Thực trạng sử dụng các công thức luân canh trên địa bàn huyện Hương Khê

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của cây đậu xanh vụ hè thu ở huyện hương khê tỉnh hà tĩnh (Trang 29 - 31)

. Các thông tin về chi phí đầu tư, năng suất,sản lượng, thu nhập

3.1.3.Thực trạng sử dụng các công thức luân canh trên địa bàn huyện Hương Khê

huyện Hương Khê

Luân canh là sự luân phiên thay đổi cây trồng theo không gian và thời gian trong một chu kỳ nhất định. Luân canh là một biện pháp kỹ thuật nhằm mục đích lợi dụng tốt nhất các điều kiện tự nhiên và xã hội cụ thể của từng vùng sản xuất. Phải nói rằng luân canh là trung tâm của các biện pháp kỹ thuật khác, khi có chế độ luân canh ổn định thì các biện pháp mới phát huy kỹ thuật. Với mức đầu tư kinh tế nhất định luân canh làm tăng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên từ đó tăng tổng sản lượng và mang lại lợi nhận cao nhất.

3.3. Một số công thức luân canh trên địa bàn huyện Hương Khê

TT Công thức luân canh Điều kiện áp dụng

1 Lúa Đông Xuân - Lúa Hè Thu - Cây vụ Đông Đất 2 lúa trũng, chủ động nước 2 Lạc Đông Xuân - Đậu Hè Thu - Lúa Mùa muộn Đất thịt nhẹ, đất bồi ven song 3 Lạc Đông Xuân - Đậu Hè Thu - Ngô Đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất bồi ven sông 4 Lạc Đông Xuân – Đậu Hè Thu - Rau vụ Đông Đất thịt nhẹ, đất cát

pha, đất bồi ven sông 5 Lạc Đông Xuân - Đậu Hè Thu - Mía, sắn

Đất thịt nhẹ, đất thịt nặng, đất cát pha, đất bồi ven sông

(Nguồn: Phòng NN - PTNT Hương Khê 2008)

Qua khảo sát thực tế tại địa phương việc sử dụng biện pháp luân canh có từ rất lâu, người dân chỉ biết luân canh các loại cây trồng theo kinh nghiệm và các công thức luân canh đó cứ lặp đi lặp lại theo thời vụ, họ chưa thực sự dám mạnh dạn thay đổi các loại cây trồng khác nhằm mang lại hiệu quả cao hơn. Qua bảng chúng ta sẽ thấy rõ hơn về vấn đề này:

- Công thức 1: Lúa Đông Xuân - Lúa Hè Thu - Cây vụ Đông

Công thức này chủ yếu sản xuất trên đất 2 lúa. Lúa là cây lương thực được bà con chú trọng hơn cả tuy nhiên người dân tập trung chủ yếu đầu tư cho vụ lúa Đông Xuân còn lúa Hè Thu chiếm diện tích ít hơn, mặt khác lúa Hè Thu được gieo cấy trên ruộng lúa Đông Xuân nên bị nhiễm sâu bệnh nhiều hơn, có khă năng bị hạn hán nên năng suất cũng thấp hơn. Cây vụ Đông được trồng trên đất 2 lúa chủ yếu là khoai lang, nó cũng mang lại một phần thu nhập cho bà con nông dân đặc biệt là cung cấp một lượng lớn thức ăn cho chăn nuôi.

- Công thức 2: Lạc Đông Xuân - Đậu Hè Thu - Lúa Mùa muộn

Đây là công thức mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân tuy nhiên cần phải gieo đậu sớm để tránh lụt vì phần lớn đậu xanh được gieo trên chân đất cát pha, đất bồi ven sông nên khi mùa mưa lũ tới nếu không thu hoạch kịp bà con sẽ bị thiệt hại rất nhiều.

Công thức này không chỉ có tác dụng cải tạo đất tốt mà còn có tác dụng hạn chế sâu bệnh.

- Công thức 3: Lạc Đông Xuân - Đậu Hè Thu - Ngô - Công thức 4: Lạc Đông Xuân - Đậu Hè Thu - Mía, sắn

Công thức này có phần hợp lý, cây đậu, cây lạc là những cây cải tạo đất trong khi đó mía, ngô, sắn là các loại cây phàm ăn nên việc trồng chúng trên nền đất trồng đậu, lạc là một biện pháp đúng đắn. Tuy nhiên trong những năm trở lại

đây thì cây mía ở huyện Hương Khê đã giảm hẳn do năng suất thấp, không có thị trường tiêu thụ, thay vào đó là cây ngô đang được bà con chú trọng sản xuất.

- Công thức 5: Lạc Đông Xuân - Đậu Hè Thu - Rau vụ Đông

Nếu không trồng ngô thì thay vào đó bà con sẽ trồng các loại rau vụ đông như rau cải, dưa chuột, hành tỏi,... Các loại cây này phát triển trên nền đất đậu rất tốt nên bà con không cần phải đầu tư nhiều mà cũng có thu nhập đáng kể.

Từ các công thức trên ta thấy rằng cây đậu xanh là cây chủ lực trong vụ Hè Thu của bà con huyện Hương Khê, nếu như được quan tâm đúng mức thì chắc chắn nó sẽ góp phần xây dựng một nền nông nghiệp bền vững cho huyện nhà.

Luân canh cũng là biện pháp kỹ thuật làm tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên do tập quán và trình độ của người dân còn có nhiều hạn chế nên việc sử dụng cơ cấu cây trồng trong các công thức luân canh chưa thực sự đạt hiệu quả cao về kinh tế cũng như các hiệu quả khác.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của cây đậu xanh vụ hè thu ở huyện hương khê tỉnh hà tĩnh (Trang 29 - 31)