Các chỉ tiêu về tăng trưởng

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa ngắn ngày trong vụ đông xuân 2007 2008, tại trạm giống cây trồng bắc hà tĩnh (Trang 34 - 43)

* Động thái tăng trưởng chiều cao qua các giai đoạn

Chiều cao cây là một trong những đặc điểm hình thái liên quan đến khả năng sinh trưởng, phát triển, tính chịu phân và chống đổ của mỗi giống lúa. Sự tăng trưởng chiều cao cây là do nhiều yếu tố tác động như: Điều kiện ngoại cảnh, thời vụ, chế độ chăm sóc,... và đặc tính di truyền của mỗi giống quy định. Thường những giống lúa thấp cây có khả năng chống đổ và chịu phân tốt hơn những giống cao cây. Vì thế nghiên cứu động thái tăng trưởng chiều cao cho ta biết được mức độ sinh trưởng, phát triển của từng giống để tác động các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm tăng năng suất của từng giống. Qua theo dõi các giống thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau :

Bảng 3.3. Bảng theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao của các giống. Đơn vị : cm

Giống Ngày theo dõi

Đột Biến 6 20,58 23,70 29,83 49,06 62,40 71,83 83,27 92,63 104,03 Xuân Mai12 26,62 26,80 35,83 51,17 62,70 72,57 82,47 87,93 112,90 IR352 22,94 23,10 29,03 44,43 54,83 61,60 71,10 79,80 101,23 IR50404 21,27 23,34 26,63 42,43 52,83 59,80 70,87 77,00 98,27 HT1 22,38 23,12 28,93 47,03 61,50 67,23 79,34 83,90 109,87 Tám Thơm ĐB (ĐC) 18,47 20,82 26,23 42,6 52,83 62,97 74,70 83,10 110,17

Qua bảng số liệu ta thấy chiều cao của các giống tăng chậm từ ngày cấy 24/2 đến ngày 21/3 vì đây là thời kỳ cây lúa phát triển mạnh về thân lá, các cơ quan sinh trưởng và hút chất dinh dưỡng cho quá trình đẻ nhánh, giai đoạn nay số nhánh, số lá và bộ rễ tăng lên nhiều. Trong giai đoạn này giống Đột Biến 6 có chiều cao tăng mạnh nhất 28,44 cm, tiếp đến là Xuân Mai12 tăng 24,54 cm, các giống còn lại tăng từ 21 - 25 cm.

Tiếp đó giai đoạn từ 21/3 đến 4/4 là giai đoạn chiều cao tăng mạnh nhất, nhìn vào biểu đồ ta thấy biểu đồ đoạn này rất dốc, vì đây là giai đoạn cây lúa vừa đẻ nhánh nhanh vừa làm đốt, làm đòng nên chiều cao tăng nhanh cùng với số đốt. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy giai đoạn này có tốc độ tăng chiều cao nhanh nhất, từ 21/3 đến 11/4 là 22 ngày, giống Đột Biến 6 chiều cao tăng 34,21 cm trung bình tăng 1,56 cm/ngày, tiếp đó là HT1 tăng 32,31 cm, trung bình tăng 1,47cm, Tám Thơm Đột Biến tăng 32,1cm, trung bình tăng 1,46 cm, giống Xuân Mai 12 tăng 31,3cm trung bình tăng 1,42 cm/ ngày, giống IR 50404 tăng 28,44 cm, trung bình tăng 1,29 cm/ngày, giống IR352 tăng 26,67cm, trung bình tăng 1,21 cm/ngày và cũng là giống có tốc độ tăng chiều cao thấp nhất, nói chung các giai đoạn này hầu hết các giống đều có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh.

Giai đoạn từ 11/4 đến 16/5 đây là giai đoạn cây lúa đã bước vào giai đoạn trổ và chín nên tốc độ tăng trưởng chiều cao chậm , ta có thể thấy qua bảng số liệu từ ngày 18/4 đến 16/5 là 28 ngày giống Tám Thơm Đột Biến tăng 27,07cm trung bình tăng 0,97cm/ ngày là giống có tốc độ tăng chiều cao mạnh nhất trong thời gian này, giống HT1 tăng 25,97cm trung bình tăng 0,92 cm/ngày, giống Xuân Mai 12 tăng 24,97cm trung bình tăng 0,89cm/ngày, giống IR 352 tăng 21,43 cm trung bình tăng 0,76cm/ngày, giống Đột Biến 6 tăng 11,4cm, trung bình tăng 0,4 cm/ngày và cũng là giống có tốc độ chiều cao tăng chậm nhất trong giai đoạn này.

* Động thái và khả năng đẻ nhánh của các giống thí nghiệm

Đẻ nhánh là thời kỳ có ý nghĩa đáng kể trong toàn bộ đời sống cây lúa và quá trình tạo năng suất sau này. Ở thời kỳ này cây lúa sinh trưởng nhanh và mạnh,

chúng tập trung phát triển bộ rễ, ra lá và đẻ nhánh [3, tr.23] và phụ thuộc vào các yếu tố như: Giống, phân bón, mật độ cấy, nước tưới và các biện pháp khác,...Thời gian đẻ nhánh gồm thời gian đẻ nhánh hữu hiệu và thời gian đẻ nhánh vô hiệu. Thường những nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ thấp, có số lá nhiều phát triển thành nhánh hữu hiệu (nhánh thành bông), những nhánh đẻ muộn, thời gian sinh trưởng ngắn, số lá ít trở thành nhánh vô hiệu (nhánh không hình thành bông). Do đó cần tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp để tăng tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu và giảm tỷ lệ nhánh vô hiệu nhằm tăng suất của các giống lúa.

Bảng 3.4. Kết quả theo dõi khả năng đẻ nhánh

Chỉ tiêu Giống Số nhánh cơ bản (nhánh) Số nhánh tối đa (nhánh) Số nhánh hữu hiệu (nhánh) Tỷ lệ nhánh hữu hiệu(%) Hệ số đẻ nhánh Đột Biến 6 1 4,23 3,67 86,76 4,23 Xuân Mai12 1 9,06 6,20 68,43 9,06 IR352 1 7,43 5,20 69,99 7,43 IR 50404 1 9,76 6,50 66,6 9,76 HT1 1 6,67 5,10 76,46 6,67 Tám ThơmĐB (ĐC) 1 7,93 5,33 67,21 7,93 CV% 6,80 6,90

LSD0,05 0,92 0,67 Qua bảng trên chúng tôi thấy:

Số nhánh cơ bản : Là số dảnh cấy ban đầu, thường các giống thí nghiệm đều cấy 1 dảnh, nhằm giúp cho quả trình theo dõi khả nănh đẻ nhánh đạt được độ chính xác cao.

Số nhánh tối đa : Là số nhánh tối đa mà mỗi giống có thể đẻ được nhiều nhất. Số nhánh này phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống, điều kiện ngoại cảnh, mật độ cấy và chế độ chăm sóc, ...Mật độ cấy càng, chăm sóc tốt thì khả năng đẻ nhánh càng cao và ngược lại với những giống cấy mật độ dày.

Trong thí nghiệm số nhánh tối đa của các giống thay đổi từ 4,23 - 9,76 nhánh, trong đó giống IR50404 có số nhánh tối đa cao nhất là 9,76 nhánh cao hơn giống đối chứng 1,83 nhánh. Còn giống Đột Biến 6 có số nhánh thấp nhất là 4,23 nhánh, thấp hơn so với đối chứng là 3,7 nhánh.

Mặt khác qua bảng 3.5 cho thấy các giống có hệ số biến động về số nhánh tối đa 6,8, hệ số này ở mức trung bình và chấp nhận được ở thí nghiệm đồng ruộng, độ lệch chuẩn LSD0,05 là 0,92, đối chiếu với sự sai khác giữa các giống cho thấy mức sai khác giữa các công thức đều ở mức ý nghĩa và ý nghĩa nhất là giữa giống Đột Biến 6 và IR50404.

- Số nhánh hữu hiệu: Là số nhánh thành bông, là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất lúa. Số nhánh hữu hiệu càng nhiều thì năng suất càng cao, số nhánh hữu hiệu của các giống thí nghiệm từ 3,67- 6,5 nhánh. giống Đột Biến 6 có số nhánh hữu hiệu thấp nhất là 3,67 nhánh thấp hơn đối chứng 1,66 nhánh. Còn giống có số nhánh hữu hiệu cao nhất là IR50404 với 6,5 nhánh cao hơn đối chứng 1,17 nhánh. Các giống còn lại đều thấp hơn đối chứng trừ Xuân Mai 12 là 6,2 nhánh.

Nhánh hữu hiệu có hệ số biến động 6,9%, hệ số này cho thấy kết quả của thí nghiệm là chấp nhận được, đồng thời LSD0,05 là 0,67 theo độ lệch chuẩn này thì sự sai khác giữa giống IR352, HT1, Tám Thơm Đột Biến là không có ý nghĩa.

- Tỷ lệ nhánh hữu hiệu: Là tỷ lệ phần trăm tỷ lệ nhánh thành bông so với số nhánh tối đa. Những giống lúa đẻ nhánh sớm và đẻ tập trung thường có tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, do đó cần nắm vững chỉ tiêu này để có biện pháp kỹ thụât tác động kịp thời nhằm nâng cao tỷ lệ nhánh hữu hiệu nhằm tăng suất.

Tỷ lệ nhánh hữu hiệu của các giống thí nghiệm dao động từ 66,6% - 86,76%, trong đó đối chứng có tỷ lệ nhánh hữu hiệu 67,21% và giống có tỷ lệ đẻ nhánh cao nhất là giống Đột Biến 6 (86,76%), cao hơn đôí chứng 19,55%, còn giống IR50404 với tỷ lệ 66,6% thấp hơn đối chứng 0,61%, các giống còn lại đều có tỷ lệ cao hơn đối chứng. Kết quả bảng 3.5 cho thấy giống Đột Biến 6 mặc dù số nhánh hữu hiệu, số nhánh tối đa không cao nhưng nó lại có tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, chứng tỏ đây là giống đẻ ít nhánh song số nhánh hữu hiệu lại cao. Còn giống IR50404 có số nhánh tối đa 9,06 nhánh, nhưng tỷ lệ nhánh hữu hiệu lại thấp nhất do số nhánh vô hiệu nhiều, các giống còn lại đều có tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao hơn giống đối chứng.

- Hệ số đẻ nhánh: Là tỷ lệ giữa số nhánh tối đa và số nhánh ban đầu, do ban đầu thí nghiệm chỉ cấy 1 dảnh nên hệ số đẻ nhánh chính là số nhánh tối đa nên chúng tôi có nhận xét tương tự như số nhánh tối đa.

- Động thái đẻ nhánh: Là khả năng biến động số nhánh trong một khoảng thời gian nào đó. Nghiên cứu động thái đẻ nhánh cho ta biết về khả năng đẻ nhánh của từng giống và biện pháp kỹ thuật tác động đúng lúc nhằm làm tăng năng suất cây trồng.

Bảng 3.5. Động thái đẻ nhánh của các giống thí nghiệm

Đơn vị: Nhánh

24/2 7/3 14/3 21/3 28/3 4/4 11/4 18/4 16/5 Đột Biến 6 1 1,03 1,10 3,00 3,40 3,87 3,90 4,23 3,23 Xuân Mai12 1 1,73 2,50 4,70 6,87 8,03 8,67 9,06 6,20 IR 352 1 1,07 1,53 3,93 4,83 6,43 6,80 7,43 5,20 IR 50404 1 1,47 2,33 4,17 5,43 8,93 9,76 9,76 6,50 HT1 1 1,13 1,60 3,60 4,77 6,27 6,43 6,67 5,10 Tám Thơm ĐB(Đ/C) 1 1,03 1,23 3,16 4,27 6,97 7,27 7,93 5,33

Đồ thị 3.2. Động thái đẻ nhánh của các giống thí nghiệm

Qua bảng số liệu và đồ thị ta thấy sau khi cấy các giống thí nghiệm có tốc độ đẻ nhánh tăng nhanh do ở giai đoạn mạ gặp điều kiện thời tiết bất lợi nên khi

cấy xuống gặp điều kiện thời tiết thuận lợi nên khả năng hút các chất dinh dưỡng tăng nhanh và tăng nhanh nhất các giống thí nghiệm có số nhánh tăng nhanh từ khoảng 14 ngày sau cấy, trong đó giống IR50404 có tốc độ tăng nhanh và giống Đột Biến 6 có tốc độ tăng chậm nhất trong suốt thời kỳ đẻ nhánh. Xét trung bình tốc độ đẻ nhánh trong suốt thời kỳ đẻ nhánh từ 7/3 đến 16/5 là 49 ngày ta có kết quả sau: Giống Đột Biến 6 tăng trung bình 0,09 nhánh/ngày, giống Xuân Mai12 là 0,19 nhánh/ngày, giống IR352 là 0,15 nhánh/ngày, giống IR50404 là 0,2 nhánh/ngày, HT1 là 0,13 nhánh/ngày, Tám Thơm Đột Biến 0,16 nhánh/ngày.

* Động thái và khả năng ra lá của các giống thí nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lá là cơ quan quang hợp của cây, có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây xanh. Lá tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho cây từ những chất vô cơ đơn giản như CO2 và H20, dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời với sự tham gia của diệp lục. Lá cũng là một đặc trưng hình thái để phân biệt giữa các giống, mỗi giống có bộ lá khác nhau về hình dạng, màu sắc,...

Khả năng ra lá của mỗi giống cũng khác nhau, nó phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính di truyền của từng giống. ở nước ta giống lúa ngắn ngày thường có khoảng 12 - 15 lá. Trong đó nhóm cực ngắn ngày có khoảng 12 - 13 lá, nói chung mỗi giống lúa khác nhau có số lá khác nhau và tốc độ ra lá cũng thay đổi theo thời gian sinh trưởng và điều kiện ngoại cảnh, trong đó 3 lá ra cuối cùng có ảnh hưởng rất lớn đến thời kỳ làm đòng và hình thành hạt.

Qua theo dõi chúng tôi thu được số lá của mỗi giống thí nghiệm ở bảng 3.7 Bảng 3.6. Động thái ra lá của các giống thí nghiệm

Đơn vị: lá

Giống Ngày theo dõi

24/2 7/3 14/3 21/3 28/3 4/4 11/4 18/4 25/4

Đột Biến 6 5,40 5,89 6,80 8,35 9,54 10,49 11,46 12,15 12,23

IR 352 5,10 6,25 7,28 9,10 10,10 11,02 11,93 12,53 12,60

IR 50404 4,60 5,33 6,38 8,39 8,75 10,07 11,05 11,03 11,83

HT1 5,00 5,78 6,85 8,80 10,01 11,05 11,74 12,94 13,60

Tám Thơm

ĐB (ĐC) 5,75 5,67 6,74 8,05 9,38 10,54 11,54 12,43 13,00

Qua bảng và qua đồ thị chúng tôi nhận thấy: Các giống thí nghiệm có số lá dao động từ 11,83 - 13,47 lá, giống có số là nhiều nhất là HT1 với 13,47 lá cao hơn đối chứng 0,47 lá, giống có số lá thấp nhất là IR 50404 với số lá là 11,83 thấp hơn đối chứng 1,17 lá, các giống còn lại hầu hết có số lá thấp hơn đối chứng ngoại trừ IR50404 là có là nhiều hơn đối chứng, nói chung giữa các giống thí nghiệm số lá dao động không lớn .

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa ngắn ngày trong vụ đông xuân 2007 2008, tại trạm giống cây trồng bắc hà tĩnh (Trang 34 - 43)