Hoạt động khuyến nông ở huyện Nam Đàn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình trình diễn trong khuyến nông ở huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 32 - 33)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

1.2.2. Hoạt động khuyến nông ở huyện Nam Đàn

Trạm khuyến nông huyện Nam Đàn thành lập ngày 18 tháng 10 năm 1995, theo quyết định số: 111/QD-UB của UBND huyện Nam Đàn. Cho đến nay đã được gần 15 năm hoạt động. Khi mới thành lập trạm chỉ có 3 cán bộ tách ra từ phòng NN&PTNT phụ trách chăn nuôi, trồng trọt và quản lý chung, đến nay Trạm được biến chế có 5 cán bộ, hệ thống khuyến nông cơ sở cũng được thành lập, 24/24 xã, thị trấn đều có cán bộ chuyên trách khuyến nông, 322/322 xóm có khuyến nông viên. Các cán bộ khuyến nông tham gia hoạt động trên tất cả các lĩnh vực ở nông thôn với các chương trình như: chương trình khuyến nông Nhà nước, chương trình khuyến nông của các địa phương, các chương trình kinh tế – xã hội của quốc gia, các dự án do các tổ chức nước ngoài đầu tư,...

Sau gần 15 năm hoạt động công tác khuyến nông trên địa bàn huyện đã đem lại những kết quả đáng kể, hàng năm trạm khuyến nông Nam Đàn đã triển khai xây dựng trên dưới 10 mô hình trình diễn, như năm 2007 trạm đã triễn khai xây dựng được 10 mô hình trình diễn trong khuyến nông, trong đó có những mô hình do trạm tự đứng ra tổ chức thực hiện và có những mô hình trạm phối hợp cùng với các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện. Toàn bộ các xã trên địa bàn huyện đều có mô hình trình diễn được triển khai thực hiện nhằm truyền cung cấp thông tin về KHKT cho người dân trên toàn huyện. Góp phần để thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nông dâ nông thôn. Tuy rằng kết quả đạt được là đáng kể nhưng chưa đáp ứng với yêu cầu của sự phát triển kinh tế của huyện, chưa đáp ứng được nhu cầu của nông dân những vùng khó khăn. Đánh giá chung về vấn đề này

đã được thông qua hội nghị tổng kết hàng năm, kỳ họp của các cấp ủy Đảng, các cơ quan hữu quan và chính quyền các cấp. Nhưng để xem xét một cách cụ thể trên các góc độ với các nhu cầu bức bách của xã hội như:

- Nhu cầu của nông dân nông thôn. - Yêu cầu của công tác khuyến nông.

- Và cụ thể hơn là: các phương pháp khuyến nông áp dụng, các công cụ đã sử dụng, xem xét mức độ phù hợp với trình độ dân trí, từng tiểu vùng cụ thể, những kỹ thuật, ...

Từ những phân tích trên đây, công tác khuyến nông ở huyện Nam Đàn chưa có một tổ chức hoặc cá nhân nào chính thức tổng hợp, để xem xét và đưa ra các giải pháp mang tính lâu dài. Hy vọng đề tài sẽ góp phần nhỏ để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác khuyến nông của huyện trong thời gian tới.

CHƯƠNG II – NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu các lý luận cơ bản về khuyến nông, mô hình khuyến nông, hiệu quả và hiệu quả kinh tế.

Nghiên cứu kết quả và HQKT của các mô hình khuyến nông đã triển khai rên địa bàn huyện Nam Đàn trong thời gian gần đây.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT của các mô hình trình diễn trong khuyến nông ở huyện Nam Đàn để từ đó đề xuất một số giải pháp.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình trình diễn trong khuyến nông ở huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 32 - 33)