biểu trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội trong đó có những nhà văn hoá.

Có thể kể ra nhiều tập chân dung văn học chuyên dựng đối tợng là những nhà văn hoá. Của các tác giả nớc ngoài, có: Bông hồng vàng, Bình minh ma (K. Pautôpxki), Ngời đơng thời (I. Êrenbua)… Của tác giả Việt Nam, có: Viết về bè bạn (Bùi Ngọc Tấn), Chân trời có ngời bay (Đỗ Lai Thuý), Nhớ bạn (Nguyễn Lơng Ngọc), Văn Cao - ngời đi dọc biển (Nguyễn Thụy Kha)… Những nhà văn hoá đợc đa vào trang sách và thật tự nhiên họ trở thành một nhân vật văn học của một tác phẩm văn học. Tại sao nhà văn hoá lại là một đối tợng dựng chân dung văn học hấp dẫn ? Những con ngời ấy có một “phông văn hoá” rộng lớn, một trí tuệ mẫn tiệp hơn ngời, có nhân cách và những cống hiến to lớn cho xã hội. Thiếu họ, có thể con ngời ta không biết chiều sâu của cuộc sống, văn hoá, nền văn hoá của dân tộc sẽ trở nên đơn điệu. Với chân dung văn học, bỏ qua những nhà văn hoá tức là làm hạn chế đi sự phong phú của đối tợng phản ánh, cũng có nghĩa tự đánh mất đi sức hấp dẫn của thể tài.

Cũng nh dựng chân dung các nhà văn, các tác giả cũng vận dụng nhiều cách dựng chân dung cho đối tợng là những nhà văn hoá. Có cây bút dựng chân dung bằng cách phân tích luận bàn về ngoại hình, tính tình, phẩm chất, t tởng, phong cách sống, làm việc, có ngời khai thác những kỷ niệm, những hồi ức, những chi tiết về cuộc đời riêng t có ý nghĩa và những tác phẩm công trình đặc sắc của đối tợng. Dù cách này hay cách khác, điểm chung ở các cây bút là sự ngỡng mộ, trân trọng, ngợi ca về những nhà văn hoá ấy. Cát bụi chân ai của Tô Hoài không chỉ là tập sách viết về chân dung các nhà văn cùng thời nh Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính, Nguyên Hồng… Điều đặc biệt là trong thế giới nhân vật ấy có những con ngời hết sức đáng kính nh giáo s, nhà văn hoá Đặng Thai Mai [18,53]. Dù không dành nhiều trang viết nhng Tô Hoài đã làm nổi bật những phẩm chất của nhà văn hoá có tầm vóc này - đĩnh đạc, trí tuệ, thông thái.

Trong Nhớ bạn, nhà văn Nguyễn Lơng Ngọc cũng dựng lại chân dung con ngời đáng kính này. Đó là một con ngời thân mật, gần gũi “Với chúng tôi, anh Đặng Thai Mai vui lòng làm ngời bạn vong niên, làm việc, ăn ở, thảo luận,

đều bình đẳng, thân ái, tin cậy” [32,80] là một học giả có trí nhớ rất lạ kỳ “có lẽ đã thừa hởng đợc của cả một dòng nhà nho, sống bằng sách và sống với

Một phần của tài liệu Đặc điểm nổi bật của thể tài chân dung văn học trong văn học việt nam đương đại (Trang 60 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w