. Các thông tin về chi phí đầu tư, năng suất,sản lượng, thu nhập
3.2.3. Thực trạng sử dụng giống đậu xanh ở huyện Hương Khê
Yêu cầu đối với một giống đậu xanh tốt là phải có năng suất cao 15 - 20 tạ/ha, phẩm chất tốt phù hợp với từng mục đích nhất định, có thời gian sinh trưởng ngắn để có thể tăng vụ, ra hoa, quả và chín tương đối tập trung, chỉ cần thu hoạch 2 - 3 đợt là cơ bản hết quả, có khả năng chống chịu được sâu bệnh hại chính, đặc biệt là các bệnh phấn trắng, đốm nâu, gỉ sắt v.v... có khả năng thích ứng rộng và không hoặc ít mẫn cảm với quang chu kỳ... [16].
Tuy đậu xanh là loại cây trồng quen thuộc lâu đời của nông dân ta, có nhiều giá trị kinh tế và giá trị sử dụng, dễ tiêu thụ, giá cao, thời gian sinh trưởng lại ngắn, thích hợp với nhiều công thức luân canh, tăng vụ nhưng nó chỉ được xem là cây trồng phụ. Công tác nghiên cứu để chọn tạo giống mới chưa được quan tâm đầy đủ, trong sản xuất chủ yếu các giống cũ chưa được chọn lọc. Những năm gần đây, các cơ quan nghiên cứu nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành nhập nội, chọn lọc và lai tạo giống phù hợp để giới thiệu cho sản xuất. Do đó một số giống tốt đã được phòng nông nghiệp huyện phổ biến cho bà con, góp phần nâng cao năng suất đậu xanh như 92-1, VN93-1, đậu ĐăcLăc.
Các giống cải tiến được phổ biến trong sản xuất đã góp phần quan trọng nâng cao năng suất đậu xanh, đưa đậu xanh trở thành cây trồng có ý nghĩa kinh
tế. Do khả năng thích ứng của giống mới đã nâng cao diện tích và sản lượng đậu xanh huyện Hương Khê một cách đáng kể.
Bộ giống đậu xanh Hè Thu năm nay gồm có: 92-1, VN93-1, đậu ĐăcLăc, đậu địa phương.
Được sự chỉ đạo của phòng nông nghiệp huyện, trạm khuyến nông và uỷ ban nhân dân các xã nên một số giống nhập nội năng suất cao đã được người dân huyện Hương Khê gieo trồng thử vài năm trở lại đây, tuy nhiên diện tích gieo trồng giống nhập nội vẫn còn rất ít, một phần vì bà con đã quen thuộc với giống địa phương có từ lâu đời nên không dám mạnh dạn thay đổi giống mới sợ gặp rủi ro, một phần vì các giống mới này chưa được trồng thử nghiệm và phổ biến rộng rãi cho bà con. Một ví dụ điển hình là ở xã Hương Xuân, năm 2007 đã tiến hành thí nghiệm so sánh giống địa phương, 92-1 và KPS1 nhưng do điều kiện thời tiết khó khăn nên đành phải huỷ bỏ vì thế mà bà con vẫn tin tưởng vào giống địa phương. Và một yếu tố hạn chế sử dụng các giống mới đó là giá tiền hạt giống địa phương rẻ hơn các giống mới rất nhiều. Trong vụ Hè Thu năm 2008, giá tiền hạt giống địa phương là 11.000 - 13.000 đồng/kg, trong khi đó giá giống mới là 22.000 đồng/kg .
Không chỉ có giá tiền hạt giống tăng cao mà giá tiền vật tư nông nghiệp khác cho sản xuất cũng tăng mạnh vì thế người dân không dám mạnh dạn hoặc không có đủ điều kiện để đầu tư cho sản xuất, họ chỉ còn biết trông chờ vào thiên nhiên, được mùa thì tốt còn không cũng đành phải chấp nhận.
Riêng có một mặt tích cực là giống đậu ĐăcLăc đang được bà con sử dụng nhiều ở trà muộn do giống này có thời gian sinh trưởng ngắn nên đến mùa mưa bão xảy ra thì bà con cũng đã thu hái được lứa đầu, điển hình là ở xã Phú Gia, xã Gia Phố.
Qua điều tra thực tế tại địa phương thì hầu hết người dân đều sử dụng giống địa phương trên diện tích rộng lớn, mặc dù năm 2007 bà con chỉ thu hái được lứa đầu tiên nên vẫn còn giống để gieo trồng, một số gia đình bị lũ cuốn trôi thì phải mua ở các hộ gia đình khác hoặc mua ở trạm khuyến nông. Giống
địa phương chủ yếu là giống đậu Hà Nội và đậu Thái Bình được bà con gieo trồng đã khá lâu nhưng theo ý kiến của nhiều người dân thì đậu Thái Bình vẫn được bà con gieo trồng nhiều hơn vì họ cho rằng đậu Thái Bình có thời gian sinh trưởng ngắn hơn đậu Hà Nội.
3.6. Đặc điểm các giống đậu xanh được sử dụng ở huyện Hương Khê
Giống Đặc điểmthân, lá Đặc điểm hạt Thời gian sinhtrưởng (ngày) thích nghiKhả năng
Địa phương Thấp cây, lánhỏ Vỏ hạt xanh bóng,đẹp mã 75 Chống đổkém
92-1 Cây cao trungbình, lá vừa Vỏ mốc, ruột vàng 65 - 70 Chống đổtốt
VN93-1 Cây cao trung
bình, lá vừa vỏ mốc, ruột vàng 75 - 80
Chống đổ tốt
Đậu Đăclăc Cây cao, lá to Vỏ mốc, ruộtvàng, thơm 60 - 70 chịu nóngtốt (Nguồn: Thu thập từ số liệu điều tra) Các giống đậu xanh địa phương của ta tuy chưa có điều kiện tập hợp và đánh giá đầy đủ, nhưng qua các giống đã biết lâu nay thì thấy có những ưu điểm chính là thời gian sinh trưởng ngắn, dễ tính, có thể trồng ở điều kiện khó khăn, chất lượng tốt, bở, bùi, thơm,... nhiều quả v.v... Nhưng cũng có không ít nhược điểm như yếu cây, dễ đổ nên khó trồng trong vụ hè, không chịu được thâm canh, không hoặc yếu chịu nóng, kém chịu bệnh, ra hoa và quả rải rác nên thu hoạch tốn công và hao hụt nhiều vì vỏ quả dễ tách khi gặp nắng mà chưa kịp thu hoạch. Quả bé, đa số là hạt bé, do đó mà năng suất thấp và không ổn định mặc dù về mặt tiềm năng thì rất có nhiều giống cho năng suất cao mà vùng nào cũng có thể có.
Hiện tại trong sản xuất, khi một giống này hoặc một giống khác được sử dụng ở một vùng nào đó là do sự ngẫu nhiên mà không có quá trình so sánh để
cùng chọn lựa cho chắc chắn vì người nông dân thiếu các thông tin và tài liệu cần thiết, có khi còn do tập quán, phong trào hoặc do đòi hỏi nào đó của thị trường v.v... mà lắm lúc chính họ cũng không hiểu rõ.
Cũng như các loại cây trồng khác, giống là tiền đề, muốn đẩy mạnh phát triển đậu xanh, trước hết cần mạnh dạn thay thế các giống cũ năng suất thấp bằng ngay các giống địa phương đã qua chọn lọc thuần hơn và các giống mới khác có tiềm năng lớn, có nhiều đặc tính tốt do các cơ quan nghiên cứu khoa học, các tổ chức khuyến nông giới thiệu.