Thực trạng gieo đậu xanh ở huyện Hương Khê

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của cây đậu xanh vụ hè thu ở huyện hương khê tỉnh hà tĩnh (Trang 42 - 46)

. Các thông tin về chi phí đầu tư, năng suất,sản lượng, thu nhập

3.2.5.Thực trạng gieo đậu xanh ở huyện Hương Khê

Cây trồng nói chung, cây đậu nói riêng trong quá trình sinh trưởng phát triển trong quần thể có mối liên hệ với nhau để tạo ra năng suất. Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây bị chi phối với nhiều quy luật, trong đó có quy luật cạnh tranh loài. Đó là sự cạnh tranh về ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, quá trình hấp thụ nước, dinh dưỡng của từng cá thể. Cây trồng sẽ phát triển tốt nếu như đảm bảo tình trạng cân đối và hài hoà các nhu cầu trên đối với từng loại giống, điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai, mùa vụ,...cụ thể.

3.8. Mật độ gieo đậu xanh ở huyện Hương Khê

Lượng giống (kg/sào) Khoảng cách

Xã Hương Thuỷ 1,2 - 1,5 (30 - 35) x (8 - 10) Xã Hương Xuân 1 - 1,5 (30 - 40) x (8 - 10) Xã Phú Gia 1,5 (35 - 40) x (8 - 10) Xã Lộc Yên 1 - 1,2 (30 - 40) x (6 - 8)

(Nguồn: Thu thập từ số liệu điều tra) Mật độ thực tế đồng ruộng là yếu tố kỹ thuật rất quan trọng đối với năng suất đậu xanh, nhiều kết luận cho rằng mật độ là yếu tố kỹ thuật hàng đầu để đạt năng suất đậu xanh cao. Mật độ là một trong những yếu tố chi phối điều kiện tiểu khí hậu đồng ruộng và ngược lại, điều kiện khí hậu tác động trở lại đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Mật độ gieo trồng hợp lý sẽ tận dụng được các nguồn lực phân bón, đất đai, ánh sáng để cho năng suất cao. Nếu mật độ thưa, ánh sáng phân bố đều trên bề mặt tán cây từ gốc đến ngọn sẽ tạo điều kiện để cây sinh trưởng tốt, phân cành nhiều, cây hút được nhiều dinh dưỡng, tích luỹ được nhiều chất khô,... nhưng mật độ thưa có thể năng suất cá thể cao còn năng suất quần thể lại thấp nên hiệu quả sản xuất thấp. Nếu trồng mật độ dày, các cây cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng, cây sẽ vươn cao, đường kính thân nhỏ, phân cành ít,... thời kỳ ra hoa kết quả ít, rụng nhiều, khả năng quang hợp giảm ảnh hưởng tới sự tích luỹ chất dinh dưỡng cho quả và hạt, do vậy trồng dày số quả trên cây ít, nhỏ, năng suất từng cây thấp, năng suất chung kém lại tốn công tốn giống.

Mật độ gieo trồng một mặt ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, mặt khác còn ảnh hưởng đến phát sinh và gây hại của sâu bệnh. Vì vậy mật độ gieo trồng hợp lý được coi là biện pháp canh tác phòng trừ sâu bệnh. Gieo trồng quá thưa tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại cỏ dại phát triển, tranh chấp dinh dưỡng và nước với cây trồng. Gieo trồng quá dày làm cho ruộng không thoáng, ẩm độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát triển và tích luỹ gây hại.

Để xác định khoảng cách và mật độ gieo hợp lý phải căn cứ vào các yếu tố sau: Thời gian sinh trưởng của giống, khả năng phân cành và tán cây, mùa vụ gieo trồng, phương thức trồng (trồng xen, trồng thuần), độ màu mỡ của đất và mức độ đầu tư, thâm canh.

Tuy nhiên trong thực tế lượng giống gieo và khoảng cách gieo là do người dân quyết định, họ không bắt buộc phải theo như quy trình đã hướng dẫn mà phần lớn là theo kinh nghiệm trồng trọt và lượng giống của gia đình mình có. Qua điều tra ở 5 xã cho thấy lượng giống gieo dao động trong khoảng 1 - 1,5 kg/sào, gieo vãi theo hàng đã rạch sẵn, có thể dùng cuốc hoặc dùng cày để rạch hàng. Phương pháp này không tốn công, tiết kiệm thời gian, giải phóng thời vụ gieo nhanh chóng nhưng lượng giống phải tăng hơn và mật độ cây không đều.

Độ sâu gieo hạt thích hợp nhất cho hầu hết các giống và đất trồng khoảng 2,0 - 3,0 cm. Lớp đất phủ hạt mỏng hay dày có ảnh hưởng tới khả năng nảy mầm và sự mọc của hạt thông qua độ ẩm và nhiệt độ đất. Nếu hạt bị phủ đất quá sâu, thời gian để cây mọc khỏi mặt đất sẽ kéo dài, thân mầm có hiện tượng vươn dài và yếu. Nếu phủ hạt với lớp đất mỏng quá, khi gặp mưa thì hạt dễ bị trơ khỏi mặt đất, dẫn đến tỷ lệ mọc mầm của hạt bị ảnh hưởng và mật độ không đều [18]. Để góp phần mở rộng diện tích, tăng năng suất đậu xanh thì việc lựa chọn kỹ thuật gieo trồng hợp lý có một ý nghĩa to lớn. Đất đủ ẩm nên gieo ngay, đất cát hơi khô nên gieo sâu. Đặc biệt trong vụ hè thời điểm gieo hạt thường gặp nhiệt độ cao nếu đất khô, hạt hút nước không đủ để nảy mầm rất dễ bị thối, tốt nhất không nên gieo hạt trên nền đất khô.

Qua bảng trên ta thấy rằng, ở xã Gia Phố, xã Hương Thuỷ và xã Hương Xuân là đảm bảo lượng giống và khoảng cách gieo. Còn ở xã Phú Gia, điển hình là xã gieo trồng giống mới, theo quy trình kỹ thuật thì các giống này phải đảm bảo 25 - 35 cây/m2 tương đương với lượng giống gieo 22 - 25 kg/ha nhưng do người dân lo sợ nhiều yếu tố hạn chế sự sinh trưởng của cây nên đã gieo với lượng giống lớn hơn, mặc dù giá tiền hạt giống mới này cao hơn giống địa phương rất nhiều nhưng do đây là cây trồng chính trong vụ hè thu, hơn nữa phần lớn là giống được cất giữ từ mùa vụ trước nên khâu giống được bà con đầu tư rất nhiều.

Ở xã Lộc Yên lại gieo với mật độ quá thưa, với giống địa phương yêu cầu là phải từ 26 - 28 kg/ha nhưng phần lớn bà con ở đây chỉ gieo với lượng từ 22 - 25 kg/ha.

Như vậy kỹ thuật gieo đậu xanh ở huyện Hương Khê chủ yếu là dựa vào tập quán canh tác của từng địa phương, chưa đảm bảo quy trình của từng giống. Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận một thực tế là để đảm bảo mật độ đúng như quy trình kỹ thuật là hết sức khó khăn vì có rất nhiều nguyên nhân làm giảm mật độ trên ruộng sản xuất. Trong thực tế sản xuất hiện nay, mật độ đậu thu hoạch thực tế trên đồng ruộng thường rất thấp do đó hạn chế nhiều năng suất đậu xanh.

Những nguyên nhân chủ yếu làm mật độ thực thu trên ruộng đậu thấp là:

- Lượng giống gieo ít: Để đảm bảo mật độ gieo 35 - 40 cây/m2, lượng giống gieo phải là 27 - 28 kg/ha. Do vậy chi phí về giống thường lớn.

- Tỷ lệ mọc thấp: Tỷ lệ mọc thấp có thể do giống xấu hoặc do gặp điều kiện bất thuận khi gieo (nhiệt độ, ẩm độ đất quá thấp hoặc cao quá), hoặc do cả 2 nguyên nhân trên.

- Chết cây trong quá trình sinh trưởng: Có thể chết cây do cơ giới khi xới xáo, làm cỏ. Nhưng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chết cây là sâu bệnh, nguy hiểm nhất là bệnh lở cổ rễ, thối cây con,... có thể gây giảm mật độ nghiêm trọng, có khi mất tới 50 - 80% số cây.

Nói chung đậu xanh cũng như một số cây họ đậu ngắn ngày khác ở nước ta là cây hàng hẹp. Muốn đạt năng suất cao, mật độ cần khoảng 25 - 40 cây/m2.

Giống địa phương gieo 45 - 50 cây/m2 tương đương với lượng giống từ 27 - 28 kg/ha; giống mới gieo 25 - 35 cây/m2 tương đương lượng giống là 22 - 25 kg/ha.

Với những giống thấp cây, ít cành cần được gieo dày 40 - 50 cây/m2, còn những giống cao hơn, nhiều cành hoặc nơi đất tốt thì gieo thưa hơn 30 - 40 cây/m2. Có thể gieo theo cụm hoặc gieo theo hàng với khoảng cách: (35 - 40) cm x (6 - 8) cm, nếu gieo hốc thì cũng để khoảng cách là 12 - 15 cm và để mỗi hốc 2

cây. Độ sâu gieo hạt chỉ cần 2 - 3 cm, vì hạt bé do đó không nên gieo sâu sẽ khó mọc [15].

Lượng hạt giống gieo cũng tuỳ thuộc vào từng giống vì mỗi giống có cỡ hạt khác nhau. Do vậy lượng giống nên tính theo số hạt trên đơn vị diện tích hơn là khối lượng hạt.

Trong thực tế sản xuất mật độ không phải cố định khắp mọi nơi mà thay đổi tuỳ theo chất đất, ẩm độ, giống, phân bón và kỹ thuật thâm canh, sâu bệnh,... Mật độ trồng hợp lý sẽ tận dụng tốt ánh sáng mặt trời, khai thác các tiềm năng của đất, cây sinh trưởng phát triển thuận lợi và có khả năng phát huy tiềm năng của giống, đem lại hiệu quả cao cho người sản xuất.

Với cây đậu xanh, trong điều kiện hiện tại thì mật độ đang là một trong những nguyên nhân chính làm cho năng suất thấp. Cần phấn đấu tăng thêm mật độ lên một cách hợp lý cả trên diện tích trồng thuần và trồng xen, tuỳ theo giống, đất đai, phân bón và chế độ canh tác, để tận dụng được tối đa khả năng quang hợp, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng để có năng suất cao. Nếu tăng mật độ cây một cách hợp lý sẽ là một biện pháp kỹ thuật tăng năng suất rẻ tiền.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của cây đậu xanh vụ hè thu ở huyện hương khê tỉnh hà tĩnh (Trang 42 - 46)