Hoạt động khuyến nông ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình trình diễn trong khuyến nông ở huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 30 - 32)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

1.2.1. Hoạt động khuyến nông ở Việt Nam

Việt Nam hiện vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp chiếm ưu thế. Khoảng 75% số dân (khoảng 60 triệu) trong tổng số trên 82 triệu dân sinh sống bằng nghề nông. Hơn 80% dân nghèo ở Việt Nam sống ở nông thôn. Vì vậy việc phát triển nông nghiệp – nông thôn là việc làm cần thiết nhằm phát triển kinh tế đất nước, nâng cao mức sống cho người dân. Để góp phần vào sự phát triển kinh tê nông thôn, trong đó lấy sản xuất nông nghiệp làm chủ đạo, hệ thống khuyến nông trong cả nước đã được thành lập và phát triển không ngừng.

Năm 2008, với 172,24 tỷ đồng cho hoạt động khuyến nông cả nước, ngành khuyến nông đã hổ trợ xây dựng nhiều mô hình thuộc các chương trình như: chương trình sản xuất hạt giống lúa lai qui mô 1.206 ha với 10.000 hộ nông dân tham gia tạo ra 3.050 tấn giống lúa chất lượng cao, giá thành hạ; chương trình sản xuất lúa lai với 3.000 nông dân tham gia 430 ha tại 11 tỉnh thành đạt năng suất 6 tấn/ha; chương trình 3, giảm 3 tăng trên cây lúa 11.000 hộ nông dân tham gia với qui mô 33.405ha, năng suất bình quân 5 tấn/ha; chương trình luân canh cây trồng (bắp, đậu tương…) có 9.000 hộ tham gia, qui mô 1.099ha giúp thu nhập đạt trên 90 triệu dồng/ ha; chương trình rau an toàn, hoa chất lượng có 9.000 hộ tham gia

với qui mô 1.313 ha cho năng suất tăng hơn canh tác bình thường; chương trình thâm canh cây ăn quả theo Vietgap, 3.800 hộ tham gia, qui mô 686ha … Năng suất các đối tượng cây trồng khi thực hiện mô hình đã tăng từ 10 – 30% so với bình quân chung đã góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân, xóa dói giảm nghèo, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ cho chế biến, xuất khẩu.

Khuyến nông cũng hỗ trợ xây dựng mô hình chăn nuôi với 329 con bò sữa, 16.256 con bò được cải tạo, vổ béo, 3.456 heo, 471.360 gia cầm nuôi theo kỹ thuật tiên tiến, đảm bảo an toàn sinh học qua đó nâng cao nhận thức cho người dân trong chăn nuôi bền vững, an toàn dịch bệnh góp phần tăng thu nhập cho nông dân từ 500.000đ – 1.000.000đ/cho 1 con bò vỗ béo; 5.000đ – 10.000đ/gà sau 3 tháng nuôi.

Có 2.958 hộ tham gia chương trình trồng rừng nguyên liệu với qui mô 3.818 ha; thâm canh cây lâm sản ngoài gỗ 1.772 ha với 1.886 hộ, 667 hộ tham gia; chương trình trồng cây gỗ lớn qui mô 837 ha; chương trình nông lâm kết hợp 129ha góp phần tăng thêm diện tích rừng, tăng thu nhập cho đồng bào ở khu vực miền núi, tạo thêm công ăn việc làm, giúp xóa đói giảm nghèo. Thu nhập đã tăng thêm 3 – 5 triệu đồng / hộ; nhận thức nông dân tăng lên giúp bảo vê rừng, giữ gìn môi trường sinh thái.

Lĩnh vực khuyến ngư cũng được đầu tư, nhiều giống thủy sản mới được du nhập cùng công nghệ mới như: cá Tầm Trung hoa, Hàu tứ bội thể, cá cảnh Lan Thọ… các công nghệ sản xuất giống cá bống bớp, cá lăng chấm, cá Tra được chuyển giao cho nông dân; các mô hình nuôi nước nước mặn, nước lợ, nước ngọt giúp nông dân khai thác hợp lý mặt nước, tạo việc làm tăng thu nhập góp phần cung cấp sản phẩm hàng hóa cho chế biến xuất khẩu đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng thêm trong năm 2008.

Có 23.000 lượng nông dân tham dự 800 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật mới; các loại hình hoạt động khuyến nông như “Diễn đàn Khuyến nông & Công nghệ”; “Cà phê khuyến nông”; “Câu lạc bộ nông dân” đã tập hợp được nhiều

thành phần tham gia như: các cơ quan thông tin truyền thông, nhà quản lý, các doanh nghiệp, nhà khoa học và thu hút được nhiều bà con nông dân.

Hoạt động Khuyến nông Việt Nam năm 2008 đã có những mô hình hiệu quả, những hoạt động tích cực góp phần giúp nông dân sản xuất hàng hóa, xóa đói giảm nghèo cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng xã hội và cho xuất khẩu. (Nguồn:

http: niengiamnongnghiep.vn)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình trình diễn trong khuyến nông ở huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 30 - 32)

w