- Tìm hiểu các nguồn lực tác động đến Làng Nghề.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý
Vị trí địa lý
Quỳnh Lưu là một huện đồng bằng ven biển nằm ở Đông Bắc Nghệ An, cách thành phố Vinh 75 km về phía nam. Quỳnh lưu có 88 km đường ranh giới đất liền và 34 km đường bờ biển.
Quỳnh Lưu tiếp giáp với:
Huyện Tĩnh Gia Thanh Hoá về phía nam Biển Đông về phía Đông
Nghĩa Đàn về phía Tây
Yên Thành và Diễn Châu về phía Nam
Quỳnh Lưu nằm trên các trục giao thông chính: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 48, Đường sắt Bắc- Nam. Quỳnh Lưu là trung tâm giao lưu kinh tế giữa các huyện đồng bằng và miền núi, trung du. Nó còn là một trong ba trọng điểm lớn về phát triển kinh tế(Vinh- Quỳnh Lưu- Phủ Quỳ).
Quỳnh Lưu thuộc khu kinh tế Nam Thanh- Bắc Nghệ có khu công nghiệp Hoàng Mai với nhiều lợi thế trong khai thác sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất chế biến nông hải sản.
Địa hình
Quỳnh Lưu vừa là một huyện ven biển, vừa là huyện bán sơn địa miền núi. Trên cơ sở những đặc điểm về sinh thái, địa hình, tiềm năng đất đai, tập quán sản xuất, huyện Quỳnh Lưu được chia làm bốn vùng:
- Vùng miền núi bán sơn địa gồm các xã phía Tây và Tây Nam: Quỳnh Thắng, Quỳnh Châu, Quỳnh Tam, Tân Sơn, Ngọc Sơn và Quỳnh Tân, đặc điểm của vùng này là xen kẽ cả ba dạng địa hình núi, đồi, thung lũng.
- Vùng Hoàng Mai ở phía Bắc huyện gồm các xã quỳnh Vinh, Quỳnh Lập và Quỳnh Thiện (thị trấn Hoàng Mai). Đây là những dãy núi kéo dài và thông ra biển.
- Vùng ven biển gồm các xã từ Quỳnh Lập đến Quỳnh Thọ có chiều dài 34 km, có ba cửa sông thông ra biển, là vùng giao lưu kinh tế- xã hội quan trọng của huyện
- Vùng Nông Giang: đây là vùng đồng bằng địa hình tương đối bằng phẳng, là địa bàn quan trọng trong phát triển nông nghiệp của huyện.
Khí hậu
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 200c- 240c, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất( tháng 6 đến tháng 7) là 38.90c và các tháng lạnh nhất là 5.70c (tháng 12 năm trước đến tháng 12 năm sau). Số giờ nắng trung bình trong năm là 1600- 1700 giờ .
(Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn huyện Quỳnh Lưu). - Chế độ mưa: Quỳnh Lưu là huyện có lượng mưa bình quân hàng năm 1.459mm, xếp vào loại trung bình trong cả nước nhưng do địa hình đồi núi dốc, độ che phủ thấp nên hàng năm gây ra xói mòn mạnh. Lượng mưa hàng năm dao động từ 920 mm đến 2047 mm.
(Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn huyện Quỳnh Lưu).
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm của huyện là 86%, tương đương với mức bình quân của tỉnh. Độ ẩm không khí cũng có sự chênh lệch giữa các tiểu vùng và theo mùa. Chênh lệch giữa độ ẩm trung bình tháng ẩm nhất và tháng khô nhất lên tới 18- 19%. Cường độ bốc hơi từ 1200 mm đến 1300 mm/ năm, cao hơn nhiều so với mức bình quân trong tỉnh (700- 940).
(Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn huyện Quỳnh Lưu).
- Chế độ gió: Quỳnh Lưu chịu ảnh hưởng của hai loại gió chủ yếu: gió mùa Đông Bắc và gió phơn Tây Nam.
+ Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Bình quân mỗi năm có khoảng 30 đợt gió mùa Đông Bắc, mang theo không khí lạnh và khô làm cho nhiệt độ giảm xuống 5- 10 độ so với nhiệt độ trung bình năm.
+ Gió phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ. Gió phơn Tây Nam gây ra khí hậu khô, nóng và hạn hán, ảnh hưởng không tốt sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân toàn huyện. ).
(Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn huyện Quỳnh Lưu) Tài nguyên biển và ven biển
Quỳnh Lưu co bờ biển dài 34 km với ba cửa sông đổ ra biển là Cửa Cờn, Cửa Quèn, Cửa Thơi, có nhiều thực vật và động vật phù du là nguồn thức ăn tốt cho cá, tôm.
Cá biển: tính từ kinh độ 1080 E trở vào, khối lượng cá thể có khả năng khai thác là 24000 tấn, trong đó cá nổi là 9000 tấn, cá đáy là 15000 tấn. Tính từ độ sâu 40 m nước trở vào, khả năng khai thác là 5500 tấn, trong đó cá nổi là 3000 tấn và cá đáy là 2500 tấn.
(Nguồn: phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện quỳnh Lưu)
Tôm: Có khoảng 20 loài, 8 giống và 6 họ trong đó có những loài có giá trị
kinh tế cao và sản lượng nhiều là tôm he, tôm rảo, bộp, vàng, sắt, đá, hùm .... chủ yếu phân bổ ở độ sâu 30 m nước trở vào, khả năng khai thác hàng năm là 150 - 175 tấn, trong đó tôm he 50- 55 tấn.
(Nguồn: phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện quỳnh Lưu)
Mực: Phân bổ ở khắp vùng biển Quỳnh Lưu, có nhiều loại cho sản lượng
(Nguồn: phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện quỳnh Lưu)
Các nguồn lợi khác: Ở độ sâu 6- 11 m nước còn nhiều loại hải sản như
moi, sò, ốc, cua bể là nguồn lợi đáng kể cả về sản lượng cũng như giá trị.
Nhìn chung nguồn hải sản ở Quỳnh Lưu phong phú đa dạng, trữ lượng lớn song đến nay chưa được đầu tư khai thác hợp lý, hiệu quả.