- Tìm hiểu các nguồn lực tác động đến Làng Nghề.
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hộ
3.1.2.1 Đặc điểm dân số và lao động
Dân số trung bình của huyện năm 2008 là 375,05 nghìn người, tăng 0,9% so với năm 2007, tăng bình quân 1,22% trong giai đoạn 2001- 2005 và đang có xu hướng giảm dần trong vài năm gần đây (bình quân 0,88 % năm giai đoạn 2006- 2008). Mức tăng này thấp hơn so với mức tăng bình quân của tỉnh (1,15%), vùng (1,09%) và cả nước (1,29%) trong ba năm gần đây do thực hiện tốt công tác dân số và do một bộ phận thanh niên đi làm việc ở các địa bàn khác và đi xuất khẩu lao động...
Tỷ lệ dân số nam và nữ của huyện không biến động nhiều trong những năm qua và dân số nữ thường cao hơn dân số nam, tuy nhiên mức độ chênh lệch không cao, năm 2008 tỷ lệ dân số nữ là 50,8%..
Tính đến tháng 7/2007, dân số trong độ tuổi lao động của huyện là 205,65 nghìn người, chiếm 55,77% dân số toàn huyện. Lực lưỡng lao động có 199,57 nghìn người , chiếm 47,73 % dân số.
Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế của huyện năm 2008 là 182,42 nghìn người (chiếm 88% lực lưỡng lao động của toàn huyện).
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động huyện diễn ra chậm hơn nhiều so với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ lệ nông- lâm- thủy sản tuy giảm đi nhưng vẫn còn ở mức cao, năm 2008 chiếm gần 80% tổng số lao động làm việc, đây là tỷ lệ rất lớn so với mức bình quân trong toàn tỉnh (65,98%), vùng Bắc Trung Bộ (67%) và cả nước (50,04%). Lao động công nghiệp - xây dựng giảm đi trong giai đoạn 1996- 2000 và chỉ từ năm 2001 trở đi mới tăng liên tục qua các năm
(bình quân 4,98% /năm giai đoạn 2001- 2005 và 5,23%/ năm giai đoạn 2006- 2008) nhưng đến nay mới chiếm 11,64% tổng số lao động làm việc. Lao động dịch vụ tăng nhanh nhất (bình quân 7,24%/ năm thời kỳ 1996- 2005, trong đó giai đoạn 2001- 2005 tăng nhanh hơn: 7,445/ năm).
Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn của Quỳnh Lưu chưa cao và không tăng lên trong thời gian gần đây, năm 2007 đạt 78%. Tỷ lệ này tương đương mức trung bình của toàn vùng Bắc Trung Bộ (77,91%) nhưng lại thấp hơn mức trung bình của cả nước (81,79%).
3.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế
Quy mô nền kinh tế được mở rộng, tạo điều kiện nâng cao đời sống nhân dân. Năm 2008 giá trị tăng thêm bình quân đầu người của huyện là 5,48 triệu đồng, đạt mục tiêu Nghị Quyết đại hội Đảng Bộ Huyện lần thứ XXIV (trong khoảng 5,4- 6 triệu đồng). Sau ba năm tăng tưởng vượt bậc, giá trị tăng thêm của ngành kinh tế Huyện đạt 3400,43 tỷ đồng ( theo giá hiện hành) vào năm 2008, nâng giá trị tăng thêm bình quân đầu người lên 9,07 triệu, cao hơn so với mức bình quân của tỉnh (GDP/người là 9,01 triệu đồng)
Nền kinh tế của huyện tăng trưởng nhanh hơn từ năm 2000 trở lại đây, vượt mức bình quân của tỉnh và Vùng. Xét trong 10 năm (1996- 2005), tốc độ tăng trương GDP bình quân của huyện là 11,5%/năm, tốc độ này cũng luôn cao hơn mức bình quân trong toàn Tinh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ. Đặc biệt, trong giai đoạn 2001- 2005, tốc độ tăng trưởng của huyện đạt cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng chung của tỉnh Nghệ An (9,51%/năm) và vùng Bắc Trung Bộ (10,25%/năm). Năm 2006, 2007 và 2008 nền kinh tế huyện tiếp tục được tốc độ tăng trưởng cao, tương ứng là 10,755/năm, 9,18%/năm và 7,84%/năm.
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Quỳnh Lưu xét theo ngành và khu vực kinh tế thời kỳ 1996- 2005
Đơn vị % Giai đoạn 1996- 2000 Giai đoạn 2001- 2005 Giai đoạn 1996- 2005 Giai đoạn 2006- 2008 Toàn nền kinh tế 9,50 13,53 11,5 9,25 1. Theo ngành kinh tế
Công nhgiệp- xây dựng 23,11 34,79 28,82 10,48
Nông- lâm - thuỷ sản 6,06 3,3 4,67 6,37
Dịch vụ 10,77 8,92 9,84 11,4