Quy mô sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chế biến hải sản ở xóm phú lợi, xã quỳnh dị, quỳnh lưu ngệ an (Trang 50 - 60)

- Tìm hiểu các nguồn lực tác động đến Làng Nghề.

4.1.2.Quy mô sản xuất

2. Theo khu vực kinh tế

4.1.2.Quy mô sản xuất

4.1.2.1. Loại hình sản phẩm và giá trị kinh tế Nguyên liệu

Phân loại

Cá đáy Cá nổi

Đánh khuẩy Gài nén (bổ sung dứa)

Chượp chín Chượp chín

Kéo rút

Bảng 4.2 Chủng loại sản phẩm và giá trị kinh tế Thứ tự Loại sản phẩm Sản lượng

( Nghìn lít)

Đơn giá Doanh thu (Tỷ đồng) Ghi chú 1 Nước mắm - Loại 1: - Loại 2: - Loại 3 250 1.300 500 25000/l 12000/l 8000/l 6,25 15.6 4 Chưa trừ chi phí. 2 Cá phơi hấp sấy khô 450 (tấn) 18.000/kg 8,1 Chưa trừ chi phí.

(Nguồn:Báo cáo kết quả 2008 của UBND xã Quỳnh Dị)

Ngoài hai loại sản phẩm nước mắm và cá phơi hấp sấy khô còn có một số loại sảm phẩm hải sản chế biến khác như: tôm sấy, mực đông lạnh... nhưng sản lượng còn ít, giá trị sản xuất chưa cao. Hiện nay, sản phẩm chủ lực của làng nghề là sản xuất nước mắm. Sở dĩ có sự lựa chọn đó bởi vì sản xuất nước mắm là một nghề dễ làm,cần một lượng vốn không quá lớn và dễ tiêu thụ.

4.1.2.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Với các sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chất lượng cao, không sử dụng hoá chất thì LN chế biến hải sản ở Phú Lợi đang dần tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường trong huyện và ngày càng chiếm lĩnh được thị trường ngoài tỉnh, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng nội địa. Thị trường tiêu thụ cụ thể của các làng nghề như sau:

Tại LN có doanh nghiệp Minh Tuấn chuyên tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề. Ngoài ra có hơn 100 lao động chế biến mang sản phẩm bán cho nhân dân trong huyện là chủ yếu, chỉ có 7- 8 hộ là mang sản phẩm bán ra ngoài huyện, ngoài tỉnh với số lượng rất ít. Do vậy tình hình tiêu thụ sản phẩm rất chậm nên tốc độ sản xuất kinh doanh bị lãng phí rất lớn.Thương hiệu quảng bá chất lượng đặc sản chưa có, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn rất hạn chế.

Biểu đồ 4.1: Các kênh tiêu thụ sản phẩm của Làng Nghề

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Nói chung sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ đến đấy. Khách hàng trực tiếp chủ yếu là khách du lịch về tham quan Đền Cờn ở xã Quỳnh Phương và nhân dân trong xã cộng với nhân dân các xã lân cận như Quỳnh Phương, Quỳnh Lập,Quỳnh Thiện, Mai Hùng ……Phần khác sản phẩm được đại lý đến tận nhà thu gom để đi nhập cho các nhà hàng, phân phối đến các nhà bán buôn bán lẻ khác. Phần còn lại chủ cơ sở giải quyết bằng cách mang bán cho các chợ xung quanh. Nhưng theo điều tra thì Quý I năm 2009 lượng nước mắm bán giảm ra so với cùng kỳ năm ngoái. Theo bà con thì người tiêu dùng rất nhiều người đã chuyển sang sử dụng nước mắm chinsu không độc hại, không có MP3 .Như vậy, chiến lược maketting của làng nghề chưa được quan tâm đúng mức.Chính vì thế thị trường tiêu thụ còn bị bó hẹp trong nội huyện, nội tỉnh là chủ yếu,chỉ đáp ứng được tiêu dùng nội địa. Chưa có chiến lược marketing để chiếm lĩnh các thị trường xa. Đây là vấn đề đòi hỏi phải có sự hỗ trợ, tác động của các cấp chính quyền.

31.25%

43.75%

Hộp 4.1 ý kiến về vấn đề tiêu thụ

Sản phẩm chúng tôi làm ra đến đâu tiêu thụ đến đó. Không có hiện tượng ế thừa, vì lượng chúng tôi làm ra cũng ít. Khi tiêu thụ tại nhà diễn ra chậm thì chúng tôi mang đi các chợ địa phương bán.Nhưng nếu cả làng đồng loạt làm nhiều hơn nữa thì chắc chắn sản phẩm sẽ bị ế đọng. Để mở rộng quy mô sản xuất cho làng cần phải có phương án hỗ trợ tiêu thụ cho bà con. Sản phẩm của làng nghề chưa cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, năm ngoái nước mắm chinsu quảng cáo mạnh quá nó đã ảnh hưởng đến khách hàng của chúng tôi. Sản Phẩm của chúng tôi còn nhỏ lẻ, chưa tập trung, chưa được giới thiệu rộng rãi nên rất khó cạnh tranh trên thị trường.

(Bà Nguyễn thị Yến, xóm phú lợi 1)

(Nguồn: ghi chép thực địa)

Bảng 4.3 Ý kiến của người dân khi sản xuất sản phẩm

Chỉ tiêu Số lượng Cơ cấu(100%)

Tổng số hộ điều tra 32 100

I.Về nguyên liệu

- Rất thuận lợi 20 62.5

- Thuận lợi 10 31.25

- Gặp khó khăn 2 6.25

II. Kỹ thuật sản xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Gia truyền 28 87.5

- Học qua phương tiện thông tin đại chúng

0 0

- Tự học từ các gia đình khác

III. Vốn đầu tư

- Từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng

5 15.625

- Tự có 17 53.125

- Vay từ người thân, bạn bè.

10 31.25

IV. Quá trình tiêu thụ

- Rất thuận lợi 3 9.375

- Thuận lợi 12 37.5

- Bình thường 12 37.5

- Khó khăn 5 15.625

(Nguồn :Tổng hợp số liệu điều tra)

4.1.2.3. Tình hình lao động

Trình độ tay nghề của làng nghề.

Đa số các hộ dân trong làng đều sản xuất theo công nghệ gia truyền, họ hầu như không tiếp cận các cách mới.

Các lớp tập huấn do huyện chỉ đạo và xã tổchức chưa thu hút được người dân tham gia.

Bảng 4.4 Các lớp tập huấn Các lớp tập huấn Tập huấn cấp tỉnh Tập huấn cấp huyện tập huấn cấp xã Số lớp 5 Lần 2 lớp 2 lớp Số người tham dự 6 60 60

(Nguồn: Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2007 làng nghề CBHS Phú Lợi )

(Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra)

Hộp 4.2 Một số ý kiến về các lớp tập huấn

Các lớp tập huấn được xã tổ chức nhưng chúng tôi không tham gia. Từ lâu nay, có ai dạy đâu mà chúng tôi vẫn làm tốt.

(Bà Thiễng , xóm Phú lợi 2, xã quỳnh Dị)

Tôi không còn nhớ tên lớp học nữa.Tôi được vận động tham gia, giáo viên thì cứ nói hết cái này đến cái kia, ở dưới học viên người nói chuyện, người ngủ gật. Chúng tôi không được tham gia thảo luận vấn đề. Học xong ra khỏi lớp là tôi quên hết.

(Anh Hải, người tham gia lớp tập huấn ở xóm Phú Lợi 1, Quỳnh Dị)

(Nguồn: ghi chép thực địa)

53% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12.5% 31.25%

Lao động ở làng nghề chủ yếu là lao động phổ thông, không được kinh qua các lớp đào tạo, quy trình làm việc của họ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống. Lao động phổ thông, từ THPT trở xuống chiếm 93.75% (trong đó: tiểu học 31.25%, THCS 50%, THPT 12.5%), lao động được đào tạo từ trung cấp trở lên chỉ chiếm 6.25% và chủ yếu là con em của những cơ sở lớn học xong về làm việc tại cở sở. Còn lực lượng lao động được đào tạo từ trung cấp trở lên học xong chủ yếu là bám trụ lại thành phố lập nghiệp để thoát ly, số khác xin vào các cơ quan nhà nước chứ ít ai có quan điểm học xong để quay về quê làm nghề và phát triển. Đây cũng chính là một nguyên nhân làm cho làng nghề thiếu đi một lực lượng lao động có trình độ. Đây cũng là một hạn chế mà làng nghề chưa tận dụng hết những nguồn lực mà mình có, phải bán nguyên liệu cho các tỉnh khác và chính những tỉnh này lại quay sang cạnh tranh với sản phẩm của làng nghề. Sản phẩm làng nghề chưa có thương hiệu nên chỉ đáp ứng được tiêu dùng nội địa. Hiện nay, làng cũng chưa có mạng lưới maketing chuyên nghiệp.

Các lớp tập huấn không thu hút được người dân tham gia. Một số ý kiến được rút ra từ những người đi học:

- Chưa thực sự tốt lắm, cán bộ giảng nhanh, nội dung hời hợt mà không súc tích.

- Lớp tập huấn chủ yếu về cách chế biến, vệ sinh an toàn thực phẩm. Hầu như không tập huấn về kỹ năng phát triển thị trường.

- Thông tin một chiều, chưa tập trung đến sự tham gia của người dân. - Nội dung của buổi tập huấn dài, người dân khó tập trung.

- Cán bộ vẫn chưa có trình độ sư phạm nên giảng còn gây buồn ngủ.

- Cần có sự thay đổi phương pháp phù hợp hơn, đơn giản, nhấn mạnh vào thực tế.

Như vậy để hoạt động tập huấn thực sự đạt hiệu quả thì cần giải quyết những thực trạng trên. Cụ thể:

- Đa dạng hoá nội dung các lớp tập huấn. Cần có các lớp về thị trường, môi trường nơi sản xuất ...để đạt được kết quả về kinh tế đồng thời bảo vệ môi trường, kết hợp giữa sản xuất và tiêu thụ.

- Các lớp tập huấn nên đáp ứng nhu cầu của người dân. Cần áp dụng phương pháp tập huấn có sự tham gia của người dân

4.1.2.4.Tình hình thu nhập của làng nghề

Xóm Phú Lợi, Qùynh Dị sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá và CBHS. Trước kia, phương tiện đánh bắt thô sơ, gần bờ. Cá đánh được, các chủ thuyền chở về bến và bán cho lái buôn từ nơi khác đến. Một lượng rất ít được nhân dân mua về làm nước mắm để phục vụ tiêu dùng trong gia đình và làm quà biếu khách quý, chứ không phát triển thành hàng hoá như bây giờ.

Nguồn thu nhập

Nhận thấy, đánh bắt cá là một nghề quan trọng của làng xã, nhân dân Phú Lợi đã chủ động đầu tư, mua tàu có công suất lớn, đồng thời nâng cấp thêm trang thiết bị hiện đại đảm bảo cho đánh bắt, khai thác hải sản xa bờ dài ngày như: Đàm, vị, dò cá....Nhờ vậy, sản lượng đánh bắt cá ngày càng tăng lên.

Dựa vào điều kiện tự nhiên của làng, cộng với kinh nghiệm làm nước mắm lâu đời của làng và nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương. Đây là các yếu tố cơ bản để phát triển làng nghề CBHS. Nâng cao đời sống của nhân dân về vật chất cũng như tinh thần.Nhờ phát triển làng nghề mà bộ mặt của làng thay đổi hẳn. Làng không còn hộ đói, giảm hộ nghèo, năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo còn 0.05%. Ngoài các nguồn thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, các nguồn khác như:khai thác hải sản, luơng...thì làng Phú Lợi còn có thêm nguồn thu nhập khác nữa đó là CBHS.

(Nguồn: Từ tổng hợp kết quả điều tra)

Nguồn thu nhập từ CBHS đã dần trở thành một nguồn thu nhập chủ chốt của làng Phú Lợi, chiếm (51.4 %).Cũng nhờ nguồn thu nhập này mà làng đã được thay da đổi thịt. Cơ sở vật chất của làng được nâng lên đáng kể. Đường làng ngõ xóm được bê tông hóa. Xóa được hộ đói, giảm hộ nghèo. Nhà nào cũng có bếp ga, đa số có công trình vệ sinh tự hoại....

Hộp 4.3 :Các ý kiến của người dân về sự thay đổi đời sống kinh tế

Trước đây, khi nước mắm chưa trở thành hàng hóa như bây giờ, nguồn thu nhập của gia đình chủ yếu từ trồng trọt và đánh bắt. Hai nghề này thường hay phụ thuộc vào thời tiết, có khi cả tháng không có thu nhập. Nhà trăm thứ để lo mà chỉ trông vào đấy thì không đủ sống, quanh năm giật gấu vá vai.Nhà có từ 3 người đi học trở lên thì 28.6%

8.6%

11.4%

một hoặc 2 đứa phải nghỉ học nhường cho đứa nào học giỏi, nếu là có một đứa con trai thì nó được đi học các chị hoặc em gái phải nghỉ đi làm phụ giúp nó học hành. Bây giờ chúng tôi không lo nữa vì đã có thêm nghề nước mắm, thu nhập cũng khá.Chúng tôi đã sửa sang được nhà, mua được ti vi, xe máy...Không phải lo chạy từng bữa ăn nữa.

(Bà: Trần thị Lý Xóm phú lợi 1, xã Quỳnh Dị)

Đầu tiên tôi cũng làm nước mắm, khi có chút vốn liếng lại có thêm mối nhập hàng từ Trung Quốc. Tôi mạnh dạn vay vốn thêm từ bạn bè, người thân, thế chấp vay ngân hàng để xây dựng cở sở làm cá trỏng hấp. Cũng may công việc ổn định chúng tôi xây được nhà, trả nợ và có tiền mua thêm mấy miếng đất, trong nhà cũng có của ăn của để. Mấy nhà làm cá trỏng hấp như nhà tôi cũng giàu lên trông thấy.

(Bà: Nguyễn thị Bình xóm Phú lợi 1, xã Quỳnh Dị)

(Nguồn: ghi chép thực địa)

Mức thu nhập của làng nghề

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Lao động dưới 700.000 chiếm 7%, đây chủ yếu là lao động theo thời vụ, không thường xuyên. Nhìn chung lao động ở làng nghề có thu nhập cao hơn lao động ở những vùng nông thôn thuần nông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chế biến hải sản ở xóm phú lợi, xã quỳnh dị, quỳnh lưu ngệ an (Trang 50 - 60)