CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống thí qua các giai đoạn

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa ngắn ngày trong vụ đông xuân 2007 2008, tại trạm giống cây trồng bắc hà tĩnh (Trang 28 - 30)

3.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống thí qua các giai đoạn 3.1.1. Các chỉ tiêu về mạ

Tổng kết kinh nghiệm sản xuất qua nhiều thế hệ, nông dân ta đã đúc kết lại “Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa”, kinh nghiệm này ngay nay vẫn còn nguyên giá trị. Trong các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây lúa thì giai đoạn mạ có vị trí quan trọng, làm tốt giai đoạn mạ là tạo ra một cơ thể thể trẻ, khoẻ, là cơ sở tốt để phát huy hiệu quả tất cả các biện pháp thâm canh ở giai đoạn tiếp theo [6, tr.5]

Song vụ Đông Xuân 2007 - 2008 đã xảy ra đợt rét kéo dài 38 ngày (14/1 - 20/2/2008), nhiều đợt rét đậm, rét hại đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây mạ, nó đã kéo dài thời gian phát triển, và hạn chế tốc độ ra lá, cũng như lịch cấy [12].

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về mạ

Qua bảng theo dõi các giống thí nghiệm ta rút ra một số nhận xét sau: Tuổi mạ : Các giống thí nghiệm lúc cấy đều có tuổi mạ lớn 50 ngày, điều đó do điều kiện thời tiết bất thuận của vụ Đông Xuân 2007 - 2008, do nhiệt độ quá thấp nên cây mạ phát triển kém, tuy thời gian mạ dài nhưng số lá mạ không nhiều chỉ dao động từ 4,6 - 5,75 lá, giống Tám Thơm Đột Biến là giống đối chứng và có số lá mạ cao nhất.

Chiều cao mạ: Chiều cao là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh trưởng của mạ.Trong thí nghiệm chiều cao mạ của các giống chênh nhau đáng kể, giống Xuân Mai 12 có chiều cao lớn nhất 26,62 cm cao hơn đối chứng là 4,15 cm, còn giống đối chứng là giống chiều cao thấp nhất 18,47cm.

Chỉ tiêu Giống Tuổi mạ (ngày) Chiều cao mạ(cm) Số lá mạ (lá) Bề rộng gan mạ(mm) Màu sắc lá mạ Sức sống của mạ Đột Biến 6 50 20,80 5,40 5,40 Xanh đậm 5

Xuân Mai12 50 26,62 5,30 5,40 Xanh đậm 5

IR 352 50 22,94 5,40 4,85 Xanh đậm 5

IR 50404 50 23,34 4,6 3,95 Xanh nhạt 5

HT1 50 23,12 5,00 5,15 Xanh đậm 5

Tám Thơm ĐB

Bề rộng gan mạ: Là chỉ tiêu quyết định đến phẩm chất cây mạ, nhưng đồng thời nó cũng phản ánh đặc tính di truyền, điều kiện chăm sóc thích ứng với khí hậu thời tiết của từng giống. Số liệu trong bảng cho thấy hầu các giống thí nghiệm đều có bề rộng gan mạ lớn, trong đó lớn nhất là giống Đột Biến 6 và Xuân Mai12 là 5,4mm cao hơn đối chứng 1,05 mm, còn giống có bề rộng gan mạ thấp nhất là giống IR50404 với 3,95mm thấp hơn đối chứng 0,4 mm.

- Màu sắc mạ: Đây là chỉ tiêu chịu ảnh hưởng nhiều của đặc tính di truyền của giống. Với những giống có màu xanh đậm như Đột Biến 6, Xuân Mai 12, HT1, IR352 thì có khả năng chịu rét cao, sinh trưởng mạnh và khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cao còn những giống có màu xanh nhạt như: IR50404 và Tám Thơm Đột Biến.

- Sức sống mạ :Các giống trong thí nghiệm đều có một dảnh sức sống trung bình (điểm 5), điều này cũng chịu tác động rất lớn của điều kiện thời tiết vì trong thời gian mạ đã có những ngày nhiệt độ 13 - 140C.

Qua nhận thấy sự sai khác giữa các giống ở giai đoạn mạ và đó là những chỉ tiêu bước đầu đánh giá khả năng sinh trưởng và sức chống chịu của chúng.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa ngắn ngày trong vụ đông xuân 2007 2008, tại trạm giống cây trồng bắc hà tĩnh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w