Chú ý tạo dựng bối cảnh, không khí

Một phần của tài liệu Đặc điểm nổi bật của thể tài chân dung văn học trong văn học việt nam đương đại (Trang 82 - 85)

6. Cấu trúc luận văn

3.3. Chú ý tạo dựng bối cảnh, không khí

Trong quá trình sáng tác văn học, một văn bản chỉ trở thành tác phẩm văn học khi nó đợc tiếp nhận bởi ngời đọc. Bớc vào tác phẩm, không khí, bối cảnh ấn tợng sẽ tạo nên sức lôi cuốn độc giả, thôi thúc mạnh mẽ trong quá trình tiếp nhận. Với thể tài chân dung văn học, dựng chân dung con ngời một thời, sự kiện một thời, hình ảnh một thời quá vãng thì việc tạo dựng bối cảnh, không khí càng có ý nghĩa. Mỗi nhà văn có cách dựng riêng vì thế không khí, bối cảnh họ lựa chọn thờng không ai giống ai. Tuy nhiên, có một nét chung nổi bật là họ mang lại cho độc giả cảm giác chân thực, nh đợc sống trong sự thật ấy, nh đợc tham gia, đợc liên quan đến nhân vật. Đây cũng là nét hấp dẫn của thể tài này. Sở dĩ chân dung văn học chú ý tạo bối cảnh, không khí bởi nhân vật của thể tài là những con ngời có thực sống trong nhiều hoàn cảnh, môi trờng đa dạng, phong phú. Bối cảnh, không khí nh một bầu khí quyển bao quanh đời sống nhân vật. Nếu không chú ý đến điều này thì nhân vật trở nên xơ cứng, vô hồn, làm giảm đi tính chân thực, sự lôi cuốn, hấp dẫn ngời đọc. Cũng nh trong văn học hiện thực, nhân vật không đợc đặt trong hoàn cảnh điển hình sẽ không rõ đợc tính cách điển hình. Chân dung văn học do đó chịu sự chi phối của bối cảnh, không khí. Từ đó nguời đọc nhận thấy, ngoài việc trực tiếp vẽ chân dung thể tài này còn vẽ bối cảnh, không khí thời đại. Bối cảnh, không khí có thể

là các sự kiện, chi tiết xác thực, hoặc không khí tinh thần vô hình đợc tạo dựng thông qua những hình tợng nào đó khiến cho ngời đọc có sự ám ảnh. Bối cảnh, không khí trong chân dung văn học có thể chia thành hai loại: rộng và hẹp. Không khí, bối cảnh hẹp trong chân dung văn học thờng thấy là: gia đình, bối cảnh sinh hoạt. Bối cảnh rộng có thể là một thời đại, một hoàn cảnh đặc thù của xã hội, đất nớc. Các cây bút phải thực sự nhạy cảm với việc nắm bắt và tạo dựng bối cảnh, không khí ấy.

Đến với tập sách Những ngời cùng thời của I. Êrenbua, đặc điểm nổi bật mà ngời đọc nhận thấy là không gian quán rợu xuất hiện rất nhiều. ở ngay chính không gian sinh hoạt ấy bắt gặp rất nhiều văn nghệ sĩ – những ngời bạn của nhà văn đang trò chuyện, đàm đạo. Chính trong bối cảnh ấy, không khí ấy, chân dung đối tợng hiện lên rõ nét, chân thực nhất. Và không gian sinh hoạt ấy cũng xuất hiện rất nhiều trong các tập chân dung văn học nớc nhà.

Với t cách một ngời sống cùng thời, cùng trải nghiệm, nhà văn Tô Hoài đã dựng lại nhiều chân dung nhà văn cùng thế hệ mình trên nền không khí sinh hoạt những năm sơ tán tại trại viết văn. ở đó, ngời đọc thấy hiện lên chân dung Nguyễn Tuân, chân dung Nguyên Hồng, chân dung nhà văn hoá Đặng Thai Mai… và ngay cả chân dung chính tác giả.

Dựng lại bối cảnh văn học một thời cũng là một yếu tố giúp ngời đọc lí giải sâu hơn về nhiều phong cách, tính cách của đối tợng đặc biệt đợc dựng chân dung – nhà văn. Nh Nguyễn Tuân, trong một giai đoạn văn học hạn chế sự nói thẳng, nói hết lòng mình, con ngời không đợc sống đúng với cá tính, phong cách của mình, ông vừa bứt rứt, khó chịu với xung quanh vừa cảm thấy cô đơn. Trái ngợc Nguyễn Tuân, Xuân Diệu vui sớng, hồ hởi sáng tác, thể hiện cảm xúc của mình với loại thơ tình. Nh vậy có thể thấy, bối cảnh văn học một thời có thể kích thích cũng có thể kìm hãm sự sáng tạo của văn nghệ sĩ - đối t- ợng chủ yếu của chân dung văn học.

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn dựng lại chân thực không khí sinh hoạt, không khí văn học một thời cơ cực của giới văn nghệ sĩ trong Viết về bè bạn. Cảm nhận chung của hầu hết mọi ngời đọc là sự thích thú khi chính mình nh đợc sống lại những tháng ngày đã qua cùng những ngời nghệ sĩ mà Bùi Ngọc Tấn dựng chân dung. Không khí, bối cảnh có thực qua ngòi bút của ông hoàn toàn trở thành những yếu tố nghệ thuật có giá trị trong việc dựng chân dung. Tập sách Viết về bè bạn kể lại mọi buồn vui “một thời để mất” và những chuyện buồn vui ấy là bối cảnh để tác giả cho hiện lên diện mạo, tính tình, lời ăn tiếng nói của nhà văn quá cố Nguyên Hồng từng một thời coi anh nh ngời bạn vong niên. “Một thời để nhớ” cũng là “một thời để mất” là bối cảnh, không khí chung của tác phẩm văn học này.

Viết về Xuân Quỳnh, Vơng Trí Nhàn đã đặt chị trong không khí gia đình hay nói cách khác ông đã lấy gia đình làm nền để dựng lên chân dung nữ thi sĩ này. Xuân Quỳnh sống tự nhiên nh “những kiếp hoa dại” và thơ chị cũng vậy. Độc giả cũng nhận ra dụng ý của nhà văn khi đặt Xuân Quỳnh trong bối cảnh gia đình: có tình yêu, tình ái, vợ chồng, con cái. Đó chính là sự lí giải cho sự nâng niu hạnh phúc gia đình, tại sao phải e sợ, giơng vây với mọi ngời. Hay nh khi dựng chân dung của nhà thơ “quê mùa” Nguyễn Bính, tác giả đặt nhà thơ trong bối cảnh gia đình: từ nhỏ sớm chịu đau khổ, lớn lên chịu nhiều ngang trái, cả cuộc đời bất hạnh, gắn bó với quê hơng. Qua đó, tác giả giúp ta hiểu tại sao nhà thơ luôn muốn về quê, luôn dành tình cảm đằm thắm cho chốn quê.

Thể tài chân dung văn học khác với những hình thức sáng tác văn học khác ở chỗ không thiên về h cấu, sáng tạo. Tuy nhiên, dựa trên những chi tiết có thực ngời dựng chân dung vẫn có quyền “h cấu” bối cảnh, nghĩa là tạo bối cảnh, không khí tinh thần vô hình. Nh Trần Đăng Khoa gợi không khí huyền ảo, rờn rợn trong cuộc đối thoại giữa ma và ngời, bàn về văn học. Tác giả đã rất sáng tạo khi dựng nên bối cảnh, không khí ấy, từ đó gây ấn tợng mạnh mẽ cho ngời đọc.

Ngời viết còn chú ý dựng lại bối cảnh, không khí trong chính những sáng tác văn học của nhà văn, nhà thơ đợc dựng chân dung. Võ Văn Trực khi viết về Nguyễn Bính và thơ ông đã chú ý đến không khí nông thôn và không khí thị thành. “Man mác trong thơ ông là một nông thôn cổ xa, đẹp một cách nền nã với những hình ảnh quen thuộc: ông trạng vinh quy, hội chèo làng Đặng, gió bụi kinh thành, cung nữ lên lầu, cô gái dệt cửi…[66,41]; và “chất thị thành ấy vẫn không thoát ra khỏi không khí thôn dã từ cổ xa” [66,41]

Có những nhà văn lại chọn lựa những hình ảnh có tính chất biểu trng, cấp cho nó ý nghĩa tinh thần để gợi cho ngời đọc những nét có thực, sâu kín nhất về đối tợng. Nh khi dựng chân dung Xuân Diệu, bên cạnh việc đặt nhà thơ trong bối cảnh, không khí sinh hoạt đời thờng, sinh hoạt văn nghệ với đồng nghiệp, Vơng Trí Nhàn còn tạo ra không khí tinh thần qua biểu tợng “cây hoàng lan đổ bóng”. Sự cô đơn trọn đời của tâm hồn ham sống, yêu sống đến cuồng nhiệt đợc gợi dẫn một cách hình ảnh, đặc sắc, gây ấn tợng với ngời đọc. Dựng chân dung Xuân Quỳnh, Vơng Trí Nhàn dựng không khí tinh thần ở ngời đọc qua hình ảnh “kiếp hoa dại”. Dựng chân dung Tô Hoài ông lựa chọn hình ảnh phù du: “không chỉ một lần, hình ảnh phù du nh một ám ảnh trở về trong một số , nó là những trang mang nặng tâm sự Tô Hoài”.[37,245]

Lựa chọn giọng điệu nào đó cho phù hợp cũng là một cách để tạo dựng không khí ở ngời đọc. Giọng hài hớc dí dỏm khi dựng chân dung Lê Lựu tạo cho ngời đọc tâm lí thoải mái, giọng trầm buồn khi dựng chân dung Mạc Lân, Dơng Tờng trong cảnh bán máu đầy xúc động hay giọng chì chiết, bất bình trớc một thời kì văn học của Tô Hoài, Võ Văn Trực…

Tạo dựng bối cảnh, không khí chính là một thủ pháp nghệ thuật làm tôn lên những bức chân dung, dẫu đó là bức chân dung khổ lớn hay nhỏ. Nó thực sự có ý nghĩa đối với thể tài này.

Một phần của tài liệu Đặc điểm nổi bật của thể tài chân dung văn học trong văn học việt nam đương đại (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w