- Chiều dài và chiều rộng lá đòng: Đây là hai chỉ tiêu rất quan trọng nó phụ thuộc vào đặc tính di truyền của các giống, điều kiện canh tác và chế độ dinh
3.1.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá về giống, nó là kết quả tổng hợp của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng dưới tác động của các điều kiện ngoại cảnh cũng như các biện pháp kỹ thuật tác động. Năng suất lúa được cấu thành bởi 3 yếu tố: số bông/m2, số hạt chắc/bông và trọng lượng 1000 hạt. Ngoài ra năng suất còn chịu tác động của các yếu tố như : bông hữu hiệu, chiều dài bông, tổng số hạt/ bông, số hạt chắc /bông, mật độ hạt, chiều cao cây, chiều dài lá đòng. Vì vậy muốn tăng năng suất phải phải tác động tổng hợp đồng thời lên các tính trạng mà không làm ảnh hưởng đến nhau. Qua theo dõi về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống thí nghiệm thu được bảng sau:
Bảng 3.9.Các yếu tố cấu thành năng suất
Chỉ tiêu Giống Bông / khóm (bông) Bông /m2 (bông) Hạt /bông (hạt) Hạt chắc/ bông (hạt) Tỷ lệ lép (%) P1000hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) Đột Biến 6 3,27 168,67 269,22 216,37 20,20 22,67 79,94 70 Xuân Mai 12 5,67 283,33 152,73 98,32 32,50 26,51 73,16 60
IR 352 4,87 243,33 144,18 117,63 19,83 25,76 73,57 61 IR 50404 6,83 341,67 140,57 97,95 30,75 21,67 72,92 61,30 HT1 4,90 245 171,6 130,9 23,52 22,82 73,11 65,70 Tám Thơm ĐB(Đ/C) 5,03 251,67 178,8 145,63 15,94 18,79 68,89 54,67 CV% 6,90 7,0 6,70 6,80 3,60 LSD0,05 33,7 17,4 2,82 10,05 2,89
- Số bông/ m2 :Trong 3 yếu tố cấu thành năng suất lúa thì số bông/ m2 là yếu tố quan trọng nhất có tính chất quyết định và và ảnh hưởng sớm nhất đến năng suất trong tất cả các yếu tố cấu thành năng suất, số bông có thể đóng góp 74% năng suất của lúa. Số bông/ m2 được quyết định ở thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu, bởi nó được quyết định bởi số nhánh/m2 và tỷ lệ nhánh hữu hiệu số bông/m2 của các giống thí nghiệm thay đổi từ 168,67- 341,67 số bông/ m2, giống IR 50404 có số bông/ m2 cao nhất (341,67 cao hơn đối chứng 90 bông/m2). Giống Đột Biến 6 có số bông/ m2 thấp nhất (168,67 bông/ m2thấp hơn đối chứng 83 bông/ m2). Các giống còn lại có số bông/m2 lần lượt là: Xuân Mai: 283,33 bông/m2, IR352 243,33 bông/m2, HT1 là 245 bông/m2, Tám Thơm Đột Biến (Đ/C) 251,67 bông/m2 . Dựa vào bảng chúng tôi nhận thấy các giống thí nghiệm có hệ số biến động trung bình là 6,9% là LSD0,05 là 33,7, theo đó qua bảng 3.10 sự sai lệch giữa giống Đột Biến 6 và IR50404 là ý nghĩa nhất.
- Số hạt/bông: Số hạt/ bông là một đặc tính di truyền song cũng chịu tác động của điều kiện khí hậu, thời tiết. Số hạt/bông được quyết định khi cây lúa bắt đầu bước vào thời kỳ phân bào giảm nhiễm, số hạt/bông nhiều hay tuỳ thuộc vào số gié hoa phân hoá cũng như số gié hoa thoái hoa. Qua bảng số liêụ ta thấy giống Đột Biến 6 có số hạt/bông nhiều nhất là 269,22 cao hơn đối chứng 149,58 hạt. Giống IR 50404 có số hạt/bông thấp nhất là140,57 thấp đối chứng 29,23 hạt các giống còn lại đều có số hạt/bông thấp hơn đối chứng.
- Số hạt chắc/bông: Số hạt chắc/bông phụ thuộc số hạt trên bông và tỷ lệ thuận với năng suất thực thu. Số hạt chắc /bông càng nhiều thì khối lượng bông càng cao và năng suất cuối cùng càng tăng. Số hạt trên bông nhiều hay ít tuỳ thuộc vào số hoa phân hoá và số hoa thoái hoá. Điều đó có nghĩa, số hoa phân hoá càng nhiều và số hoa thoái hóa ít thì số hạt/bông cao. Ngoài ra, số hạt/bông còn chịu ảnh bởi các yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng, …Do đó nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến số hạt chắc / bông để ta có thể bố trí thời vụ hợp lý, bón thúc đòng đúng lúc có tác dụng xúc tiến quá trình phân hóa hoa nhằm tăng số hạt/bông. Số hạt chắc/bông được quyết định từ khi cây lúa bắt đầu phân hoá đòng tức là khoảng 32 ngày trước trổ đến sau trổ đều ảnh hưởng. Trong thí nghiệm số hạt chắc/bông dao động từ 97,95 - 216,37 hạt/bông, cao nhất là giống Đột Biến 6 (216,37 hạt), cao hơn đối chứng 70,74 hạt. Thấp nhất là giống IR50404 (97,95, thấp hơn đối chứng 47,68 hạt. Các giống còn lại đều có số hạt chắc / bông thấp hơn 47,68 hạt. Qua bảng 3.10 ta LSD là 17,4 có ý nghĩa ở tất cả các thí nghiệm, ý nghĩa nhất giữa giống Đột Biến 6 và IR50404.
-Tỷ lệ lép: Là chỉ tiêu phản ánh khả năng thụ phấn, thụ tinh và tích luỹ dinh dưỡng của cây lúa. Tỷ lệ lép là một đặc tính di truyền và chịu ảnh hưởng sâu sắc của các yếu tố thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, ...tác động lên cây lúa ở thời kỳ trổ, phơi màu, hình thành hạt và vào chắc. Vụ Đông Xuân, giai đoạn trổ mưa nhiều nên tỷ lệ hạt lép cao, cao nhất là giống Xuân Mai12 với tỷ lệ 32,5% và cao hơn đối chứng 8,98%, IR50404 với tỷ lệ 30,75% cao hơn đối chứng 7,23%, giống có tỷ lệ hạt lép thấp nhất là Tám Thơm Đột Biến (Đ/C) với 15,94%, các giống còn lại có tỷ lệ hạt lép dao động từ 19,83% - 23,52%.
- P1000 hạt: P1000 hạt là yếu tố cuối cùng quyết định năng suất nó suất, nóít biến động, chủ yếu phụ thuộc vào giống và chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh và tác động của con người. Trọng lượng hạt được cấu thành bởi hai yếu tố: trọng lượng vỏ trấu và trọng lượng hạt gạo.Trong thí nghiệm trọng lượng 1000 hạt dao động từ 18,79 g - 26,51g. Cao nhất là Xuân Mai12 là 26,51g cao hơn đối chứng 7,72g, thấp nhất là giống đối chứng với 18,79g. Các giống còn lại
đều có trọng lượng 1000 hạt cao hơn Đ/C. Đồng thời thí nghiệm có hệ số biến động 6,7% đây là độ lệch trung bình chấp nhận và LSD0,05 là 2,82 có ý nghĩa ở tất cả các công thức nhất là ở 2 công thức Xuân Mai 12 và Tám Thơm Đột Biến.
- Năng suất lý thuyết (NSLT): Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng tích luỹ vật chất khô vào hạt của các giống, tiềm năng cho năng suất của các giống. Từ năng suất lý thuyết ta có thể suy đoán tiềm năng cho năng suất mà mỗi giống có thể đạt được trong điều kiện tối ưu. Trong thí nghiệm giống có năng suất lý thuyết cao nhất là giống Đột Biến 6 (79,94 tạ/ha), cao hơn đối chứng 11,05 tạ/ha. Thấp nhất là giống Tám Thơm Đột Biến đó cũng là giống đối chứng với 68,89 tạ/ha, các giống còn lại đều có năng suất thấp hơn đối chứng và có năng suất lý thuyết dao động trong khoảng 72,92 - 73,57 tạ/ha. Theo bảng 3.10 NSLT biến động trung bình 6,8% và LSD0,05 là 10,05 nên thí nghiệm không co ý nghĩa ở hầu hết các công thức.
- Năng suất thực thu:Năng suất thực thu là kết quả thu được từ thực tế sản xuất. Nó phản ánh và đánh giá khả năng cho năng suất của từng giống lúa trong quá trình sinh trưởng và phát triển, nó chịu ảnh hưởng của đặc điểm di truyền của từng giống, trình độ thâm canh, điều kiện thời tiết,… từ đó ta lựa chọn những giống có năng suất cao đáp ứng yêu cầu của con người. Trong thí nghiệm giống Đột Biến 6 có năng suất cao nhất 70 tạ/ha, cao hơn đối chứng 15,33 tạ/ha. Giống có năng suất thấp nhất là giống Tám Thơm Đột Biến 54,67 tạ/ha. Các giống còn lại có năng suất thực thu dao động từ 60 - 65,7 tạ/ha. Tóm lại theo bảng 3.10 thí nghiệm có hệ số biến động thấp 3,6%, LSD0,05 có ý nghĩa nhất giữa giống Đột Biến 6 và Tám Thơm Đột BIến, không có ý nghĩa giữa các giống Xuân Mai12, IR352, IR50404.
Qua đây ta thấy Đột Biến 6 là giống có tiềm năng cho năng suất cao nhất, tiếp đó là giống HT1 (65,7 tạ/ha). Theo kết quả trên ta có biểu đồ sau
Biểu đồ 3.1.Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống Qua biểu đồ ta thấy hầu hết các giống đều có sự chênh lệch giữa năng suất lý thuyết và năng suất thực thu. Năng suất lý thuyết luôn cao hơn năng suất thực thu. Sự chênh lệch này nhiều hay ít phản ánh sự hao hụt trong quá trình thu hoạch và độ rụng của hạt của các giống. Trên biểu đồ ta thấy giống HT1 có sự chênh lệch giữa năng suất lý thuyết và năng suất thực thu thấp nhất. Giống đối chứng có sự chênh lệch giữa năng suất lý thuyết và thực thu nhiều nhất.