Tác động của làng nghề đến sự thay đổi của môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chế biến hải sản ở xóm phú lợi, xã quỳnh dị, quỳnh lưu ngệ an (Trang 62 - 64)

- Tìm hiểu các nguồn lực tác động đến Làng Nghề.

4.2.3.Tác động của làng nghề đến sự thay đổi của môi trường

2. Theo khu vực kinh tế

4.2.3.Tác động của làng nghề đến sự thay đổi của môi trường

Nghề chế biến hải sản đã làm đổi đời cho nhiều hộ dân nơi đây, kéo theo đó quy mô sản xuất của các cơ sở ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, do phát triển tự phát không theo quy hoạch nên làng nghề đã nảy sinh vấn nạn ô nhiễm môi trường.

Theo kết quả điều tra 100% cơ sở sản xuất đều chưa có hệ thống xử lý nước thải. Các hộ đều xả chất thải trực tiếp ra cống rãnh xung quanh, ra sông Hoàng Mai. Mùa nắng, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, mùa mưa thì nước bẩn theo các con mương dẫn vào khu dân cư. Chưa kể đến hoạt động sản xuất của các hộ dân ở đây diễn ra ngay tại nhà, nguyên liệu sản xuất thường thu hút rất nhiều ruồi nhặng. Đây là nguồn trung gian gây các bệnh về đường ruột thường gặp như dịch tiêu chảy, tả, lỵ.

Điều khiến người dân ở đây lo ngại nhất là lượng nước bẩn này sau thời gian dài đã ngấm vào lòng đất, đe dọa nguồn nước sinh hoạt.

Hộp 4.4 Ý kiến người dân về môi trường làng nghề

Chúng tôi ở đây cũng thấy quen nhưng khách qua đường thì ai cũng phải bịt mũi. Đặc biệt là những ngày thời tiết âm u, mưa phùn thì mùi hôi bốc lên càng nồng nặc, ai cũng chỉ muốn phóng xe thật nhanh.Tôi sợ ngửi nhiều sẽ viêm đường hô hấp. Chúng tôi chỉ nghĩ đến làm bán kiếm lãi chứ chưa nghĩ đến việc bảo vệ môi trường.

(Nguyễn Quốc Thiện phú Lợi,Quỳnh Dị)

Tôi rất ngại đi qua đoạn đường từ cầu Quỳnh Phương đến hết xóm Phú Lợi. Mùi cá khô lẫn mùi nước mắm nồng nặc, nắng lên đầu óc choáng váng và rầu rĩ. Trời mưa lại ngửi thấy mùi thum thủm của cá ươn rất khó chịu

(Chị Lê Thị Lương, người qua đường)

( Nguồn: ghi chép thực địa)

Trong quy trình chế biến nước mắm có nhiều giai đoạn gây ô nhiễm môi trường:

- Giai đoạn thu gom nguyên liệu: Chượp được đóng vào bao (muối, nước, cá) và vận chuyển đến cơ sở chế biến. Trong quá trình vận chuyển có sự hao chượp gây ra mùi hôi thối và thu hút rất nhiều ruồi nhặng, tạo ra trung tâm của bệnh dịch.

- Giai đoạn đánh khuẩy: Đây là giai đoạn cá chưa được chín, đánh khuẩy để tăng diện tích tiếp xúc cho các vi sinh vật có ích, chượp mau chín hơn. Khi đánh có mùi hôi tanh bay lên từ bể chứa gây ô nhiễm nguồn không khí, tạo điều kiện

- Giai đoạn sục rửa bể đựng cặn mắm, muối nước thải được người dân tống thẳng xuống sông hay cống rãnh xung quanh nhà, làm cặn mắm lưu cữu dưới cống rãnh, dưới sông. Làm cho cống rãnh bốc mùi hôi thối, dòng sông bị ô nhiễm nặng.

Các cấp chính quyền và người dân địa phương làng nghề đều nhận thức được khá rõ về môi trường, song với tính chất là những cơ sở sản xuất hộ gia đình nhỏ, thiếu vốn, cơ sở vật chất nghèo nàn, chắp vá thiếu đồng bộ thì vấn đề ô nhiếm môi trường xảy ra là chuyện đương nhiên. Như vậy, giải quyết ô nhiễm môi trường tại các làng nghề đang và sẽ là vấn đề nan giải. Nan giải ở chỗ làm sao phải cân bằng được giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chế biến hải sản ở xóm phú lợi, xã quỳnh dị, quỳnh lưu ngệ an (Trang 62 - 64)