Đặc điểm khí hậu huyện Đức Thọ vụ Đông Xuân 2007-

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa ngắn ngày trong vụ đông xuân 2007 2008, tại trạm giống cây trồng bắc hà tĩnh (Trang 26 - 28)

Bảng 2.3. Diễn biến thời tiết vụ Đông Xuân 2007-2008 ở Đức Thọ

Yếu tố Nhiệt độ không khí (0C) Lượng mưa Số giờ Độ ẩm (%) Trung bình Tối cao Tối thấp Trung bình Tối thấp 1 18,2 20,1 13,3 101,2 73 84 55

2 13,9 20 12,4 32,9 16 85 55

3 22,1 25,4 20,3 52,8 84 85 42

4 25,2 28,7 23 77,4 154 82 50

5 27,3 31,4 24,5 172,9 199 76 50

(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Hà Tĩnh) Vụ Đông Xuân 2007 - 2008 thời tiết diễn biến hết sức phức tạp, rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày, đây là đợt rét hại lịch sử của 50 năm lại nay. Đợt rét này đã làm thiệt hại diện tích rất lớn về lúa đang gieo cấy, riêng Hà Tĩnh đã bị thiệt hại 10325 ha [18, tr.2]. Do đợt rét kéo dài nên thời vụ Đông Xuân 2007 - 2008 bị chậm lại từ 15 - 20 ngày so với dự tính.

Tháng 1 (Giai đoạn mạ): Là tháng có nhiệt độ tương đối thấp, nhiệt độ trung bình 180C, dao động từ 13,3 - 20,10C. Trong tháng chịu ảnh hưởng của 5 đợt không khí lạnh tăng cường, 4 đợt có cường độ mạnh xảy ra rét đậm, rét hại. Những ngày có nhiệt độ thấp như 16/1, 17/1, 18/1có nhiệt độ thấp dưới 150C. Các đợt rét này đã làm làm ảnh hưởng đến sức sống của mạ, để chống rét cho mạ chúng tôi đã tiến hành che phủ nilon.

Tháng 2 (Giai đoạn mạ): Theo tuổi mạ thì vụ Đông Xuân mạ xúc 30 ngày tuổi là có thể tiến hành cấy, song do điều kiện thời tiết nên mạ dù đủ tuổi cũng không thể cấy. Đây là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất, nhiệt độ trung bình 13,90C, dao động từ 12,4 - 17,90C, trong tháng có nhiều đợt rét hại kéo dài, từ ngày 1 - 10/2 hầu hết những ngày này nhiệt độ đều dưới 150C, và nhiệt độ trung bình của 10 ngày này là 12,20C và dao động 11,4 - 13,20C, 10 ngày tiếp theo từ 10/2 - 20/2 nhiệt độ cũng thấp, trung bình 12,40C và dao động từ 11,3 - 13,50C, 20 ngày đầu tháng 2 có số giờ nắng là 0 ngày, lựơng mưa cũng rất ít chỉ đến những ngày cuối tháng 2 khoảng từ 22 - 29/2 thời tiết bắt đầu ấm lên, nhiệt độ tăng lên 16 - 200C do vậy ngày 22/2 các giống thí nghiệm mới được tiến hành cấy, lúc đó tuổi mạ đã 50 ngày.

Tháng 3 (Giai đoạn đẻ nhánh) : Giai đoạn này nhiệt độ tăng dần lên, nhiệt độ trung bình 22,10C, dao động từ 20,30C - 25,40C, số giờ nắng 84 giờ, lượng mưa 81mm, độ ẩm từ 42 - 85%. Do vậy mà cây lúa phát triển nhanh, khả năng đẻ nhánh cũng như ra lá và tăng trưởng chiều cao nhanh.

Tháng 4: Giai đoạn làm đốt, làm đòng và giai đoạn trổ

Đây là tháng có nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình 25,20C, dao động từ 23 -

28,70C, tháng này có số giờ nắng cao 154 giờ, lượng mưa 77,4 mm, độ ẩm dao

động từ 50 - 82%. Trong tháng có những ngày nhiệt độ tăng cao, như ngày 8/4 là 29,60C, ngày 9/4 là 30,60C, ngày 10/4 là 29,60C. Trong thời gian này có giống đã kết thúc trổ, có giống thì đang thời kỳ trổ, đồng thời mưa nhiều và áp thấp nhiệt đới nên ảnh hưởng quá trình trổ của lúa.

Tháng 5: Giai đoạn trổ và giai đoạn chín

Đây là tháng có nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ trung bình 270C, dao động từ

24,5 - 31,40C, lượng mưa tháng này tương đối lớn 172,9 mm, mưa nhiều nhưng

mưa vào giai đoạn kết thúc trổ và xen kẽ với nắng nên không ảnh hưởng nhiều đến năng suất mà ngược lại nó lại rút ngắn được thời gian chín.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa ngắn ngày trong vụ đông xuân 2007 2008, tại trạm giống cây trồng bắc hà tĩnh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w