Giải pháp phát triển làng nghề CBH Sở Phú Lợ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chế biến hải sản ở xóm phú lợi, xã quỳnh dị, quỳnh lưu ngệ an (Trang 67 - 71)

- Tìm hiểu các nguồn lực tác động đến Làng Nghề.

4.4.2.Giải pháp phát triển làng nghề CBH Sở Phú Lợ

2. Theo khu vực kinh tế

4.4.2.Giải pháp phát triển làng nghề CBH Sở Phú Lợ

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực là nhân tố cơ bản của sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Vấn đề quan trọng không chỉ là số lượng mà là chất lượng nguồn nhân lực.

Vì vậy huyện cần có chính sách khuyến khích và đầu tư thoả đáng cho công tác đào tạo nghề trong các ngành tiểu thủ công và các làng nghề nhằm khắc phục tình trạng tự phát, manh mún trong các ngành nghề và làng nghề. Quan điểm và các chính sách đào tạo nghề trrong các ngành nghề TTCN cần phải đổi mới theo hướng phát huy vai trò của các thành phần kinh tế, huy động các nguồn lực trong dân vào sự nghiệp đào tạo, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Đổi mới công nghệ, kỹ thuật và đa dạng hoá sản phẩm trong LN

Đổi mới công nghệ, hiện đại hoá kỹ thuật sản xuất là một trong các giải pháp quan trọng có ảnh hưởng tới sự phát triển của LN. Có như vậy làng nghề mới có

phẩm. Đây chính là mặt tác động trở lại của CNH-HĐH đến sản xuất ở LN. Do đó phải đổi mới công nghệ thiết bị dần từng bước trên một số nguyên tắc:

- Công nghệ cũ tỏ ra không thích hợp và sản phẩm sản xuất ra bằng công nghệ cũ này không đủ khả năng cạnh tranh do chất lượng hay giá thành.

- Công nghệ được lựa chọn phải thích hợp với công nghệ truyền thống về trình độ kỹ thuật, về quy mô sản xuất và quan trọng là về vốn đầu tư.

- Hiện đại hoá công nghệ truyền thống nhưng phải đảm bảo nguyên tắc sản phẩm sản xuất ra không bị mất đi tính truyền thống.

- Hiện đại hoá công nghệ đảm bảo vệ sinh môi trường, chống ô nhiễm môi trường.

- Vấn đề hiện đại hoá công nghệ phải lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo.  Mở rộng và phát triển đồng bộ thị trường cho LN

- Thị trường vốn

Vốn là nhân tố cơ bản tạo ra tăng trưởng và phát triển kinh tế. Việc phát triển làng nghề phải trên quan điểm huy động tối đa mọi nguồn vốn trong dân vào phát triển kinh tế. Công cuộc CNH-HĐH và phát triển kinh tế đòi hỏi phải huy động rất nhiều nguồn lực, trong đó quan trọng nhất đó là vốn, tài chính. Một mặt, hiện chúng ta đang gặp khó khăn thiếu vốn, nhưng mặt khác, theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì các nguồn lực, bao gồm cả nguồn vốn nhàn rỗi còn tồn đọng trong dân chưa được huy động vào sản xuất kinh doanh còn khá lớn. Việc khôi phục, bảo tồn và phát triển các cơ sở ngành nghề, làng nghề ở nông thôn cần phải bảo đảm yêu cầu huy động tối đa mọi nguồn vốn nhà rỗi trong dân vào thực hiện công cuộc CNH-HĐH và phát triển kinh tế nông thôn.

Tăng vốn cho vay từ các nguồn vốn tín dụng đầu tư, quỹ hỗ trợ phát triển, ngân hàng phục vụ cho người nghèo và các ngân hàng chuyên doanh tăng vốn cho vay với lãi suất ưu đãi, có thời hạn từ 1-2 năm. Các ngân hàng thương mại và quỹ đầu tư nâng cao trách nhiệm trong việc tạo điều kiện cho sản xuất trong làng nghề vay trên cơ sở thẩm định chắc chắn hiệu quả của dự án. Ngoài ra cần

giải quyết cho vay vốn lưu động đáp ứng chu kỳ vòng quay của sản phẩm, tạo điều kiện cho người sản xuất chủ động trong hoạt động tài chính.

- Về nguyên liệu sản xuất: Nghiên cứu để thành lập các tổ chức xúc tiến thương mại, khai thác cung cấp vật tư nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề.

- Thị trường tiêu thụ:

Thị trường là nhân tố rất quan trọng trong việc phát triển sản xuất kinh doanh của làng nghề hiện nay. Trong những năm qua sản phẩm hàng hoá của làng nghề sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Những giải pháp chính mở rộng thị trường tiêu thụ:

Trước tiên người sản xuất trong các làng nghề cần tự điều tra nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng (trong nước và ngoài nước) nhằm định hướng cho sản xuất. Cụ thể cần quan tâm đến những vấn đề sau:

Thu thập thông tin về thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng về các mặt số lượng, chất lượng, loại sản phẩm, hình thức, xử lý thông tin về thị trường và nghiên cứu để sản xuất sản phẩm phù hợp.

Lập kế hoạch cho sản xuất, quá trình thực hiện kế hoạch có điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến thực tế trên thị trường.

Chiến lược tiêu thụ: bao gồm cả việc tổ chức bán ra và tiếp tục thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh sản xuất.

Cải tiến, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại, áp dụng kỹ thuật mới để có sản phẩm chất lượng cao, giá cả ngày càng hợp lý, có sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển.

Tổ chức liên hệ với nhau cả trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để tăng thêm sức cạnh tranh.

 Thành lập “Trung tâm thông tin thị trường và xúc tiến thương mại”

 Tổ chức tiếp thị, thông tin dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm, chống ép cấp, ép giá đối với sản phẩm làng nghề. Các tổ chức các nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động tiêu thụ sản phẩm làng nghề được tạo mọi điều kiện thuận lợi như đối với cơ sở sản xuất làng nghề.

Hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế xã hội làng nghề.

Tiếp tục xây dựng và mở rộng các tuyến đường quốc lộ và các tuyến đường liên thôn và xã. Tiếp tục thực hiện bê tông hoá đường thôn, làng. Phát triển hệ thống điện, xây dựng thêm các trạm biến áp, xây dựng và nâng cấp các hệ thống đường điện nông thôn. Huyện phải tiếp tục chỉ đạo xây dựng hệ thống thoát nước thôn xóm, đảm bảo cho đời sống và sản xuất của người dân.

Tiếp tục xây dựng, nâng cấp hệ thống trạm xá, trường học cho các xã trong huyện. Tăng cường khuyến khích lắp đặt hệ thống điện thoại, điện sinh hoạt một cách tích cực đến mọi người dân.

Trong giải pháp về hạ tầng đối với làng nghề thì chúng ta cần chú ý đến vấn đề quy hoạch và giải quyết mặt bằng sản xuất cho các làng nghề. Lập quy hoạch, kế hoạch cho phát triển LNTT là biện pháp hết sức quan trọng trong việc sắp xếp bố trí các khu vực dân cư, nhà cửa, công xưởng, nguyên vật liệu, vừa đảm bảo cho các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động và đi lại thuận lợi, vừa đảm bảo cho việc lưu thông hàng hoá, nhưng phải bảo vệ được cảnh quan sinh thái và môi trường sống trong lành cho khu vực dân cư của làng nghề, đây là vấn đề rất lớn và đòi hỏi bức xúc. Chính quyền địa phương cần khẩn trương tiến hành việc nghiên cứu, quy hoạch khu dân cư, khu sản xuất sao cho vừa hiện đại, vừa văn minh và đảm bảo được cuộc sống hài hoà, môi trường không bị ô nhiễm. Kế hoạch cụ thể phải được tính toán kỹ lưỡng và có bước đi thích hợp không gây sáo trộn làm ảnh hưởng đến sản xuất cũng như đời sống của người lao động trong làng nghề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách của nhà nước có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho LNTT phát triển. Nhưng đến nay chưa có một luật, chính sách nào được ban hành có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của LNTT

Về môi trường sinh thái

Việc mở rộng, khôi phục và phát triển làng nghề ở Quỳnh Lưu đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống và sản xuất. Vì vậy, trước hết cần tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hỗ trợ về thông tin, kỹ thuật để các cơ sở sản xuất có điều kiện xử lý, giảm gây ô nhiễm môi trường từ sản xuất. Mặt khác nhà nước cần sớm có quy hoạch xây dựng sản xuất cho làng nghề, các cụm công nghiệp nhỏ tập trung với hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh sẽ dễ dàng cho việc kiểm soát ô nhiễm, xử lý rác thải bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chế biến hải sản ở xóm phú lợi, xã quỳnh dị, quỳnh lưu ngệ an (Trang 67 - 71)