Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình trình diễn trong khuyến nông ở huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 33)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Chọn địa bàn nghiên cứu

Nam Đàn là huyện phần lớn dân số sống bằng sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện không ngừng phát triển

cả về trồng trọt lẫn chăn nuôi. Để góp phần vào sự phát triển đó, công tác khuyến nông trên địa bàn huyện đã xây dựng thêm nhiều mô hình trình diễn.

Qua khảo sát tình hình xây dựng mô hình trên địa bàn huyện tôi tiến hình nghiên cứu ở 3 mô hình đại diện cho 2 loại mô hình:

- Mô hình trồng trọt: “mô hình trồng và thâm canh lạc cao sản Sán Dầu 30”, “mô hình trồng cà chua chất lượng cao”.

- Mô hình chăn nuôi: “mô hình nuôi gà an toàn sinh học”.

2.2.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

- Phương pháp điều tra nội nghiệp thu thập các tài liệu mang tính thứ cấp đã được công bố chính thức qua các văn bản, niên giám thông kê, tài liệu đã được các sở, ban ngành, các huyện, các xã công bố chính thức.

- Phương pháp quan sát, khảo sát thực địa, thông qua đó để chọn điểm điều tra và định hướng đúng trong nghiên cứu.

- Phương pháp phỏng vấn cấu trúc: Thu thập các số liệu sơ cấp qua điều tra nông hộ tham gia xây dựng mô hình.

- Phương pháp thống kê phân tích kinh tế: thực hiện các phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp so sánh, đối chiếu và cân đối trong việc nghiên cứu các chỉ tiêu, các nội dung và các vấn đề có quan hệ với nhau trong tổng thể.

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: thực hiện nghiên cứu tham khảo các ý kiến của các cán bộ, các chuyên gia, tham khảo ý kiến và kinh nghiệm của các hộ nông dân giỏi. Đồng thời thực hiện tra cứu các công trình đã được công bố, từ đó lựa chọn, thừa kế và vận dụng có chọn lọc phù hợp với điều kiện và khả năng nghiên cứu đề tài.

- Xử lý số liệu: sử dụng máy tính bỏ túi và phần mềm hỗ trợ Microsof Exel 2003 để xử lý các thông số thu được.

CHƯƠNG III – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tình hình sử dụng các nguồn lực ở huyện Nam Đàn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Nam Đàn là huyện nửa đồng bằng, nửa đồi núi. Diện tích tự nhiên là 29382,02 ha, rộng 10 km từ Tây sang Đông, dài 30 km từ Bắc xuống Nam. Trung tâm huyện cách thành phố Vinh 20 km, cách thủ đô Hà Nội 300 km. Đi qua huyện có 2 trục giao thông lớn là quốc lộ 46 và 15A. Cả huyện có 23 xã và 1 thị trấn và có 158.182 người dân sinh sống.

Tọa độ địa lý:

Từ 18030’ đến 18047’ vĩ độ Bắc, từ 105025’ đến 105031’ kinh độ Đông. - Phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc và huyện Đô Lương.

- Phía Tây giáp huyện Thanh Chương. - Phía Đông giáp huyện Hưng Nguyên.

Điều kiện địa hình

Nam Đàn nằm giữa 2 dãy núi Đại Huệ ở phía bắc cà dãy núi Thiên Nhẫn ở phía tây tạo ra thung lũng, đồng bằng tam giác, có sông Lam chảy dọc theo hướng Bắc – Nam chia huyện thành 2 vùng, tả ngạn và hữu ngạn sông Lam:

- Địa hình đồng bằng: bị chia cắt bởi sông Lam và sông Đào và có những quả đồi thấp độc lập tạo nên những dòng chảy cục bộ nhỏ hẹp. Mặt đất cao thấp không đồng đều gây khó khăn cho việc xây dựng công trình thủy nông nội đồng.

- Địa hình đồi núi: gồm khu vực sườn Nam dãy núi Đại Huệ và khu vực sườn Đông Bắc dãy núi Thiên Nhẫn. Địa hình bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn. Khu vực sườn Nam dãy núi Đại Huệ có độ cao từ 200 – 454 m (đỉnh Thung Nưa), có độ dốc trên 80 (trong đó độ dốc> 250 chiếm 75%)

3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên khí hậu

Nam Đàn nằm trong khí hậu chuyển tiếp, vừa mang đặc tính mùa đông lạnh của khí hậu miền Bắc, vừa mạng đặc tính nắng nóng của miền Nam, chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ cao tuyệt đối là 400C, mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ bình quân là 19,90C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 6,20C. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 1637 giờ.

Lượng mưa trung bình năm là 1900 mm, năm mưa lớn nhất là 2600 mm, năm mưa nhỏ nhất là 1100 mm. Lượng mưa phân bố không đều, mưa nhiều từ trung tuần tháng 9 đến đầu tháng 10 gây úng ngập cục bộ ở các vùng thấp. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4, lượng mưa ít chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm, gây nên khô hạn nghiêm trọng.

Có 2 hướng gió chính là gió mùa Đông Nam (tháng 4 - tháng 10) và gió mùa Đông Bắc (tháng 11 - tháng 4 năm sau). Trong các tháng 5, 6, 7 thường có gió Tây Nam khô nóng, gây ảnh hưởng xấu cho cây trồng.

Độ ẩm không khí: bình quân 86 %, độ ẩm cao nhất >90% (vào tháng 1, 2), độ ẩm không khí thấp nhất là 74% (vào tháng 7).

Lượng bốc hơi bình quân 943 mm/năm, lượng trung bình của các tháng nóng (từ tháng 3 đến tháng 8) là 140mm. 3 tháng mùa mưa (tháng 9, 10, 11) trung bình đạt 59 mm. tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất là tháng 2 chỉ 29 - 30 mm

Tài nguyên đất

Tài nguyên đất của huyện và thực trạng sử dụng trong năm 2007 – 2008 được trình bày trong bảng 3.1.

Bảng 3.1: Thực trạng sử dụng tài nguyên đất của huyện Nam Đàn

Loại đất DT 2007 (ha) DT tăng (ha) DT giảm (ha) DT 2008 (ha) Tổng diện tích đất tự nhiên 29382,03 73,68 73,68 29382,03

Tổng diện tích đất nông nghiệp 20074,55 20 55,18 20039,37

Đất sản xuất nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm Đất lâm nghiệp Đất NTTS Đất nông nghiệp khác 11995,78 10082,81 1912,97 7536,38 511,99 30,04 - - - 7,6 11,1 - 53,88 52,38 1,5 - - - 11941,90 10030,43 1911,47 7543,98 523,09 30,04

Đất phi nông nghiệp 5925,61 53,68 9,25 5970,04

Đất ở

Đất ở tại nông thôn Đất ở tại đô thị Đất chuyên dùng

Đất sông suối, mặt nước Đất khác 771,26 748,93 22,33 3212,03 1601,26 341,06 11,52 11,65 - 34,91 - - - - 0,13 - 2,00 - 782,78 760,58 22,20 3246,94 1599,26 341,06 Đất chưa sử dụng 3381,87 - 9,25 3372,62 Đất đồng bằng Đất đồi núi

Núi đá không có rừng cây

578,23 2399,60 404,04 - - - 0,40 8,85 - 577,83 2390,75 404,04

Nguồn: Báo cáo tình hình sử dụng đất của huyện Nam Đàn năm 2008.

Bảng 3.1 cho ta thấy tổng diện tích tự nhiên của huyện là 29382,03 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp của huyện là 20074,55 ha năm 2007 đến năm 2008 là 20039,37 ha giảm 53,88 ha. Diện tích này được sử dụng vào việc xây dựng các trụ sở cơ quan, trường học, được làm nhà tại nông thôn và thi trấn, xây dựng các khu công nghiệp, làm đường giao thông… Tuy nhiên bù lai do chuyển được một phần diện tích đồi núi chưa sử dụng sang trồng rừng sản xuất nên diện tích đất lâm nghiệp tăng lên 7,6 ha, và chuyển một phần diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang đào ao nuôi trồng thủy sản nên diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng 11,1 ha.

Trong vòng một năm 2007 - 2008 diện tích đất phi nông nghiệp tăng đáng kể: 44,43 ha, đất chuyên dùng tăng 34,91 ha do địa phương đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, công nghiệp như tuyến đường du lịch ven sông Lam, khu công nghiệp Nam Giang,… diện tích đất ở tăng so với năm 2007 là 11,52 ha. Trong đó đất ở nông thôn tăng 10,02 ha, đất ở thị trấn tăng 1,5 ha. Diện tích tăng được lấy từ đất trồng lúa, đất màu, đất ao, đất cây lâu năm, đất rừng sản xuất,… mặt khác diện tích đất ở cũng giảm 1,95 ha do chuyển sang đất công nghiệp, đất giao thông, đất di tích thắng cảnh.

Diện tích đất chưa sử dụng có giảm được 9,25 ha so với năm 2007 nhưng vẫn đang còn lớn: 337,26 ha (2008). Trong đó đất đồng bằng là 577,83 ha, đất đồi núi là 23890,75 ha, núi đá không có rừng cây là 404,04 ha. Đây là phần diện tích đất đai mà trong thời gian tới UBND các cấp phải có chính sách khuyến khích để người dân mạnh dạn đầu tư vào phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý để từ đó phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho gia đình và địa phương, cải thiện đời sống cho nhân dân...

Tài nguyên nước

Sông Lam với diện tích lưu vực 23000 km2 chảy qua địa phận huyện Nam Đàn dài 16 km, là nguồn nước tưới dồi dào quanh năm, chất lượng nước tốt. Lưu lượng mùa khô 117 m3/s tương ứng với mực nước tại cống Nam Đàn là +1,05. Với cao trình đất canh tác bình quân từ +2 đến +2,5 nên toàn bộ diện tích canh tác của huyện đều phải tưới bằng hồ đập và các trạm bơm điện. Ngoài ra trong huyện còn có hai con kênh lớn là kênh Thấp và kênh Lam Trà và một số con suối nhỏ có nước quanh năm. Tuy nhiên do lượng nước mưa phân bố không đều, vùng đồi thường bị hạn trong các tháng 1, 2, 3 vùng đồng bằng thường bị úng hạn vào các tháng 9, 10.

Tài nguyên rừng

Trong huyện không còn rừng tự nhiên do bị khai thác kiệt từ nhiều năm trước đây, chỉ còn cây lùm bụi, cỏ dại mọc thưa thớt. Trong những năm gần đây do thực hiện các dự án 327,304 và một số dự án khác toàn huyện mới có 5300 rừng trồng chủ yếu là thông, keo lá tràm đang được quản lý chăm sóc.

Ngoài ra có 717 ha cây lâu năm, cây ăn quả. Tính chung độ che phủ cây lâu năm chiếm 60% diện tích đất rừng. Đây là vấn đề tồn tại về mặt môi trường cần được quan tâm.

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Nam Đàn là một trong những huyện nằm ở vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Nghệ An, có 23 xã và một thị trấn, trong đó có 19 xã được xếp vào diện nghèo của huyện. Theo số liệu thống kê năm 2007 tổng số dân trong toàn huyện là 158.182 người, trong đó 82.731 nữ và 75.451 nam có 36.386 hộ và lao động trong độ tuổi là 81.434 người chiếm 51,64 % dân số của huyện, trong đó lao động nữ là 41.481 người, 71,9% tổng số dân có thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp. Hiện nay số

lao động chưa có việc làm khoảng 4000 người. Hàng năm có khoảng 2000 người bước vào tuổi lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm, chủ yếu là học sinh hết cấp II và cấp III.

Bảng 3.2: Tình hình dân số huyện Nam Đàn năm 2007

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Số lượng CC (%)

Tổng số dân Người 158.182

Nam Người 75.451 47.7

Nữ Người 82.731 52.3

Tổng số hộ Hộ 36.386

Hộ nông nghiệp Hộ 32.162 88.39

Hộ phi nông nghiệp Hộ 4.224 11.61

Tổng số lao động Người 81.434

Nam Người 39.953 49.06

Nữ Người 41.481 50.94

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Đàn

Về chất lượng lao động thì: Số người trong độ tuổi lao động có trình độ cấp III chiếm 10%, cấp II chiếm 64,1%, cấp I chiếm 16,4% số người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chỉ chiếm 4,2% so với số lao động trong độ tuổi. Trong đó có bằng cao đẳng hoặc đại học chiếm 0,25%, trung học chuyên nghiệp 3,1%, công nhân kỹ thuật có bằng 0,8%, không bằng 0,6%.

Như vậy, ta thấy số lượng lao động thất nghiệp của huyện là rất lớn vì vậy việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ góp phần tạo ra công ăn việc làm cho nhiều lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động.

3.2. Tình hình sản xuất trên địa bàn huyện Nam Đàn

Nam Đàn là một huyện với phần lớn dân cư sống bằng sản xuất nông nghiệp, tỷ trong nông lâm ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế chiếm 55%. Trong những năm gần đây theo xu hướng phát triển chung tỷ trọng này đang càng ngày càng giảm dần. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 13,04%, trong đó ngành sản xuất nông nghiệp tăng 8,98%. Năm 2008 tổng diện tích gieo trồng đạt 26.998,8 ha, tổng sản lượng lương thực 80.869 tấn (nguồn: báo cáo tổng kết

ở những vùng sâu trũng trồng lúa kém hiệu quả được chuyển đổi đào ao thả cá phát triển trang trại, cây rau màu phát triển đa dạng cả chủng loại và số lượng, nhiều giống mới được đưa vào sản xuất, các giống đã đã trồng thử và cho hiệu quả cao đang được nhân rộng sản xuất đại trà. Diện tích đất nông nghiệp có giá trị trên 35 triệu đồng đạt 7196,8 ha bằng 60,27% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong đó diện tích có giá trị trên 50 triệu đồng chiếm 16,7%. Kinh tế của huyện tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, kết cấu hạ tầng được tăng cường.

Bảng 3.3: Tình hình sản xuất một số cây trồng chính qua các năm

Năm 2005 2006 2007 2008

Lúa Diện tích (ha) 12746 12681 12409,9 12821

Năng suất (tạ/ha) 51,54 55,82 51,69 56,2

Sản lượng (tấn) 65698,6 70783 64150 72039

Ngô Diện tích (ha) 5079,3 5023,82 4760,2 4241

Năng suất (tạ/ha) 35,58 37,34 34,9 36,95

Sản lượng (tấn) 18071,8 18758 16614,6 15669

Lạc Diện tích (ha) 1931,9 1932,2 1875,1 1984

Năng suất (tạ/ha) 16,63 17,01 22,28 22,38

Sản lượng(tấn) 3211,2 3287 4177 4442

Rau Diện tích (ha) 2868,8 2981 3253,9 3128

Năng suất (tạ/ha) 94,8 132,95 105,95 95,56

Sản lượng (tấn) 27188 39632 34474,2 29892

Khoai lang

Diện tích (ha) 526,1 657 604,2 446

Năng suất (tạ/ha) 64,55 63,07 68,77 69,44

Sản lượng (tấn) 3396,1 4143,5 4154,9 3097

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Đàn

Công tác chăn nuôi phát triển mạnh, tổng đàn trâu bò năm 2008 đạt hơn 40.000 con, tổng đàn lợn nuôi đạt hơn 60.000 con, trong đó hiện nay đang phát triển thêm nhiều trang trại với mức đầu tư và quy mô lớn. Tổng đàn gia cầm trên

toàn huyện đạt hơn 1.200.000 con. Tổng lượng thịt gia cầm xuất bán đạt hơn 1000 tấn.

3.3. Thực trạng công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Nam Đàn

Từ khi được thành lập đến nay, công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Nam Đàn đã phát triển không ngừng. Biên chế tại trạm khuyến nông huyện có 6 người. Đến năm 2008 hệ thống khuyến nông cơ sở trên địa bàn huyện đã đi vào hoạt động ổn định, 24/24 xã đã có cán bộ khuyến nông chuyên trách có trình độ chuyên môn, trong đó có 2 người có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 8,3%, 22 người có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ 91,7%. Có 322/322 xóm có khuyến nông viên, họ đã dần làm quen với công tác khuyến nông, khuyến ngư. Tuy vậy do tuổi cao, trình độ chuyên môn hạn chế nên trong công tác hoạt động của khuyến nông xóm vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vai trò của khuyến nông, khuyến ngư ở cấp cơ sở chưa được phát huy tích cực. Hàng năm trạm khuyến nông tổ chức tập huấn được hơn 80 lớp cho hơn 8000 người tham gia, trong đó có nhiều lớpdo khuyến nông xã tự tập huấn, điều đó cho thấy trình độ khuyến nông xã ngày càng được nâng cao. Ngoài công tác tập huấn, trạm khuyến nông Nam Đàn cũng đã tổ chức xây dựng nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế cao như mô hình trồng ớt cay, mô hình nuôi lươn thương phẩm, mô hình nuôi gà, mô hình trồng lạc, …

3.4. Một số mô hình trình diễn khuyến nông trên địa bàn huyện

3.4.1. Mô hình trồng và thâm canh lạc Sán Dầu 30

Nam Đàn là huyện có diện tích trồng lạc đứng thứ 3 trong toàn tỉnh với diện tích hàng năm luôn hơn 1800ha. Nhưng năng suất chỉ đạt từ 1,6-2,0 tấn/ha, chủ yếu là sản xuất các giống Sen Nghệ An, Sen lai, V79, L14… các giống này đã qua nhiều năm gieo trồng nên một số giống bắt đầu có biểu hiện thoái hóa kể cả sinh trưởng và năng suất. Để thay đổi dần các giống kém hiệu quả, nhằm tăng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình trình diễn trong khuyến nông ở huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w