vui yêu đời mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp.
Trong những năm gần đây, bên cạnh những bài thơ đánh Mỹ, Tú Mỡ viết những bài thơ về tình cảm gia đình, ông cháu. Không chỉ đánh địch mạnh mẽ, đồng thời Tú Mỡ cũng thiết tha với việc xây dung cuộc sống mới, ông đã viết chèo về đề tài hợp tác hóa nông nghiệp, đã làm nhiều diễn ca. Đặc biệt nhà thơ lão thành dành nhiều tình cảm yêu mến nhất cho các cháu nhỏ, ông đã kể nhiều chuyện cổ tích, lịch sử bằng thơ, đặc biệt là tập thơ “Ông và cháu”(1970). Những bài thơ viết cho
thiếu nhi là tiếng nói hồn hậu và những nụ cời hóm hỉnh về cuộc sống gia đình hạnh phúc trong xã hội mới. ở đây, ngời đọc bắt gặp ở nhà thơ một tâm hồn rất vui, rất lạc quan và đằm thắm tình đời.
Cháu lại tăng gia cả... xôi
Các cháu tổ choc nhiều trò chơi nhng rồi có “Một trò chơi không thành”,
chẳng phải vì bực tức nhau mà vì trong trò chơi bắt giặc Mỹ này các cháu nhỏ cũng có ý thức, không ai chịu đóng giả làm thằng Mỹ, rút cục chẳng ai chịu làm Mỹ và trò chơi rôm rả vì thế đã không thành.
Tình ông cháu trong thơ thật đầm ấm, ông thì hiền hậu, yêu thơng, cháu thì vui tơi ngoan ngoãn, hạnh phúc gia đình đang đợc nhân lên trong những tình cảm đằm thắm của nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ, con cái...
Tú Mỡ cũng viết bài thơ rất xúc động khi bà Tú qua đời. Trong thơ cổ cũng đã có nhiều nhà thơ trào phúng làm thơ tặng vợ hiền với một tình cảm yêu thơng, cảm thông nh Tú Xơng, Nguyễn Khuyến. Tú Mỡ cũng có một bài thơ “Khóc vợ hiền” – thể hiện tấm lòng yêu thơng, nỗi đau đớn của ngời chồng khóc vợ. Bài thơ
vừa mang những kỷ niệm thắm thiết của tuổi trẻ, thuở “đôi ta kết tóc”, vừa là tình nghĩa sâu nặng của vợ chồng khi cao tuổi, đó là cuộc sống:
Thuỷ chung chồng thuận vợ hòa Gia đình hạnh phúc, thật là ấm êm.
Điều đặc biệt là phong cách trào phúng vẫn lộ ra không mâu thuẫn với những tình cảm đau đớn, xót xa và không hề tạo nên những hạn chế cho sáng tác. Bà mất rồi, trớc kia tối đến cháu thờng đòi bà:
Bà ơi cháu ngủ với bà Mai bà đi chợ mua quà cháu ăn
Và bây giờ thì lại quây quần lấy ông:
Ông ơi cháu ngủ với ông Ngày mai ông bế đi vòng vờn hoa
Cảnh tợng ấy gợi xót xa nhng vẫn thoáng chạy qua trên văn mạch trào phúng.
Từ khi bớc vào làm văn trào phúng, tay chèo thuyền thơ trên Dòng nớc ngợc, Tú Mỡ đã nổi lên nh một cây bút trào phúng xuất sắc trong làng thơ Việt Nam. Ông có những đóng góp quan trọng cho thơ ca trào phúng của nền văn học cách mạng. Nhận rõ sứ mệnh vẻ vang của ngời chiến sỹ trên mặt trận văn nghệ và tác dụng của cái cời châm biếm, đả kích - vũ khí chiến đấu có hiệu quả chống kẻ thù, Tú Mỡ đã dẻo dai sáng tạo, chọn ý vuốt vần, ông viết hàng trăm bài thơ phục vụ kịp thời nhiệm vụ cách mạng. Ông phục vụ mà không cho những đề tài nào là lớn, không chê những đề tài nào là nhỏ, là tầm thờng, là khô khan. Phục vụ mà không
nghĩ đăng báo này là báo to, không chê những tờ thông tin in đá dăm chục bản là vặt vãnh. Phục vụ mà không cần mơ mộng đến những tác phẩm “vĩ đại” dày ba bốn trăm trang, viết những “bài hát vặt” cũng cứ vui, miễn là có ích lợi... Tinh thần phục vụ rất kịp thời, Tạp chí và Báo còn ra chậm hơn sáng tác của Tú Mỡ.
Khép lại để kết thúc một đời thơ là một nụ cời nhân hậu của tình cảm gia đình, của tình ông cháu mà cái gốc sâu xa là niềm vui hạnh phúc trong cuộc đời lớn thật sự tốt đẹp. Hiện tợng đó chẳng phải là ngẫu nhiên vì thơ Tú Mỡ vẫn xây dựng trên cái gốc của lòng yêu đời, yêu ngời. Ngay từ buổi đầu đến với cuộc sống nhiều ngang trái, bất công, thơ Tú Mỡ đã không thuận dòng. Phải đâu là những cảnh đời nên thơ mà ngợi ca, thi vị hoá. Phải châm biếm cợt mỉa những trò lố lăng, gai mắt cho cuộc đời tốt đẹp hơn. Chất thép của ngòi bút chiến đầu càng luyện càng già dặn hơn trong lò lửa cuộc đấu tranh cách mạng.