Thực trạng sản xuất cây đậu xanh ở huyện Hương Khê 1 Kỹ thuật làm đất gieo đậu xanh

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của cây đậu xanh vụ hè thu ở huyện hương khê tỉnh hà tĩnh (Trang 31 - 34)

. Các thông tin về chi phí đầu tư, năng suất,sản lượng, thu nhập

3.2. Thực trạng sản xuất cây đậu xanh ở huyện Hương Khê 1 Kỹ thuật làm đất gieo đậu xanh

3.2.1. Kỹ thuật làm đất gieo đậu xanh

* Đặc điểm của đất đai ở vùng nghiên cứu

Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt nó có vai trò quyết định đối với sự sinh tồn của con người và mọi sự sống trên trái đất. Đất là nền tảng cơ bản cho hầu hết các quá trình sản xuất vật chất của xã hội. Chất lượng của đất quyết định đến năng suất cây trồng nông - lâm nghiệp. Mỗi loại đất được hình thành trong những điều kiện tự nhiên nhất định, có tính chất khác nhau rõ rệt, tính chất đất có mối quan hệ mật thiết tới đời sống của cây trồng và thảm thực vật. Đất đai ở mỗi vùng khác nhau có độ phì và tiềm năng năng suất khác nhau. Độ phì, tính chất lý hoá của đất quyết định bởi nguồn gốc phát sinh, các điều kiện sinh thái khí hậu, chế độ canh tác, cơ cấu cây trồng,...v.v. Những yếu tố này còn ảnh hưởng đến quá trình phong hoá, bào mòn, rửa trôi hoặc sự bồi tụ lắng đọng. Các yếu tố đặc trưng của vùng đã tạo ra các

loại đất khác nhau: Đất mặn, đất phù sa, phèn, đất xám bạc màu,...v.v. Loại đất nào cũng chứa một tiềm năng năng suất nhưng khác nhau giữa các loại.

Nhìn chung đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Hương Khê có 3 loại đất: Đất bồi ven sông, đất pha cát, đất thịt. Chúng ta sẽ thấy rõ qua bảng sau:

3.4. Đặc điểm của đất đai ở vùng nghiên cứu

Đơn vị Loại đất Kỹ thuật làm đất

Xã Gia Phố Đất bồi ven sông, đất pha cát, đất thịt nhẹ

Sử dụng trâu, bò Xã Hương Thuỷ Đất bồi ven sông, đất pha

cát, đất thịt nhẹ

Sử dụng trâu, bò, máy cày

Xã Hương Xuân Đất pha cát, đất thịt nhẹ Sử dụng trâu, bò

Xã Phú Gia Đất pha cát, đất thịt nhẹ,đất thịt nặng Sử dụng trâu, bò, máy cày Xã Lộc Yên Đất bồi ven sông, đất pha

cát, đất thịt nhẹ

Sử dụng trâu, bò (Nguồn: Phòng NN - PTNT Hương Khê 2008)

- Đất phù sa hình thành ven các con sông, con suối, quanh các hồ đập tạo thành các bãi đất phù sa sản xuất cây ngắn ngày như ngô, lạc, đậu đỗ, cây phát triển rất tốt, năng suất cao. Còn khi gieo trồng các loại cây này trên chân đất cát pha và đất thịt thì năng suất thấp hơn do mức độ đầu tư thâm canh thấp, cây không đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là chế độ tưới hầu như không có.

- Ở xã Gia Phố, xã Hương Thuỷ, xã Lộc yên do có con sông Ngàn Sâu chảy qua nên mỗi khi mùa mưa lũ tới thì đây là những địa điểm bị ngập lụt đầu tiên nhưng cũng nhờ đó mà đất đai ở đây rất màu mỡ.

Thế mạnh của huyện Hương Khê là các sản phẩm từ cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu là ngô, đậu, lạc,... được canh tác trên đất phù sa, đất gò bãi, đất được bồi hay không được bồi hàng năm.

Mặc dù cây đậu xanh được xem là cây trồng chính trong vụ Hè Thu và có thể nói sản lượng đậu xanh của huyện Hương Khê đứng nhất nhì của tỉnh Hà Tĩnh nhưng trên thực tế sản xuất nó vẫn chưa được bà con chú trọng đầu tư thâm

canh vì nghĩ rằng cây đậu xanh có khả năng cải tạo đất do đó cây trồng không những thiếu chất dinh dưỡng mà còn làm cho tài nguyên đất ngày một cạn kiệt.

Như vậy đất được hình thành trong các điều kiện khác nhau sẽ có tính chất khác nhau, tất yếu tạo nên những loại đất khác nhau. Mỗi loại đất lại thích hợp với những loại cây trồng nhất định và cần có các biện pháp tác động tương ứng.

Đất đai là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt nhất trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Ở đó đất là yếu tố không thể thay thế được và là tiền đề quy định cho năng suất và sản lượng của cây trồng. Thực tế sản xuất cho thấy đất đai là nguồn tài nguyên có hạn nếu chúng ta biết sử dụng một cách hợp lý thì năng suất của cây trồng không ngừng tăng lên đồng thời bảo vệ được giá trị to lớn của đất. Vì vậy trong tất cả các hoạt động sản xuất liên quan đến đất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng chúng ta cần có những biện pháp thích hợp để duy trì sức sản xuất từ đất đai.

* Kỹ thuật làm đất gieo đậu xanh

Làm đất là tác động các biện pháp cơ giới, vật lý vào đất làm thay đổi trạng thái, tính chất lớp mặt tạo điều kiện thuận lợi cho việc gieo trồng. Các biện pháp làm đất tác động mạnh đến tính chất vật lý, hóa học và sinh học của lớp đất canh tác vì vậy ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát ttriển của cây trồng. Vì vậy làm đất giữ vai trò quan trọng trong sản xuất trồng trọt [19].

Đậu xanh không có yêu cầu chặt chẽ về đất đai trừ đất sét nặng và đất chua mặn, các loại đất khác đều có thể trồng được đậu xanh. Tuy nhiên do đặc điểm khả năng chống hạn và úng kém của bộ rễ cây đậu xanh nên khi trồng đậu xanh cần chọn loại đất có thành phần cơ giới tương đối nhẹ như đất cát pha, đất thịt nhẹ, có tầng đất mặt sâu trên 50cm, đất có cấu tượng, giữ nước và thoát nước tốt, pH thích hợp với đậu xanh khoảng 5,5 - 7.

Đất cần được cày bừa kỹ ở độ sâu 20 – 25 cm, tơi nhỏ, san phẳng, làm sạch cỏ và hết các tàn dư thực vật của vụ trước đó [9].

Hầu hết sản xuất nông nghiệp ở đây người dân vẫn sử dụng trâu bò để cày kéo vì sản xuất manh mún, nhỏ lẻ nên người dân không có điều kiện để đầu tư các thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất. Mặt khác kỹ thuật làm đất trồng đậu xanh cũng khá đơn giản vì phần lớn diện tích gieo đậu xanh là trên chân đất trồng lạc và ngô vụ đông xuân.

Sau khi thu hoạch lạc và ngô vụ đông xuân, người dân dùng trâu, bò cày cho đất tơi nhỏ rồi dùng bừa san phẳng mặt đất, nhặt sạch cỏ là tiến hành gieo đậu ngay. Do năm nay thời tiết biến đổi bất thường, vụ lạc Đông Xuân thu hoạch muộn hơn so với các năm vì thế để kịp thời vụ nên bà con chủ động rút ngắn thời gian làm đất, có nhiều hộ gia đình buổi sáng thu hoạch lạc xong buổi chiều tiến hành làm đất và gieo đậu ngay.

Qua khảo sát thực tế tại địa phương thì hầu hết người dân vẫn sử dụng trâu bò để làm đất, chỉ có xã Hương Thuỷ và xã Phú Gia ngoài sử dụng trâu bò thì một số hộ gia đình có sử dụng máy cày để làm đất trên diện rộng và máy cày ở đây cũng là do nhiều hộ gia đình góp lại để mua.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của cây đậu xanh vụ hè thu ở huyện hương khê tỉnh hà tĩnh (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w