Một số mô hình trình diễn khuyến nông trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình trình diễn trong khuyến nông ở huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 42)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.4. Một số mô hình trình diễn khuyến nông trên địa bàn huyện

3.4.1. Mô hình trồng và thâm canh lạc Sán Dầu 30

Nam Đàn là huyện có diện tích trồng lạc đứng thứ 3 trong toàn tỉnh với diện tích hàng năm luôn hơn 1800ha. Nhưng năng suất chỉ đạt từ 1,6-2,0 tấn/ha, chủ yếu là sản xuất các giống Sen Nghệ An, Sen lai, V79, L14… các giống này đã qua nhiều năm gieo trồng nên một số giống bắt đầu có biểu hiện thoái hóa kể cả sinh trưởng và năng suất. Để thay đổi dần các giống kém hiệu quả, nhằm tăng năng suất và sản lượng lạc trên địa bàn huyện, tương xứng với tiềm năng sẵn có ở địa phương. Năm 2007, Trạm khuyến nông Nam Đàn đã xây dựng mô hình “trồng và thâm canh giống lạc cao sản Sán Dầu 30” có che phủ nilon vào vụ xuân 2007. Quy mô thực hiện mô hình là 41550 m2 lạc Sán Dầu với số hộ tham gia là 40 hộ.

Địa điểm thực hiện mô hình tại xóm 1 và xóm 3 – HTX Hùng Tiến 2 – xã Hùng Tiến – Nam Đàn. Thời gian thực hiện mô hình từ 20/01 – 25/05/2007. Lạc Sán Dầu 30 là giống lạc cao sản có thể cho năng suất đạt 53 tạ/ha. Giống lạc này đã được gieo trồng tại nhiều địa phương trên cả nước và đã thu được kết quả khá cao.

Kinh phí thực hiện mô hình do người dân tự đóng góp, trạm khuyến nông chỉ hỗ trợ về mặt kỹ thuật, tổ chức tập huấn và kiểm tra thường xuyên quá trình thực hiện mô hình.

Mức đầu tư cho mô hình trồng lạc được thể hiện qua bảng 3.4: Bảng 3.4: Mức đầu tư cho mô hình trồng lạc Sán dầu 30

Đơn vị tính: Sào (500 m2)

TT Chỉ tiêu Đơn vị

tính

số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) 1 Mức đầu tư Giống kg 11,227 20.000 224.540 Phân NPK (3-9-6) kg 44,625 2.100 93.712 Vôi kg 26,875 600 16.125 Thuốc BVTV lọ 1,9 10.000 19.000 Nilon kg 5 27.000 135.000 tổng 488.377

2 Năng suất Kg/sào 168,125 11.000 1.849.375

3 Sản lượng Kg 13.634,9

4

11.000 149.984.31 2,5

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ

Dựa vào bảng ta thấy với mức đầu tư 488.377 đồng trên một sào trồng lạc Sán Dầu 30 trong khi năng suất đạt 168,125kg/sào. Như vậy nếu người nông dân trồng một sào lạc với nguồn phân hữu cơ của gia đình và sử dụng nguồn lao động

gia đình sẽ thu được lãi ròng là: 1.849.375 – 488.377 = 1.360.998đồng, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa cũng như các loại cây trồng khác. Điển hình trong những hộ sản xuất mô hình có ông Phan Bá Tửu đã đạt năng suất 185 kg/sào.

Sau khi mô hình được thực hiện, với hiệu quả kinh tế mà nó mang lại, người dân huyện Nam Đàn đã hưởng ứng tích cực, hầu hết diện tích trồng lạc đã chuyển sang sản xuất giống lạc Sán Dầu 30. Đưa năng suất lạc trên địa bàn huyện từ 17,01 tạ/ha năm 2006 lên đến 22,38 tạ/ ha năm 2008, tăng 131,57%.

Bảng 3.5: Tình hình sản xuất lạc qua các năm trên địa bàn huyện Nam Đàn

Năm 2005 2006 2007 2008

Diện tích (ha) 1931,9 1932,2 1975,1 1984

Năng suất (tạ/ha) 16,63 17,01 22,28 22,38

Sản lượng (tạ) 3211,2 3287 4177 4442

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Đàn

Qua bảng cho ta thấy diện tích trồng lạc năm 2008 là 1984 ha tăng 52,1 ha so với năm 2005, năng suất tăng từ 16,63 tạ/ ha năm 2005 lên đến 22,38 tạ/ha năm 2008, tăng 134,58%. Có được kết quả như vậy do phần lớn diện tích trồng lạc trên địa bàn huyện trước đây trồng các giống địa phương như lạc Sen Nghệ An, lạc L14,… thì hiện nay người trồng lạc đã chuyển sang sản xuất lạc Sán Dầu 30, giống lạc Sán Dầu 30 gần như phủ kín diện tích đất trồng lạc trên địa bàn huyện Nam Đàn.

Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng lạc được thể hiện quả bảng 3.6

Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng và thâm canh lạc Sán Dầu 30

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị

1 Năng suất Kg/sào 180

2 Trên một sào gieo trồng GO IC VA Đồng Đồng Đồng 1.849.375 488.377 1.360.998 3 Trên 1000 đồng chi phí GO/IC VA/IC Lần Lần 3,79 2,79

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra nông hộ

Qua bảng cho ta thấy trong sản xuất lạc Sán Dầu 30 nếu người nông dân bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ thu về 3,79 đồng trong đó lãi ròng là 2,79 đồng. 1 sào trồng lạc Sán Dầu 30 nếu bỏ qua không tính công lao động và nguồn phân hữu cơ thi thu được lãi ròng là 1.360.998 đồng. Đây là mức thu nhập khá cao trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên mô hình vẫn chưa đạt được kết quả cao nhất bởi theo lý thuyết giống lạc cao sản Sán Dầu 30 có thể đạt năng suất 53 tạ/ha tức 265 kg/sào. Trong quá trình sản xuất mô hình thời tiết diễn ra không thuận lợi, trong đầu kỳ thực hiện mô hình đã gặp hạn kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lạc. Mặt khác do trên địa bàn chưa có cơ sở chế biến lớn do đó sản phẩm sản xuất ra thị trường không ổn định, đầu ra của sản phẩm đều do tư thương thu mua do vậy người dân bị ép giá, sản phẩm sản xuất ra khó bán khiến cho hiệu quả kinh tế của mô hình bị giảm sút.

3.4.2. Mô hình trồng cà chua chất lượng cao

Hàng rau quả là một thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa của huyện Nam Đàn, hiện nay Nam Đàn đang đứng thứ 2 trong toàn tỉnh, chỉ đựng sau Quỳnh Lưu về sản xuất rau quả hàng hóa cung cấp cho thị trường thành phố Vinh. Tình hình sản xuất rau quả hàng hóa của huyện Nam Đàn được thể hiện qua bảng 3.7:

Bảng 3.7: Tình hình sản xuất rau ở huyện Nam Đàn qua các năm

Năm 2005 2006 2007 2008

Diện tích 1868 2891 3253 3128

Năng suất 94,8 132,95 105,95 95,56

Sản lượng 27118 39632 34474 29892

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Đàn

Năm 2008 diện tích và năng suất rau quả đều giảm là do đầu năm thị trường biến động, rau quả sản xuất ra không tiêu thụ hết, rau quả mất giá do đó người dân hạn chế sản xuất, diện tích sản xuất rau quả trên địa bàn huyện bị giảm sút. Mặt khác do điều kiện thời tiết diễn biến bất thường, tình hình mưa bão đã khiến cho năng suất và sản lượng rau quả trên địa bàn huyện bị giảm.

Mặc dù đang đứng thứ 2 trong toàn tỉnh về sản xuất rau quả hàng hóa trong đó có cây cà chua nhưng do giống cà chua ở địa phương chất lượng và năng suất còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường. Do vậy để tăng năng suất và chất lượng của cây cà chua, đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như tăng thu nhập cho người dân trồng cà chua trạm khuyến nông Nam Đàn đã xây dựng “mô hình trồng cà chua chất lượng cao” trong vụ xuân năm 2008.

Địa điểm thực hiện mô hình tại xã xóm 1 – xã Xuân Lâm. Quy mô thực hiện mô hình là 2 ha với 23 hộ tham gia. Đây là năm đầu tiên đưa mô hình cà chua chất lượng cao vào địa bàn huyện do vậy mặc dù kinh phí thực hiện mô hình do dân đóng góp nhưng được HTX cho vay vật tư và được cấp ngay tại ruộng. Mặt khác HTX đã hỗ trợ kinh phí mượn đất và các vật tư khác để làm vườn ươm.

Thời gian thực hiện mô hình từ ngày 20/02/2008 – 05/07/2008. Do được chăm sóc tốt và có sự kiểm tra thường xuyên của cán bộ chỉ đạo nên cây cà chua phát triển tốt.

Kết quả của mô hình trồng cà chua chất lượng cao được thể hiện qua bảng 3.8: Bảng 3.8: Kết quả mô hình trồng cà chua chất lượng cao

Đơn vị tính: sào (500 m2)

TT Diển giải Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (Đồng/kg) Thành tiền (Đồng) 1 Giống Kg 75.500 2 Phân Đạm kg 17,35 7.800 135.300 3 Lân Kg 33,57 3.200 107.424 4 Kali Kg 17,26 9.300 160.500 5 Thuốc BVTV Lọ 2 10.000 20.000

6 Choái cây Cái 810 200 162.000

Tổng 660.724

7 Năng suất Kg/sào 1182,6 2.200 2.601.720

Nguồn: tổng hợp phiếu điều tra

Những hộ sản xuất mô hình ở đây đều sử dụng phân hữu cơ có sẵn trong gia đình cũng như nguồn lao động sẵn có. Do vậy nếu bỏ qua không tính giá trị nguồn phân hữu cơ cũng như nguồn lao động gia đình thì đối với hộ sản xuất trong mô hình với mỗi sào trồng cà chua chất lượng cao sẽ thu về lãi ròng là 2.601.720đ

– 660.724đ = 1.940.996 đồng. Đối với hộ sản xuất nông nghiệp thì mức lãi ròng như vậy là điều đáng để tính đến. Với mức lãi ròng là 1.940.996 đồng thì so với trồng lúa đã cao gấp hơn 2 lần. Với mức đầu tư tương ứng, 1 sào trồng lúa lãi ròng khoảng 800.000 đồng, vậy so với trồng lúa với cùng diện tích, cùng mức đầu tư, 1 sào trồng cà chua chất lượng cao sẽ lãi gấp 2.4 lần.

Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cà chua chất lượng cao được thể hiện qua bảng 3.9.

Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế mô hình trồng cà chua chất lượng cao

TT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

1 Năng suất Kg/sào 1182,6

2 Trên một sào gieo trồng GO IC VA Đồng Đồng Đồng 2.601.720 660.724 1.940.996 3 Trên 1000 đồng chi phí GO/IC VA/IC Lần Lần 3,94 2,94

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ

Dựa vào bảng ta thấy trong mô hình trồng cà chua chất lượng cao nếu người nông dân bỏ ra một đồng chi phí sẽ thu về được 3.94 đồng và sẽ có lợi nhuận là 2.94 đồng. Ở đây chi phí sản xuất không tính đến giá trị của nguồn phân hữu cơ và chi phí thuê lao động bởi vì 2 nguồn lực này gia đình tự có và không phải bỏ tiền ra mua.

Như vậy nếu so sánh với mô hình trồng lạc thì mô hình trồng cà chua chất lượng cao sẽ thu lãi cao hơn. So sánh giữa 2 mô hình được thể hiện qua bảng 3.10:

Bảng 3.10: So sánh hiệu quả giữa mô hình trồng lạc Sán Dầu và mô hình trồng cà chua:

TT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị Tỷ lệ II/I (%) Mô hình trồng lạc

Sán dầu 30 (I)

Mô hình cà chua chất lượng cao (II)

1 Năng suất Kg/sào 180 1182,6

2 Trên một sào gieo trồng GO IC VA Lần Lần Lần 1.849.375 488.377 1.360.998 2.601.720 660.724 1.940.996 140,68 135,29 142,62 3 Trên 1000 đồng chi phí GO/IC VA/IC Lần Lần 3,79 2,79 3,94 2,94 103,96 105,38

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ

Như vậy mặc dù chi phí của mô hình trồng cà chua chất lượng cao cao hơn so với chi phí của mô hình trồng lạc Sán Dầu 30 là 135.29% nhưng lợi nhuận của nó lại cao hơn đến 142.62%. Điều đó cho thấy trồng cà chua chất lượng cao sẽ thu lợi nhuận cao hơn nhiều so với trồng lạc. Do vậy ở những vùng đất có điều kiện thích hợp với cây cà chua nhưng vẫn đang trồng lạc hoặc các loại cây khác có thể chuyển sang trồng cây cà chua để thu về lợi nhuận cao, tạo việc làm và cải thiện đời sống cho người nông dân.

3.4.3. Mô hình nuôi gà an toàn sinh học

Trong những năm gần đây trên địa bàn huyện Nam Đàn ngành chăn nuôi phát triển mạnh từ hộ gia đình cho đến các trang trại. Nhiều mô hình chăn nuôi hình thành có hiệu quả, giá trị chăn nuôi tăng bình quân hàng năm đạt 13%, tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi đạt 241.72 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 43.12% tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp. Đến nay toàn huyện có 225 trang trại chăn nuôi và kết hợp chăn nuôi, trong đó có 47 trang trại chăn nuôi có quy mô 2 ha trở lên được UBND huyện phê duyệt. Bình quân hàng năm có 35012 hộ gia đình chăn nuôi, trong đó có khoảng hơn 700 hộ chăn nuôi tập trung. Các hộ chăn nuôi các loài như lợn, bò, gia cầm,… trong đó chăn nuôi gia cầm đang có những bước tiến đáng kể nhất là chăn nuôi gà. Tuy nhiên mấy năm lại đây giống gà chủ yếu được

nuôi phổ biến là một số giống như: gà Tam Hoàng, Lương Phượng,… là những giống gà phù hợp với việc chăn thả tự do hoặc theo hướng bán thâm canh nhưng cho năng suất tương đối thấp và thời gian nuôi kéo dài, đầu tư lớn vì thế HQKT không cao. Hơn nữa hiện nay dịch cúm gia cầm vẫn đang là mối đe dọa đối với những hộ chăn nuôi gia cầm. Vì vậy việc tăng năng suất, rút ngắn thời gian nuôi trong chăn nuôi gia cầm là một điều cần thiết. Trong năm 2007, trạm khuyến nông Nam Đàn đã xây dựng mô hình “chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học” với giống gà Kabir.

Quy mô thực hiện mô hình gồm 10 hộ với 3.400 con gà giống. Địa điểm thực hiện tại xã Nam Lĩnh – huyện Nam Đàn. Thời gian thực hiện mô hình từ ngày 10/05 – 20/07/2007.

Do được sự kiểm tra liên tục của cán bộ chỉ đạo cùng với sự cố gắng chăm sóc của những hộ thực hiện mô hình nên mặc dù gà được nuôi trong điều kiện thời tiết khắc nhiệt nhưng gà vẫn phát triển tốt và tỷ lệ chết thấp (4%).

Trong qua trình sản xuất mô hình hầu như các hộ đều sử dụng nguồn lao động gia đình, chỉ có 4 hộ thuê một số lao động ngoài với tổng cộng 26 công lao động. Tổng số gà của 4 hộ này nuôi là 1.900 con gà giống.

Kết quả sản xuất mô hình được thể hiện qua bảng 3.11

Bảng 3.11: Kết quả mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học

Tính cho 100 con gà

TT Diễn giải Đơn vị

tính

Số lượng Đơn giá (Đồng)

Thành tiền (Đồng)

1 Giống con 100 6.000 600.000 2 Thức ăn

- 0 – 3 tuần tuổi

- Tuần 4 – xuất chuồng

Kg 65,882 552,941 6.000 5.400 395.292 2.985.881 3 Thuốc thú y 172.059

4 Công lao động thuê ngoài Công 1,37 50.000 68.500

Tổng cộng 4.221.732

5 Trọng lượng xuất chuồng/con Kg 2,07 30.000 62.100

6 Sản lượng tổng đàn Kg 207 30.000 6.210.000

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra nông hộ năm 2009

Như vậy nếu hộ gia đình nuôi 100 con gà với tỷ lệ sống 96% trong vòng 60 – 70 ngày thì sẽ có tổng thu nhập là 5.961.600 đồng, trong đó lãi ròng của các hộ sản xuất khi bỏ qua công lao động gia đình sẽ là:

5.961.600 – 4.221.732 = 1.739.868 đồng.

Trong sản xuất mô hình này bình quân mỗi hộ nuôi 340 con gà vậy bình quân mỗi hộ sẽ có lãi ròng là 5.915.551 đồng chưa tính lao động gia đình.

Hiệu quả kinh tế mô hình được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.12: Hiệu quả kinh tế mô hình nuôi gà an toàn sinh học Tính cho 100 con gà giống

TT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

1 Sản lượng 100 con gà giống Kg 207

2 Trên 100 con gà giống GO IC VA Đồng Đồng Đồng 5.961.600 4.221.732 1.739.868 3 Trên 1000 đồng chi phí

GO/IC VA/IC Lần Lần 1,412 0,412

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ

Như vậy trong sản xuất mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học nếu người nông dân bỏ ra 1 đồng chi phí thì sẽ thu về được 1,412 đồng trong đó lãi ròng thu được nếu bỏ qua công lao động gia đình sẽ là 0,412 đồng.

3.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến HQKT của các mô hình3.5.1. Ảnh hưởng của thời tiết 3.5.1. Ảnh hưởng của thời tiết

Từ những đặc thù của sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên cho nên yếu tố thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm nông nghiệp và đương nhiên cũng ảnh hưởng HQKT của các mô hình trình diễn. Trong quá trình thực hiện mô hình nếu gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, con khiến cho chúng không phát triển và cho năng suất bình thường. Như mô hình trồng lạc cao sản Sán Dầu 30, xét về mặt lý thuyết năng suất của cây lạc có

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình trình diễn trong khuyến nông ở huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w