Thực trạng bảo quản đậu xanh ở huyện Hương Khê

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của cây đậu xanh vụ hè thu ở huyện hương khê tỉnh hà tĩnh (Trang 52 - 53)

. Các thông tin về chi phí đầu tư, năng suất,sản lượng, thu nhập

3.2.9.Thực trạng bảo quản đậu xanh ở huyện Hương Khê

Trong quá trình bảo quản, hạt đậu xanh thường bị loài mọt phá hại. Mọt đậu xanh thuộc loài bọ cánh cứng nhỏ, có màu đen và khoang trắng. Chúng đục vào hạt đậu để ăn chất bột bên trong của đậu. Nếu ta để lâu mà không kiểm tra, khi dùng đến lấy ra sẽ thấy hạt đậu chỉ còn có vỏ. các con mọt này đẻ trứng vào đậu ngay từ lúc mới thu hoạch sau đó mới nở ra con. Cho nên muốn bảo quản tốt trước hết là phải phơi cho đậu thật khô. Dụng cụ phải khô sạch. Tuỳ lượng đậu bảo quản nhiều hay ít mà sử dụng các loại dụng cụ thích hợp. Trước khi bảo quản cần lưu ý là đậu đang phơi đem vào phải để thật nguội mới cho vào dụng cụ bảo quản. Trong điều kiện thủ công, nông dân ta có khá nhều kinh nghiệm để bảo quản hạt đậu xanh.

- Bảo quản bằng tro bếp: Dùng tro bếp khô sạch, rây mịn rồi trộn với đậu theo tỷ lệ 1 tro 10 đậu, đảm bảo cho xung quanh hạt đậu đều có tro.

Cho vào chum, vại, hũ hoặc túi ni lông 2 lớp, đậy hoặc buộc thật chặt, để vào nơi cao ráo, thoáng mát giữ được hàng năm đậu vẫn khô và không mất sức nảy mầm.

- Bảo quản bằng lá xoan khô: Lấy lá xoan phơi thật khô giòn, đem vò nát trộn với đậu hạt cho vào dụng cụ hoặc các loại túi ni lông( có 1 lớp tải phía ngoài để khỏi rách khi va chạm) cũng bảo quản được hàng năm.

- Bảo quản bằng lá chuối khô: Lấy lá chuối khô sạch trộn với đậu hạt rồi cho vào chum vại đậy kín.

Còn các phương pháp bảo quản hiện đại như bảo quản trong các kho lạnh, bảo quản bằng chiếu xạ chưa có điều kiện và chỉ thích hợp cho sản xuất lớn mới có hiệu quả, còn trong nhân dân có lẽ vẫn phải áp dụng kinh nghiệm dân gian như đã nêu trên vì thực chất đó cũng là phương pháp bảo quản kín kết hợp với các chất liệu chống ẩm, diệt sâu mọt mà ở hoàn cảnh nào, quy mô gia đình đều dễ dàng áp dụng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của cây đậu xanh vụ hè thu ở huyện hương khê tỉnh hà tĩnh (Trang 52 - 53)