Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa ngắn ngày trong vụ đông xuân 2007 2008, tại trạm giống cây trồng bắc hà tĩnh (Trang 30 - 34)

Theo quy luật tự nhiên cây lúa từ lúc gieo mạ cho đến khi thu hoạch phải trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển nhất định. Đó là giai đoạn mạ, đẻ nhánh, làm đòng, trổ bông, chín và thu hoạch. Mặt khác thời gian của các giai đoạn này phụ thuộc vào các yếu tố môi trường, đặc tính di truyền của giống, phản ánh tính chất mùa vụ và cơ cấu cây trồng hợp lý. Qua quá trình theo dõi chúng tôi thu được số liệu ở bảng 3.3.

Bảng 3.2. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống thí nghiệm

Đơn vị: ngày

Giống - Cấy - BRHX - BĐĐN - KTĐN - BĐT - KTT - CS - CHT TGST Đột Biến 6 50 4 8 19 23 6 8 22 140 Xuân Mai12 50 4 3 27 22 4 7 18 135 IR 352 50 4 8 19 21 4 8 20 134 IR 50404 50 5 3 28 18 5 5 15 129 HT 1 50 4 8 21 24 2 11 16 136 Tám thơm ĐB (ĐC) 50 6 5 23 25 3 11 16 139

* Thời gian từ gieo đến cấy

Đây chính là giai đoạn mạ, giai đoạn này cây mạ sống chủ yếu nhờ vào chất dinh dưỡng ở trong hạt lúa, thời gian của giai đoạn này tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết mùa vụ, vụ Đông Xuân 2007 – 2008 thời kỳ mạ kéo dài hơn vụ Hè Thu, trong thí nghiệm do điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài nên giai đoạn này là 50 ngày.

* Thời gian từ cấy đến bén rễ hỗi xanh

Đây là khoảng thời gian cần cho cây phục hồi chức năng rễ và bắt đầu hút dinh dưỡng từ đất để nuôi cây tiếp tục sinh trưởng, phát triển và hình thành rễ mới. Quá trình này dài hay ngắn phụ thuộc vào điêù kiện thời tiết khí hậu, vào độ nông sâu khi cấy và khả năng hút chất dinh dưỡng của từng giống. Thời gian này càng ngắn càng tạo đều kiện cho quá trình đẻ nhánh càng sớm. Các giống thí nghiệm sau khi cấy gặp điều kiện thời tiết ấm lên nên khả năng phục hồi khá nhanh, thời gian BRHX từ 4 - 6 ngày. Hầu hết những giống có sức sống mạ cao, màu xanh đậm thì thời BRHX nhanh, trong thí nghiệm các giống Đột Biến 6,

Xuân Mai 12, IR352, HT1 có thời gian BRHX 4 ngày nhanh hơn IR50404 và Tám Thơm Đột Biến, 2 giống này ở giai đoạn mạ khả năng chịu rét thấp hơn.

* Thời gian từ bén rễ hồi xanh đến bắt đầu đẻ nhánh

Thời kỳ này chịu tác động mạnh của điều kiện khí hậu thời tiết và kỹ thuật chăm sóc, thời tiết càng thuận lợi, nắng ấm, và được chăm sóc tốt thì thời gian của giai đoạn này càng rút ngắn. Qua theo dõi chúng tôi thấy thời các giống thí nghiệm có thời gian từ BRHX đến BĐĐN dao động từ 3 - 8 ngày, trong đó giống Xuân Mai12 và IR50404 có thời gian ngắn nhất (3 ngày), giống Tám Thơm Đột Biến là 5 ngày các giống còn lại là 8 ngày.

* Thời gian bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh

Đây là giai đoạn hoạt động mạnh của cây lúa, nó quyết đinh sự hình thành số nhánh hữu hiệu, hình thành số bông hữu hiệu, do đó nó ảnh hưởng nhiều đến năng suất. Thời gian của giai đoạn này dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính di truyền ngoài ra nó chịu tác động mạnh mẽ của điều kiện ngoại cảnh, khí hậu, thời tiết và kỹ thuật chăm sóc của con người, nhiệt độ thích hợp, bón phân thúc nhánh sớm và tập trung sẽ làm đẻ nhánh tập trung và số nhánh hữu hiệu cao

Qua theo dõi các giống thí nghiệm chúng tôi nhận thấy thời gian từ bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh của các giống dao động từ 19 - 27 ngày, giống đối chứng có thời gian giai đoạn này là 23 ngày, đẻ nhánh tập trung và kết thúc sớm nhất là giống Đột Biến 6 và IR352 là 19 ngày sớm hơn đối chứng 5 ngày, đẻ muộn nhất là giống IR50404 muộn hơn đối chứng 4 ngày, các giống còn lại có thời gian từ 22 - 27 ngày.

* Thời gian từ kết thúc đẻ nhánh đến bắt đầu trổ

Đây là giai đoạn cây lúa chuyển từ sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực, các hoạt động khác như ra lá, đẻ nhánh dừng lại và tốc độ tăng trưởng chiều cao chậm lại, số nhánh vô hiệu lụi dần, tất cả chất dinh dưỡng đều tập trung cho quá trình phân hoá đòng, là thời kỳ quan trọng quyết định số hạt/bông, số hạt chắc/bông, vì vậy cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây lúa giai

đoạn này như bón đón đòng kịp thời, đúng lúc. Qua theo dõi chúng tôi thấy ở giai đoạn này giống đối chứng có thời gian dài nhất (25 ngày), giống IR50404 có thời gian ngắn nhất (18 ngày), nhanh hơn đối chứng 7 ngày, tiếp đó là các giống IR352 (21 ngày), Đột Biến 6 (23 ngày), Xuân Mai 12 (22 ngày), HT1 (28 ngày).

* Thời gian từ bắt đầu trổ đến kết thúc trổ

Giai đoạn này bông lúa thoát ra khỏi bẹ đòng, hoa lúa sẽ thực hiện quá trình thụ phấn, thụ tinh, giai đoạn này cây lúa rất mẫn cảm với điều kiện thời tiết nếu gặp điều kiện bất thuận như mưa, gió, nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều làm giảm hiệu quả của quá trình thụ phấn, thụ tinh do đó làm ảnh hưởng đến năng suất lúa, nắm vững các đặc tính này ta bố trí thời vụ thích hợp, trong thí nghiệm các giống có thời gian giai đoạn này từ 2 - 6 ngày, trong đó nhanh nhất là HT1 (2 ngày) nhanh hơn đối chứng 1 ngày, giống muộn nhất là Đột Biến 6 có thời gian là 6 ngày, muộn hơn đối chứng 3 ngày, và giống đối chứng có thời gian là 3 ngày, các giống còn lại đều muộn hơn đối chứng.

* Thời gian từ kết thúc trổ đến chín sữa

Đây là quá trình tích luỹ các chất dinh dưỡng vào hạt, các chất dinh dưỡng trong hạt đang ở dạng dung dịch lỏng, có màu trắng sữa, thời gian của các giống giai đoạn này từ 5 - 11 ngày, nhanh nhất là giống IR50404 (5 ngày), chậm nhất là giống Tám Thơm ĐB (Đ/C) và Hương Thơm (11 ngày), thời gian này càng nhanh càng tránh được các điều kiện bất thuận của thời tiết làm ảnh hưởng đến trọng lượng hạt.

* Thời gian từ chín sữa đến chín hoàn toàn

Thời gian này hạt lúa dần vào chắc, dung dịch trong hạt đặc quánh lại, vỏ hạt dày, cứng lên có khả năng chống lại các sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài, nếu nhiệt độ càng cao thời gian càng ngắn lại vì nó làm tăng quá trình vận chuyển vật chất về hạt, giai đoạn này quyết định trọng lượng 1000 hạt. Qua theo dõi chúng tôi thấy thời gian của các giống dao động từ 15 - 22 ngày, giống IR50404 là

nhanh nhất với 15 ngày, giống Đột Biến 6 là chậm nhất (22 ngày), giống đối chứng là 16 ngày.

* Tổng thời gian sinh trưởng

Là tổng thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lúa từ khi mạ đến chín hoàn toàn, nắm được thời gian sinh trưởng từng giống để ta có thể bố trí mùa vụ thích hợp tránh được các yếu tố bất thuận của thời tiết. Qua theo dõi các giống có thời gian sinh trưởng dao động từ 129 – 140 ngày, trong thí nghiệm giống IR50404 có tổng thời gian là 129 ngày, giống IR352 là 134 ngày, giống Xuân Mai12 là 135 ngày, giống Đột Biến 6 và HT1 là 140 ngày, giống Tám Thơm Đột Biến 139 ngày. Các giống có thời gian sinh trưởng tưởng đối cao vì gặp thời tiết rét hại kéo dài nên không thể tiến hành cấy đúng thời vụ và đúng tuổi mạ.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa ngắn ngày trong vụ đông xuân 2007 2008, tại trạm giống cây trồng bắc hà tĩnh (Trang 30 - 34)