Mô hình nuôi gà an toàn sinh học

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình trình diễn trong khuyến nông ở huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 48 - 51)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.4.3. Mô hình nuôi gà an toàn sinh học

Trong những năm gần đây trên địa bàn huyện Nam Đàn ngành chăn nuôi phát triển mạnh từ hộ gia đình cho đến các trang trại. Nhiều mô hình chăn nuôi hình thành có hiệu quả, giá trị chăn nuôi tăng bình quân hàng năm đạt 13%, tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi đạt 241.72 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 43.12% tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp. Đến nay toàn huyện có 225 trang trại chăn nuôi và kết hợp chăn nuôi, trong đó có 47 trang trại chăn nuôi có quy mô 2 ha trở lên được UBND huyện phê duyệt. Bình quân hàng năm có 35012 hộ gia đình chăn nuôi, trong đó có khoảng hơn 700 hộ chăn nuôi tập trung. Các hộ chăn nuôi các loài như lợn, bò, gia cầm,… trong đó chăn nuôi gia cầm đang có những bước tiến đáng kể nhất là chăn nuôi gà. Tuy nhiên mấy năm lại đây giống gà chủ yếu được

nuôi phổ biến là một số giống như: gà Tam Hoàng, Lương Phượng,… là những giống gà phù hợp với việc chăn thả tự do hoặc theo hướng bán thâm canh nhưng cho năng suất tương đối thấp và thời gian nuôi kéo dài, đầu tư lớn vì thế HQKT không cao. Hơn nữa hiện nay dịch cúm gia cầm vẫn đang là mối đe dọa đối với những hộ chăn nuôi gia cầm. Vì vậy việc tăng năng suất, rút ngắn thời gian nuôi trong chăn nuôi gia cầm là một điều cần thiết. Trong năm 2007, trạm khuyến nông Nam Đàn đã xây dựng mô hình “chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học” với giống gà Kabir.

Quy mô thực hiện mô hình gồm 10 hộ với 3.400 con gà giống. Địa điểm thực hiện tại xã Nam Lĩnh – huyện Nam Đàn. Thời gian thực hiện mô hình từ ngày 10/05 – 20/07/2007.

Do được sự kiểm tra liên tục của cán bộ chỉ đạo cùng với sự cố gắng chăm sóc của những hộ thực hiện mô hình nên mặc dù gà được nuôi trong điều kiện thời tiết khắc nhiệt nhưng gà vẫn phát triển tốt và tỷ lệ chết thấp (4%).

Trong qua trình sản xuất mô hình hầu như các hộ đều sử dụng nguồn lao động gia đình, chỉ có 4 hộ thuê một số lao động ngoài với tổng cộng 26 công lao động. Tổng số gà của 4 hộ này nuôi là 1.900 con gà giống.

Kết quả sản xuất mô hình được thể hiện qua bảng 3.11

Bảng 3.11: Kết quả mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học

Tính cho 100 con gà

TT Diễn giải Đơn vị

tính

Số lượng Đơn giá (Đồng)

Thành tiền (Đồng)

1 Giống con 100 6.000 600.000 2 Thức ăn

- 0 – 3 tuần tuổi

- Tuần 4 – xuất chuồng

Kg 65,882 552,941 6.000 5.400 395.292 2.985.881 3 Thuốc thú y 172.059

4 Công lao động thuê ngoài Công 1,37 50.000 68.500

Tổng cộng 4.221.732

5 Trọng lượng xuất chuồng/con Kg 2,07 30.000 62.100

6 Sản lượng tổng đàn Kg 207 30.000 6.210.000

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra nông hộ năm 2009

Như vậy nếu hộ gia đình nuôi 100 con gà với tỷ lệ sống 96% trong vòng 60 – 70 ngày thì sẽ có tổng thu nhập là 5.961.600 đồng, trong đó lãi ròng của các hộ sản xuất khi bỏ qua công lao động gia đình sẽ là:

5.961.600 – 4.221.732 = 1.739.868 đồng.

Trong sản xuất mô hình này bình quân mỗi hộ nuôi 340 con gà vậy bình quân mỗi hộ sẽ có lãi ròng là 5.915.551 đồng chưa tính lao động gia đình.

Hiệu quả kinh tế mô hình được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.12: Hiệu quả kinh tế mô hình nuôi gà an toàn sinh học Tính cho 100 con gà giống

TT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

1 Sản lượng 100 con gà giống Kg 207

2 Trên 100 con gà giống GO IC VA Đồng Đồng Đồng 5.961.600 4.221.732 1.739.868 3 Trên 1000 đồng chi phí

GO/IC VA/IC Lần Lần 1,412 0,412

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ

Như vậy trong sản xuất mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học nếu người nông dân bỏ ra 1 đồng chi phí thì sẽ thu về được 1,412 đồng trong đó lãi ròng thu được nếu bỏ qua công lao động gia đình sẽ là 0,412 đồng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình trình diễn trong khuyến nông ở huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 48 - 51)