sinh THCS trớc đây và hiện nay
1.4.1. Thực trạng kiểm tra, đánh giá ở THCS
Những u điểm:
Giáo viên đã thực hiện nghiêm chỉnh việc đánh giá: thờng xuyên, giữa học kì, cuối học kì, cuối năm học. Biết kết hợp các loại hình đánh giá để phân loại học lực của học sinh. Nội dung đánh giá đã chú ý tới cả kiến thức, kĩ năng và thái độ. Một số ít giáo viên tâm huyết đã chú ý nhận xét từng bài làm của học sinh bên cạnh việc cho điểm.
Những hạn chế:
Nội dung đánh giá thiên về đánh giá khả năng ghi nhớ và tái hiện kiến thức, quá coi trọng về lý thuyết kinh viện và cha quan tâm đúng mức đến việc kiểm tra đánh giá sự thông hiểu, vận dụng kiến thức và thực hành.
Cách đánh giá chỉ chú trọng đánh giá bằng điểm số mà thiếu nhận xét cụ thể. Cha chú trọng đánh giá từng cá thể. Thông thờng đề kiểm tra chỉ dựa trên trình độ kiến thức tối thiểu, do đó học sinh có học lực khá giỏi không có cơ hội để thể hiện khả năng của mình. Thực hiện không đủ các yêu cầu s phạm (khách quan, toàn diện, hệ thống, công khai).
Công cụ đánh giá các đề kiểm tra và đề thi hiện nay chủ yếu là những đề kiểm tra viết. Nhiều bài kiểm tra chủ yếu gồm một số câu hỏi tự luận, do đó còn thiếu khách quan (vì đánh giá phụ thuộc ngời chấm) và không thể bao quát đủ những kiến thức, kĩ năng cơ bản của từng giai đoạn học tập. Các đề kiểm tra cha góp phần phân loại học lực của học sinh một cách rõ nét.
Ngời đánh giá: giáo viên giữ độc quyền về đánh giá, học sinh là đối t- ợng đợc đánh giá.
Việc sử dụng kết quả đánh giá còn hạn chế, hầu hết nhà trờng chỉ dùng kết quả điểm số để phân loại học lực của học sinh và để thi đua, xét lên lớp. Để đáp ứng đợc mục tiêu mới của giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng là đào tạo ra những con ngời chủ động, sáng tạo, thích ứng với yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nớc, cũng nh hòa nhập lao động
khu vực và thế giới, việc đánh giá cần phải đợc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ.
1.4.2. So sánh đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh THCS trớc đây và hiện nay
Đánh giá Trớc đây Hiện nay
Mục đích - Đánh giá để chứng minh, nhận định về kết quả học tập của học sinh. - Đánh giá để nhận định về kết quả học tập của học sinh. - Đề xuất những biện pháp nhằm cải thiện thực trạng, nâng cao chất lợng học tập của học sinh.
Nội dung đánh giá - Đánh giá cả kiến thức, kĩ năng, thái độ nhng thiên về đánh giá khả năng tái hiện kiến thức.
- Chú trọng tới cả kiến thức, kĩ năng, thái độ. Kết hợp giữa đánh giá khả năng tái hiện kiến thức, khả năng sáng tạo của học sinh.
Cách đánh giá - Đánh giá bằng điểm.
- Đánh giá mang nặng tính đồng loạt.
- Đánh giá bằng điểm và bằng nhận xét.
- Chú ý tới việc đánh giá từng cá nhân.
Công cụ đánh giá - Đề kiểm tra viết chủ
yếu bằng câu hỏi tự luận.
- Đề kiểm tra viết có thể kết hợp giữa câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan. (test). - Thực hành tính, đo đạc, làm mô hình, các cuộc thi, …
Ngời đánh giá - Giáo viên đánh giá
học sinh.
- Giáo viên đánh giá học sinh.
sinh.
- Học sinh tự đánh giá học sinh.