Đánh giá chung về phát triển kinh tế nông thôn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chế biến hải sản ở xóm phú lợi, xã quỳnh dị, quỳnh lưu ngệ an (Trang 36 - 42)

- Tìm hiểu các nguồn lực tác động đến Làng Nghề.

2. Theo khu vực kinh tế

3.1.3. Đánh giá chung về phát triển kinh tế nông thôn

Hoạt động kinh tế nông thôn ở Quỳnh Lưu đã đổi mới toàn diện về nhiều mặt. Cở sở hạ tầng nông thôn được đầu tư tốt hơn phục vụ sản xuất sinh hoạt: giao thông nội đồng được quy hoạch; nhiều tuyến đường ở nông thôn được tải nhựa, bê tông hóa; các kênh mương được xây dựng kiên cố hơn; các công trình dẫn nước ngọt vào phục vụ sản xuất được xây mới; các hệ thống cống và kênh tiêu được tu bổ và nạo vét; hệ thống điện được đầu tư mới và nâng công suất, nhiều xã đã được lưới điện ra đồng phục vụ sản xuất.

Hoạt động của kinh tế hộ, kinh tế trang trại và HTX tương đối phát triển, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế nông nghiệp- nông thôn. Trong đó, kinh tế hộ là hình thức phổ biến và là lực lượng sản xuất lương thực chính của huyện. Kinh tế trang trại đang được chú trọng phát triển với nhiều mô hình hiệu quả. Tính đến cuối năm 2006, toàn huyện đã có 103 mô hình trang trại được được xây dựng và phát triển theo quy định của Bộ NN&PTNN cụ thể là 4 trang trại

trồng cây hàng năm, 21 trang trại trồng cây lâu năm, 56 trang trại thủy sản, 22 trang trại lâm nghiệp và trồng cây ăn quả. Quy mô hoạt động kinh doanh của HTX được mở rộng hơn, năm 2006 tổng vốn sản xuất của các hợp tác xã là 1,169 tỉ đồng, tăng 4,2 % so với năm 2005.

Hoạt động của làng nghề phát triển khá nhanh với nhiều ngành nghề đa dạng như nghề làm muối, đục đá, nuôi tằm tơ, dệt lụa, làm nón, chạm trổ tủ, sập, bàn, nghế, chế biến ruốc...Nhưng hai nghề chính có quy mô sản xuất phát triển lớn nhất cho đến nay là nghề sản xuất đồ mộc và chế biến nước mắm... Hoạt động này đã góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho một lượng lớn nông nghiệp nhàn rỗi của huyện.

Tuy nhiên, hoạt động kinh tế nông thôn huyện còn một số hạn chế như năng suất lao động thấp; đất nông nghiệp còn manh mún, gây khó khăn cho việc thực hiện công nghiệp hóa trong nông nghiệp; các cơ sở bảo quản và chế biến chưa đáp ứng được yêu cầu, gây thất thoát trong sản xuất; tỉ lệ sử sụng thời gian lao động ở nông thôn còn thấp (năm 2007 tỉ lệ này là 76%).

3.1.3.1. Thực trạng phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp  Quy mô và tốc độ tăng trưởng

GTSX của toàn ngành công nghiệp - xây dựng tăng 30,89%/năm trong thời kỳ 1996- 2005, và tăng cao hơn trong giai đoạn 2001- 2005, bình quân là 38,49%/năm. Nhưng trong ba năm gần đây, tốc độ tăng tưởng GTSX đã giảm nhanh, còn khoảng 12,15%/năm.

Tính riêng ngành công nghiệp, GTSX tăng 53,56%/năm trong giai đoạn 2001- 2005. Trong đó, những phân ngành công nghiệp có tốc độ tăng tưởng GTSX nhanh nhất trong giai đoạn này là chế biến nông sản (104,7%), vật liệu xây dựng (80,6%) và chế biến thủy sản (47,7%). Nhưng trong ba năm gần đây, GTSX của toàn ngành công nghiệp và các phân ngành không đạt tốc độ tăng trưởng cao như giai đoạn trước.

Một số sản phẩm của ngành công nghiệp Huyện đã tạo được uy tín trên thị trường Tỉnh và trong nước, bước đầu tiếp cận với thị trường thế giới như xi măng Hoàng Mai, nước mắm Quỳnh Long, nước dứa cô đặc Quỳnh Châu, nước mắm Quỳnh Dị, sản phẩm thủy sản của doanh nghiệp tư nhân Phương Mai...

Chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp

Bảng 3.4: Cơ cấu nội ngành công nghiệp- xây dựng huyện Quỳnh Lưu (2000 - 2008)

Đơn v ị: %

2000 2001 2005 2007 2008

Cơ cấu nội ngành (%) 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0

Công nghiệp 44.0 43.4 72.2 77.5 71.74 - CNCB thủy sản 7.2 8.4 8.8 10.2 11.2 - CNCB lâm sản 3.5 3.3 1.2 2.6 3.0 - CN VLXD 18.0 17.1 60.1 56.4 58.2 - CN nhẹ 8.9 8.0 2.7 2.6 3.2 - CN khác 7.0 6.6 6.4 5.7 55.4 56.6 20.8 22.5 28.26

(Nguồn: Số liệu của Phòng Kinh tế- Tài chính huyện Quỳnh Lưu, tính toán của Đề án).

Ngành chế biến thủy sản

Ngành này chiếm khoảng 11,2% tổng GTSX ngành công nghiệp. Sản lượng của một số sản phẩm chính của ngành tăng ổn định qua các năm. Năm 2008, sản lượng chế biến của mực đông lạnh đạt 3.290 tấn; tôm đông 550 tấn; bột cá chế biến 1,150 tấn; nước nắm 9,5 nghìn lít; muối ráo 70 nghìn tấn.

Năng lực chế biến thủy sản của Quỳnh Lưu được nâng lên nhờ sự chủ động và sáng tạo của người dân. Năm 2005 Quỳnh Lưu có 3 doanh nghiệp (trong đó có một doanh nghiệp của nhà nước cổ phần), 815 cơ sở chế biến nhân dân, 25 kho đông lạnh có công suất từ 30- 50 tấn và 16 cơ sở sản xuất đá lạnh tổng công suất bình quân 80 tấn/ngày. Sau nhiều năm chỉ có doanh nghiệp Nhà

nước xuất khẩu trực tiếp, đến nay doanh nghiệp tư nhân Phương Mai đã xuất khẩu trực tiếp được cá sang Hàn Quốc.

3.1.3.2 Phát triển công nghiệp nông thôn, TTCN và làng nghề.

Nghị quyết số 06- NQ/TU của Tỉnh ủy Nghệ An và nghị quyết số 07- NQ/HU của Huyện ủy Quỳnh Lưu về “phát triển CN- TTCN và xây dựng làng nghề thời kỳ 2001- 2010” đã mở ra một hướng đi cho nền kinh tế Huyện nói chung và nhân dân Huyện nói riêng, khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng phát triển TTCN và đặc biệt là xây dựng làng nghề trong toàn Huyện.

Nhờ có được sự quân tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp chính quyền cùng sự năng động của người dân, hoạt động TTCN và làng nghề của Huyện ngày càng phát triển.

Trước năm 2003, toàn Huyện chưa có làng nghề nào được tỉnh công nhận. Nhưng từ năm 2004 đến 2007, Huyện đã có 11 làng nghề được tỉnh công nhận và trong năm 2008 đã có thêm 4 làng nghề được công nhận, nâng tổng số làng nghề được công nhận là 15 làng nghề. Hầu hết các làng nghề này đều là làng nghề mộc và thủ công mỹ nghệ trừ làng nghề chế biến hải san ở Phú Lợi, xã Quỳnh Dị và ở Phú Liên, xã Quỳnh Long.

Các làng nghề đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động với thu nhập bình quân là 500 nghìn đồng/tháng/người. Ngoài ra, một số làng nghề hoạt động hiệu quả hơn, đem lại thu nhập cao hơn cho người lao động như lao đọng ở làng nghề mộc Phú Nghĩa có thu nhập bình quân 700.000 đồng/lao động/tháng, ở làng nghề chế biến hải sản Phú Lợi có thu nhập trên 1 triệu đồng/lao động/tháng. Như vậy, người nông dân có thể sử dụng hiệu quả hơn thời gian lao động dư thừa ở nông thôn, hạn chế di chuyện lao đọng và giảm tải được áp lực đối với các đô thị lớn trong việc giải quyết việc làm.

Sản phẩm do các làng nghề tạo ra tương đối đa dạng và phong phú, từ những sản phẩm thông dụng đến các sản phẩm cao cấp hơn, bước đầu được chấp

biểu như đặc sản nước mắm Quỳnh Dị; bún lá, nhan trầm xã Quỳnh Đôi; mộc dân dụng và mỹ nghệ của làng nghề xã Quỳnh Hưng.

a. Thực trạng về môi trường

Trong thời gian qua, nhờ triển khai và thực hiện công tác bảo vệ, khoanh nuôi và trồng mới rừng toàn diện hơn trong những năm gần đây, nên diện tích đất rừng đã tăng lên. Tuy nhiên, do nhu cầu mở rộng diện tích đất để nuôi trồng thuỷ sản (tôm, ngao...) tăng nhanh nên nhiều ha rừng phòng hộ của các địa phương nằm dọc theo tuyến biển đã bị phá huỷ, gây ảnh hưởng đến công tác phòng chống lũ lụt trong mùa mưa bão.

Khu công nghiệp Hoàng Mai và một số khu dân cư có mật độ dân số cao, mật độ xây dựng lớn và các khu chợ, du lịch dịch vụ, trung tâm y tế...có lượng chất thải ngày càng lớn nhưng lại chưa có hệ thông thu gom và xử lý chất thải đúng và đáp ứng được nhu cầu làm cho môi trường ngày càng thêm ô nhiễm.

Các hoạt động sản xuất không hợp lý của người dân cũng đã gây ra nhiều vấn đề ô nhiễm. Hoạt động khai thác đá thường gây ra ô nhiễm tiếng ồn và khói bui cho dân cư trong vùng. Việc phát triển các làng nghề trong huyện không đi đôi với việc xử lý các chất ô nhiễm và thu gom rác thải làm tăng các loại chất thải rắn và lỏng, gây ô nhiễm không khí, đất, nguồn nước ở nông thôn

Rác thải sinh hoạt hiện cũng là một vấn đề bức xúc. Theo tính toán, ở các đô thị lớn trung bình một người thải ra 1kg/ngày còn ở vùng nông thôn từ 0,5- 0,6 kg/ngày, trung bình mỗi người thải ra 0,7kg/ngày (nguồn: báo điện tử Nghệ An).

Như vậy, với khoảng 367,76 ngàn người của huyện thì mỗi ngày sẽ có 258,13 tấn rác cần dược thu gom. Tuy nhiên, do huyện chưa có nhà máy xử lý rác thải nên rác thải mới chỉ được thu gom và xử lý đơn giản, đã và đang gây ra ô nhiễm nguồn nước, không khí, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Ngoài tác động của con người, các hiện tượng thiên nhiên cũng gây áp lực cho môi trường của Huyện. Do địa hình bị chia cắt, lượng mưa tương đối lớn, độ

che phủ của hệ thực vật cong thấp nên đất đồi núi , dặt biệt là đất trống đồi núi trọc, luôn bị rửa trôi bề mặt, khiến cho đât bị chai cứng, chua phèn, nghèo chất dinh dưỡng và xói mòn trơ sỏi đá trơ sỏi đá thành hoang trọc. Hiện tượng lũ lụt, nắng nóng, xâm nhập mặn do thuỷ triều xẩy ra thường xuyên làm cho một số diện tích đất bị sạt lở, ngập úng, khô hạn, nhiễm mặn....gây khó khăn trong sản xuất và đời sống của nhân dân.

b. Tác động của các cơ chế chính sách đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Hệ thống các cơ chế chính sách hiện hành nhìn chung có tác động tích cực tới các lĩnh vực kinh tế- xã hội của huyện.

Các chủ trương, chính sách, các dự án phát triển ở tầm quốc gia, vùng và Tỉnh đã phát huy được lợi thế so sánh, tạo ra mối gắn kết liên vùng với các địa phương trong và ngoài tỉnh, đảm bảo cho sự phát triển hài hoà và bền vững của huyện. Điển hình là chủ trương phát triển kinh tế- xã hội vùng Nam Thanh- Bắc Nghệ, chính sách phát triển khu công nghiệp Hoàng Mai, chính sách phát triển làng nghề và TTCN, du lịch, thuỷ sản, chăn nuôi, chính sách xã hội hoá giáo dục....

Bảng 3.5: So s ánh thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội với mục tiêu Đại hội Đảng bộ Huyện XXIV (tính đến năm 2005)

Chỉ tiêu Đơn vị tính Mục tiêu Đại hội

Thực hiện

So với mục tiêu

1.Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 13 - 14 13,33 Đạt Trong đó:

- Nông- lâm- thuỷ sản % 7,5 3,3 Chưađạt

- Công nghiệp- Xây dựng % 21 34,79 Vượt

- Thương mại- dịch vụ % 18,4 8,92 Chưađạt

2. Cơ cấu % 100 100

- Nông- lâm- thuỷ sản % 42 21,25 Vượt

- Công nghiệp- Xây dựng % 20 36,29 Vượt

0

4. Độ che phủ rừng % 50- 70 31 Chưađạt

5.Sản lượng thuỷ, hải sản Tấn 15.000 19.000 Vượt

6. Nuôi tôm công nghiệp Ha 500 450 Chưađạt

7.Sản xuất tôm giống Triệu con 100- 150 120 Đạt

8. Xuất khẩu thuỷ sản TriệuUSD 15- 18 15 Đạt

9. Muối Tấn 60.000 66.000 Vượt

10. Bình quân giá trị sản xuất/

ha sản xuất Triệu đồng 30 30 Đạt

11. Thu ngân sách trên huyện

tăng hàng năm % 11- 12 16,6 Đạt

12. Tổng vốn xây dựng cơ bản tỉ đồng 435 1.658 Vượt

13. Tỷ lệ đơn vị đạt văn hoá % 45 48,5 Vượt

14. Tỷ lệ gia đình đạt tiêu

chuẩn văn hoá %

80 83,7 Vượt

15. Hoàn thành phổ cập THCS Năm 2005 2004 Vượt 16. Tỷ lệ dân số phát triển % 1,1- 1,2 1,22 Chưađạt

17. Tỷ lệ hộ dùng nước sạch % 80 80 Đạt

18. Tỷ lệ hộ nghèo % <8% 5,78 Vượt

19. GDP bình quân đầu người

(tính theo giá hiện hành) triệu đồng

5,4- 6 5,95 Đạt 20. Số Đảng viên kết nạp Đảng hàng năm/ chi bộ % 50 93,5 Đạt 21. Đảng bộ huyện đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh Đảng bộ Đạt Đạt Đạt

( Nguồn: Thống Kê Quỳnh Lưu)

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chế biến hải sản ở xóm phú lợi, xã quỳnh dị, quỳnh lưu ngệ an (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w