- Chiều dài và chiều rộng lá đòng: Đây là hai chỉ tiêu rất quan trọng nó phụ thuộc vào đặc tính di truyền của các giống, điều kiện canh tác và chế độ dinh
3.1.5. Khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận của các giống
Khả năng chống chịu sâu bệnh
Trong tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lúa thì sâu bệnh là một yếu tố ảnh hưởng lớn hiệu quả sản xuất. Sự phát triển của sâu bệnh đi liền với những diễn biến của thời tiết, thời tiết là yếu tố tác động mạnh nhất đến sâu bệnh, tuy nhiên khả năng nhiễm bệnh của từng giống lại phụ thuộc vào đặc tính di truyền của bản thân nó, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Khi nhiễm bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế của người sản xuất. Do đó theo dõi về tình hình sâu bệnh là cơ sở để đánh giá và lựa chọn các giống với các giống phù hợp với điều kiện sinh thái
địa phương cũng như biết cách phòng trừ kịp thời. Qua quá trình theo dõi chúng tôi thấy các giống lúa thí nghiệm chủ yếu bị nhiễm các loại sâu bệnh sau: Sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn, bệnh đốm nâu.
Bảng 3.8. Tình hình sâu bệnh trên các giống thí nghiệm
* Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guene): Sâu cuốn lá nhỏ là đối tượng gây hại chính ở cây lúa, thường phát sinh gây hại ở tất cả các vùng trồng lúa trong nước và trên thế giới có khả năng gây hại lúa ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng nhưng mức độ gây hại nặng nhất vào lúc lúa làm đòng, trổ bông, làm ảnh hưởng đến quang hợp dẫn đến năng suất giảm rõ rệt [2,163-164]. Qua theo dõi chúng tôi thấy sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện với mật độ rất tương đối thấp chỉ từ 0,4 - 3,2 con/ m2. Với mật độ đó thì sâu cuốn lá nhỏ gây hại không đáng kể đối với các giống thí nghiệm. Giống có mật độ sâu lớn nhất là giống IR50404 (3,2 con/ m2, cao hơn đối chứng 0,6 con/m2), thấp nhất là giống Đột Biến 6 (0,4 con/m2, thấp hơn đối chứng 0,93 con/ m2), giống đối chứng 2,6 con/m2, các giống còn lại đều có mật độ sâu cuốn lá nh0ỏ hơn giống đối chứng và dao động từ 0,8 – 1,4 con/m2.
* Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani): Là bệnh do hạch nấm Corticium
Sasakii, thường gây hại cho cây lúa giai đoạn từ trổ bông đến chín hoàn toàn và
Giống Sâu cuốn lá nhỏ (con/m2) Bệnh khô vằn Đột Biến 6 0,4 Tỷ lệ bệnh (%) Chỉ số bệnh (%) Xuân Mai 12 1,2 1,53 0,52 IR 352 1,4 3,49 1,2 IR 50404 3,2 7,67 2,53 HT1 0,8 8,34 3,45 Tám Thơm ĐB 2,6 2,65 1,42
chủ yếu gây hại ở một số bộ phận của cây như: bẹ lá, phiến lá và cổ bông. Bệnh thường phát sinh trước tiên ở các bẹ lá và lá giá ở mặt nước hoặc ở gốc. Vết bệnh lúc đầu hình bầu dục, màu lục tối sau đó lan rộng ra thành vết vằn da hổ, dạng đám mây. Khi bệnh nặng cả bẹ lá và phiến lá phía trên bị chết lụi. Trong điều kiện ẩm độ cao, bệnh phát sinh và lây lan nhanh, tốc độ lây lan phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết nếu mưa nhiều bệnh lây lan nhanh, nếu không phát hiện kịp thời sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Giai đoạn từ làm đòng, trổ đến chín sáp là thời kỳ nhiểm bệnh nặng [7, tr.80-81].
Các giống thí nghiệm có tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn từ 1,53% - 8,34%, chỉ số bệnh từ 0,52% - 3,45%, trong đó giống IR50404 có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất là 8,34% (cao hơn đối chứng 1,07%), với chỉ số bệnh tương ứng là 3,45%. Giống Đột Biến 6 thấp nhất là 1,53 % (thấp hơn đối chứng 5,74%), với chỉ số bệnh là 0,52% và giống đối chứng có tỷ lệ bệnh là 7,27% và chỉ số bệnh là 2,24%, các giống còn lại đều có tỷ lệ và chỉ số thấp hơn giống đối chứng, nói chung các giống nhiễm bệnh tương đối nhẹ.
Khả năng chống đổ
Tính chống đổ là một đặc tính di truyền của giống nhưng nó cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của điêù kiện môi trường như gió, bão và các điều kiện chăm sóc của con người. Về đặc tính di truyền đó là cấu tạo của thân cây lúa, thân lúa có thành ống dày, số bó mạch nhiều và đường kính bó mạch lớn, các nút phía dưới ngắn và vững chắc thì có tính chống đổ tốt và ngược lại, tuy nhiên nếu gặp điều kiện xấu như gió, bão kết hợp bị các bệnh như khô vằn thì khả năng bị đổ của các giống lại tăng lên hoặc bón quá nhiều đạm, bón không cân đối với lân và kali lúa dễ bị lốp đổ hơn. Khi lúa bị đổ dù sớm hay muộn đều ảnh hưởng đến năng suất, đặc biệt là đổ trong giai đoạn lúa đang làm đòng hoặc ngậm sữa vì khi lúa đổ làm cho quá trình vận chuyển dinh dưỡng theo cả hai chiều lên xuống gặp trở ngại. Do đó, kết quả thường là tỷ lệ lép, lửng cao dẫn tới năng suất giảm.
Qua theo dõi chúng tôi thấy phần lớn các giống đều có khả năng chống đổ tốt (điểm 1), riêng giống Xuân Mai12 có tính chống đổ khá (điểm 3), giống IR50404 có tính chống đổ trung bình (điểm 5).