4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến HQKT của các mô hình
3.5.1. Ảnh hưởng của thời tiết
Từ những đặc thù của sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên cho nên yếu tố thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm nông nghiệp và đương nhiên cũng ảnh hưởng HQKT của các mô hình trình diễn. Trong quá trình thực hiện mô hình nếu gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, con khiến cho chúng không phát triển và cho năng suất bình thường. Như mô hình trồng lạc cao sản Sán Dầu 30, xét về mặt lý thuyết năng suất của cây lạc có thể đạt 53 tạ/ha nhưng ở đây năng suất cao nhất chỉ đạt 185 kg/sào tương đương với 37 tạ/ha. Mô hình nuôi gà an toàn sinh học do gặp thời tiết nắng nóng dẫn đến số gà bị chết trong giai đoạn đó tăng, quá trình phát triển bị cản trở.
3.5.2. Yếu tố đầu vào
Yếu tố đầu vào trong sản xuất bao gồm công lao động, các chi phí khác bao gồm nhiều loại như chi phí sản xuất chung, chi phí nguyên vật liệu, thiết bị, thông tin,… việc hạch toán một cách cụ thể và chính xác chi phí sản xuất là rất khó khăn. Mặt khác ảnh hưởng của thị trường đến các yếu tố đầu vào như biến động giá cả, trượt giá gây khó khăn cho xác định đúng chi phí đầu vào, ảnh hưởng đến việc đầu tư các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm.
Giá trị sản phẩm nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào giai đoạn sau thu hoạch. Quá trình bảo quản và chế biến sản phẩm được tốt thì chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá trị hàng hóa được nâng cao. Có được sản phẩm tốt thị trường dễ dàng chấp nhận, ngược lại thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển sản xuất và hiệu quả của quá trình sản xuất. Cùng một sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ ở các thị trường khác nhau sẽ có giá trị hàng hóa khác nhau. Như vậy cùng một sản phẩm hàng hóa mà thị trường thuận lợi sẽ có giá trị hàng hóa cao hơn. Mặt khác có cùng một sản phẩm hàng hóa, tiêu thụ cùng một thị trường nhưng ở các thời điểm khác nhau cũng sẽ có được giá trị hàng hóa khác nhau. Xuất phát từ những từ sự phân tích trên đây cho thấy hiệu quả của quá trình sản xuất nói chung, sản xuất mô hình nói riêng chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố đầu ra và thị trường tiêu thụ. Nhìn chung các sản phẩm sản xuất ra từ những mô hình trên địa bàn huyện Nam Đàn đều được bán một cách tự do, do thương nhân thu mua, do vậy giá cả không kiểm soát được, tư thương có thể ép giá đối với bà con nông dân, do vậy giá cả thấp hơn so với các vùng khác. Việc giá cả sản phẩm sản xuất ra thấp, khiến tổng thu nhập bị suy giảm dẫn đến việc giảm HQKT.
3.5.4. Ảnh hưởng của áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến HQKT của mô hình HQKT của mô hình
- Ảnh hưởng của giống: các mô hình trình diễn thực hiện trên cùng địa bàn mà được sử dụng các loại giống khác nhau sẽ thu được năng suất và sản lượng khác nhau. Từ đó GO, VA thu được trên một đơn vị diện tích hoặc 1 đồng chi phí sẽ khác nhau trong một quá trình thực hiện mô hình. Vậy hiệu quả của các mô hình đem lại sẽ khác nhau.
- Ảnh hưởng của các kỹ thuật đến HQKT mô hình trình diễn: cùng một cây trồng, một con gia súc được bố trí sản xuất ở cùng một thời gian và không gian giống nhau nếu được áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác nhau thì năng suất và sản lượng thu được cũng khác nhau. Các mô hình sản xuất mà đầu vào giống nhau cho năng suất và sản lượng khác nhau thì hiệu quả của các mô hình có khác nhau.
Khả năng tài chính và nguồn lực của các nông hộ là những yếu tố rất cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện mô hình, ảnh hưởng đến năng suất và kết quả thu được của mô hình. Những nông hộ có đủ khả năng tài chính sẽ đầu tư đạt mức quy trình kỹ thuật và đủ lao động sẽ triển khai mô hình kịp thời vụ. Tất cả những yếu tố đó đều quyết định đến hiệu quả mô hình.
3.6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông thông qua xây dựng và thực hiện các mô hình
3.6.1. Hoàn thiện chính sách khuyến nông
- Chính sách hỗ trợ đầu vào:
Hiện nay do một số vùng tỷ lệ hộ nghèo còn cao, việc xây dựng mô hình phải được tiến hành nhiều nơi, nhiều vùng với nhiều đối tượng khác nhau. Đặc biệt đối với mô hình khuyến nông cần xây dựng ở những nơi kinh tế còn kém phát triển để từ đó tạo đà phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng, vì vậy việc hỗ trợ các yếu tố đầu vào để xây dựng các mô hình khuyến nông là yếu tố cần thiết. Nhà nước cần hỗ trợ một phần các nguồn lực đầu vào như hỗ trợ các giống năng suất cao, vật tư nông nghiệp,… Nhà nước có thể thông qua các đơn vị dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp cho các nông hộ vay các yếu tố đầu vào và chi trả sau khi thu hoạch. Hiện nay đã công tác đó đã được tiến hành song số lượng vẫn còn hạn hẹp, cần tăng cường chi phí hỗ trợ cho các nông hộ để xây dựng các mô hình khuyến nông đạt hiệu quả cao nhất.
- Chính sách đầu ra, chính sách Marketing:
Trong giai đoạn hiện nay khi nguồn lương thực phẩm đã cung cấp đủ cho nhu cầu tiêu dùng sẵn có trong gia đình thì việc mở rộng sản xuất sản phẩm hàng hóa là điều tất yếu. Tuy vậy thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm đó lại đang bị thả nổi, nông dân thường gặp phải tình trạng “được mùa thì mất giá”, sản phẩm làm ra không có thị trường tiêu thụ hoặc bị tư thương ép giá khiến cho hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp nói chung và các mô hình nói riêng bị giảm đi. Vì vậy nhà nước cần có các chính sách về thu mua nông sản, giá cả nông sản,… Thông qua các cơ sở chế biến nông sản phải ưu tiên bao tiêu nông sản ở các vùng sản
xuất sản phẩm hàng hóa, vùng nguyên liệu. Có được chính sách đầu ra hợp lý mới kích thích sự phát triển sản xuất của vùng, mới đảm bảo tính bền vững và lan tỏa của các tiến bộ KHKT, các mô hình khuyến nông. Nhà nước ban hành các chính sách về Marketing để không ngừng tăng cường chất lượng sản phẩm, ổn định và tăng giá nông sản cổng trại, nhằm bảo vệ quyền lợi cho các nông hộ thực hiện mô hình trình diễn khuyến nông nói riêng và các nông hộ sản xuất nông nghiệp nói chung.
- Chính sách đối với cán bộ khuyến nông:
Để khuyến khích, động viên kịp thời cán bộ khuyến nông làm tốt công tác của mình cần phải có những chính sách hỗ trợ, động viên, khuyến khích kịp thời cả về vật chất lẫn tinh thần. Động viên cán bộ an tâm công tác, không ngừng nâng cao năng lực, phục vụ hết mình đối với công tác khuyến nông, công tác chuyển giao KHKT đến với bà con nông dân.
Ngoài ra còn có các chính sách về vốn, chính sách về giá… và nói chung hệ thống chính sách càng hoàn chỉnh thì càng góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn.
3.6.2. Công tác khuyến nông kết hợp, lồng ghép với các hoạt động của tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội
Xuất phát từ môi trường hoạt động là “nông nghiệp – nông dân – nông thôn”, ở đó có các tổ chức xã hội như là: tổ chức đoàn thanh niên, tổ chức phụ nữ, nông dân, hội cựu chiến binh… Công tác khuyến nông chủ yếu là chuyển tải những tiến bộ KHKT đến với nông dân, nông thôn và thu thập những thông tin phản hồi, kinh nghiệm sản xuất giỏi… Do vậy muốn nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông nói chung, hiệu quả các chương trình nói riêng, phải phối hợp kết hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương. Công tác khuyến nông có thể thông qua các tổ chức chính trị - xã hội mà chuyển giao một cách có hiệu quả.
3.6.3. Đổi mới, sử dụng đồng bộ các phương pháp khuyến nông và lựa chọn các kỹ thuật phù hợp
Ở mỗi vùng khác nhau trình độ dân trí của người dân sẽ khác nhau, khả năng tiếp thu các tiến bộ KHKT của người dân sẽ khác nhau, khả năng kinh tế của các nông hộ cũng khác nhau. Do vậy việc vận dụng các phương pháp khuyến nông phải đồng bộ và phù hợp với các đặc điểm, trình độ dân trí là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác khuyến nông tại các vùng đó. Vì vậy ở mỗi khu vực khác nhau cần áp dụng các phương pháp khuyến nông khác nhau.
3.6.4. Tăng cường năng lực công tác khuyến nông
Năng lực công tác khuyến nông bao gồm trí lực vật lực, có nghĩa là cán bộ khuyến nông ngoài việc được đào tạo cơ bản về KHKT nông lâm nghiệp, được trang bị đầy đủ các phương pháp khuyến nông thì cần phải có các trang bị về cơ sở vật chất kỹ thuật, các phương tiện để phục vụ công tác.
Do đặc điểm, tính chất công việc là chuyển giao kỹ thuật bằng nhiều phương pháp khác nhau do đó phải có được các công cụ phục vụ cho việc ghi chép, nghe nhìn và làm công tác truyền thông.
Cán bộ khuyến nông cần phải đào tạo và đào tạo lại để đáp ứng ngày càng tốt hơn đòi hỏi của nông dân - nông nghiệp - nông thôn. Cán bộ khuyến nông cần phải được đầy đủ các phương pháp khuyến nông, ngoài ra còn phải am hiểu phong tục tập quán của người nông dân từng khu vực trên địa bàn. Cán bộ khuyến nông phải biết lắng nghe, cùng với nông dân phân tích và phát hiện những khó khăn, nhu cầu của nông dân nông thôn. Tóm lại cán bộ khuyến nông phải đảm bảo tiêu chuẩn 3 biết “biết làm – biết nói – biết viết”.
Muốn đáp ứng yêu cầu công tác khuyến nông, người cán bộ khuyến nông hàng năm phải có các chương trình đào tạo, đào tạo lại từ cấp tỉnh, huyện cho đến các thôn xóm. Công tác đào tạo phải được tổ chức thường xuyên, liên tục và có chất lượng, đảm bảo cán bộ khuyến nông theo kịp các tiến bộ KHKT.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Các mô hình sản xuất nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi đều mang lại HQKT cao. Các mô hình đều phù hợp với điều kiện của địa phương và được bà con nông dân tích cực hưởng ứng.
Công tác khuyến nông trên địa bàn huyện hoạt động đạt hiệu quả cao, năng lực cán bộ khuyến nông tương đối đồng đều, lực lượng cán bộ chuyên trách khuyến nông cấp xã đều có trình độ (đại học chiếm 8,3%, trung cấp chiếm 91,7%).
Chính quyền địa phương đã quan tâm đầu tư hỗ trợ đối với sản xuất nông nghiệp, coi nông nghiệp sản xuất sản phẩm hàng hóa là thế mạnh trong phát triển kinh tế của địa phương.
Mô hình trồng lạc Sán Dầu tuy gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi nhưng cũng đã cho năng suất và đạt HQKT cao. Qua đó mô hình đã được nhân rộng, đại đa số diện tích trồng lạc đã chuyển sang sản xuất giống lạc Sán Dầu 30, đưa năng suất và sản lượng lạc trên địa bàn huyện không ngừng được nâng cao (từ năm 2006 đến năm 2008 diện tích trồng lạc tăng 52 ha, năng suất lạc tăng 5,37 tạ/ha).
Mô hình trồng cà chua chất lượng cao mang lại HQKT cao hơn hẵn so với các loại cây rau màu khác, kể cả so với trồng lạc Sán Dầu 30.
Mô hình nuôi gà an toàn sinh học cho thấy đây là giống gà phù hợp với điều kiện nắng nóng của địa phương, điều kiện nuôi dễ dàng, đây là giống gà có thể thay thế các giống gà đang nuôi kém hiệu quả trên địa bàn huyện Nam Đàn.
Các hộ nông dân sau khi tham gia mô hình đều mong muốn được mở rộng sản xuất nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình.
2. Những tồn tại của đề tài
- Đề tài mới chỉ nghiên cứu được trong phạm vi 3 mô hình trình diễn chưa mở rộng được phạm vi nghiên cứu trên toàn huyện.
- Do thời gian và kiến thức có hạn do đó đề tài chỉ mới đánh giá được HQKT của mô hình qua các thông số GO, IC, VA. Chưa đi sâu thêm vào các chỉ tiêu khác, trong chỉ tiêu IC đề tài mới chỉ quan tâm đến các chi phí mà người dân trực tiếp phải bỏ ra trên điểm sản xuất của mình, chưa tính đến các chi phí khác như công lao động gia đình, nguồn phân hữu cơ, các chi phí đồng ruộng khác.
3. Khuyến nghị
Đối với nông hộ
Không ngừng học hỏi nâng cao khả năng hiểu biết của mình, khả năng tiếp cận với các tiến bộ KHKT mới. Áp dụng các tiến bộ khoa học vào quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất và sản lượng.
Tìm hiểu thị trường để không sản xuất một cách ồ ạt, tạo sự dư thừa cho sản phẩm.
Tăng cường đầu tư các yếu tố đầu vào trong sản xuất một cách hợp lý để năng suất sản xuất nông nghiệp đạt mức có thể.
Đối với chính quyền địa phương:
Cần tăng cường hơn nữa công tác hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong công tác xây dựng các mô hình trình diễn áp dụng các giống mới, các biện pháp KHKT mới để có thể xác định đúng sự phù hợp của nó đối với tình hình sản xuất của địa phương.
Tăng cường hơn nữa năng lực của cán bộ địa phương, cán bộ khuyến nông, cán bộ cơ sở. Thường xuyên kiểm tra giám sát quá trình thực hiện các chương trình dự án để phát hiện sớm các vấn đề và có giải pháp khắc phục.
Cần quy hoạch cụ thể các vùng sản xuất sản phẩm hàng hóa.
Tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp sản xuất trên địa bàn, liên kết với các cơ sở chế biến nông sản để bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
Đối với nhà nước
Hoàn thiện các chính sách về khuyến nông, về đầu tư hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, các chính sách đối với cán bộ khuyến nông.
Có các chính sách điều tiết vĩ mô đối với sản xuất nông nghiệp, các chính sách về giá cả nông sản hàng hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bế Đình Hưng. Hiệu quả kinh tế các mô hình trình diễn thực hiện công tác
khuyến nông và khuyến lâm ở tỉnh Cao Bằng. Luận văn thạc sỹ khoa học kinh
tế. ĐH NN I hà nội
2. Danh từ kinh tế, 1987 NXB sự thật
3. Hoàng Văn Sơn. Giáo trình khuyến nông học 4. Kinh tế học vi mô. NXB Giáo dục 1997 5. Kinh tế học vĩ mô. NXB giáo dục 1997
6. Niên giám thống kê huyện Nam Đàn 2006, 2007, 2008.
7. Nguyễn Bá Trung (2008). Đánh giá HQKT của cây chè ở huyện thanh chương
Nghệ An. Khóa luận tốt nghiệp
8. Nguyễn Duy Hoan, Tống Khiêm (2007). Tài liệu tập huấn khuyến nông. Nxb Nông Nghiệp
9. Nguyễn Văn Long (2008). Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây vụ
đông tại xã Yên Đồng huyện Yên Lý tỉnh Nam Định. Khóa luận tốt nghiệp.
10. Nguyễn Thị Tiếng (2007). Bài giảng kinh tế hộ và trang trại.
11. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001). Phương pháp nghiên cứu xã hội
học. Nxb đại học quốc gia Hà Nội
12. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997). Kinh tế nông nghiệp. NXB Nông nghiệp.
PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG HỘ
Mã số: ………..
Phiếu số...
Người phỏng vấn:...
Họ và tên người được phỏng vấn:...
Tuổi:... Giới tính: Nam/Nữ Địa điểm phỏng vấn: Xóm...xã...huyện...