Tứ thơ và hình ảnh thơ 1 Tứ thơ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ trào phúng tú mỡ sau cách mạng tháng tám (Trang 44 - 47)

Nghệ thuật thơ trào phúng Tú Mỡ

3.2 Tứ thơ và hình ảnh thơ 1 Tứ thơ.

3.2.1. Tứ thơ.

Từ điển thuật ngữ văn học viết: Tứ thơ là cảm xúc thơ hoặc ý nghĩa hình ảnh thơ. Ngời xa thờng nói “Thi tứ ở trong tuyết trên lng ngựa, trên cầu Bá Phong, chứ ở đâu nơi này”. Lại có ngời nói “Thi tứ ở khóm trúc vắng” ý nói thơ là cảm xúc

thâme mỹ, thi vị, không giống với cảm xúc sinh hoạt thực dụng hàng ngày. Làm thơ phải bắt đầu từ cảm xúc thơ, tức là thi tứ, phải có “tứ thơ”. Tiền tứ là phải xác định

cảm xúc và hình ảnh thơ.Cờu tứ là tạo đợc hình tợng có khả năng khơi gợi đợc cảm xúc nhân văn của tâm hồn con ngời. Đó là sự kết hợp giữa hình ảnh sống động và ý nghĩa thơ, sao cho sự sống của hình ảnh càng triển khai ra càng khơi sâu thêm nhiều ý nghĩa của bài thơ.

Cũng theo Từ điển thuật ngữ văn học, nói về khái niệm cấu tứ. Cho rằng: Cấu tứ là hoạt động t duy để sáng tạo ra hình tợng nghệ thuật, là sự cắt nghĩa, lý giải khái quát hình tợng đời sống bằng một hình tợng tổng quát có sức chi phối toàn bộ cảm thụ, suy tởng và miêu tả nghệ thuật trong tác phẩm. Nó đợc xem là linh hồn của tác phẩm, cung cấp một hệ thế đứng, thế nhìn, cách cảm nhận để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Cấu tứ là mô hình của tác phẩm, là quan niệm nghệ thuật về thế giới và con ngời của nó.

Nghệ thuật cấu tứ trong thơ đóng một vai trò rất quan trọng đối với ngời nghệ sĩ trong qua trình sáng tạo. Bởi vì thông qua việc lựa chọn và tạo dựng tứ thơ, có thể thấy đợc cách phản ánh hiện thực và nghệ t duy nghệ thuật của ngời sáng tác.

Chung quanh vấn đề này đã có nhiều ý kiến bàn bạc trao đổi của ngời trực tiếp sáng tác cũng nh ngời nghiên cứu. Nguyễn Xuân Nam nhận xét: “Nói đến ý ta nghĩ đến những điều xảy ra trong trí óc khi suy nghĩ, còn tứ phải là những ý không ở dạng quan niệm nữa mà đã đợc thể hiện trong hình tợng”..

Mã Giang Lân thì cho rằng: “Tứ thơ là hình dạng của ý thơ. Tứ thơ không phải là hình tợng thơ nhng tứ thơ chỉ đạo trực tiếp và tạo nên sự vận động của hình t- ợng thơ. Tứ thơ chi phối cả bài, nó định hình cho bài thơ”.

Nhà thơ Xuân Diệu - nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới là ngời có quan tâm đặc biệt đến kỹ thuật làm thơ. Ông rất coi trọng vai trò của nghệ thuật cấu tứ và đã đa ra một cách lập luận nh sau:“Thơ trớc hết là Kiếm tứ làm thơ khó nhất là tìm tứ, ý thơ cha phải là một sự sống, nhng tứ thơ thì đã là một sự sống rồi, là ý chung của mọi ngời, tứ thơ ý là riêng của mọi thi sỹ”.

Thơ Tú Mỡ có những bài đặc sắc, thành công là do nhà thơ xây dựng tứ. Tứ thơ đẫn dắt cảm xúc tạo thành một chỉnh thể liên kết giữa hình ảnh, chi tiết, ngôn ngữ nhằm đạt một hiệu quả nghệ thuật cao. Nghiên cứu toàn bộ thơ Tú Mỡ sau Cách Mạng Tháng Tám có thể thấy xuyên suốt một nghệ thuật cấu tứ rất độc đáo.

Chúng ta có thể thấy tứ thơ thể hiện rõ trong bài thơ “Khóc vợ hiền”. Theo Nam Thi đây là “một bài thơ rất tuyệt vời, nói lên đợc tình nghĩa vợ chồng rất Việt Nam, trong một khung cảnh rất Việt Namvà bằng một thứ tiếng Việt tinh tế mà ít nhà văn, nhà thơ nào đạt tới”.

Tú Mỡ đã mở đầu bài thơ thật đơn giản:

Bà Tú ơi! Bà Tú ơi Té ra bà đã qua đời, thực ?

Một sự ngạc nhiên đến tột độ qua chữ thân thuộc “Bà Tú” “Té ra” bỗng vỡ và thành tiếng khóc với bốn chữ a liên tiếp, để rồi:

Tỉnh dậy nào, nào thấy đâu nào Nào đâu bóng dáng ra vào hôm mai.

vấn, “nào đâu” là phiếm định, tâm sự kẻ mất hồn, hai chữ “đâu” cũng khác nhau:

phủ định rồi nghi vấn.

Tú Mỡ không phải là nhà thơ trữ tình, lãng mạn. Cái bản sắc của nhà thơ là cái khôi hài và trào phúng. Nói đến Tú Mỡ túc là nói đến cái cời của ông. ở đây, niềm khổ đau sâu sắc đến đâu ông vẫn giữ đợc cái giọng trào phúng, rất bình thờng.

Đến đây bắt đầu có sự bông lơn:

Đâu bóng dáng con ngời thuỳ mị Tuy tuổi già xấp xỉ bảy mơi

Giọng hài hớc còn đậm nết ở hình ảnh:

Thuỷ chung chồng thuận vợ hoà

Rồi đến nhà thơ gợi mối tình già, sự cô đơn của ngời chồng. Rồi từ kỷ niệm thân mật, ông chuyển sang thái độ tơng kính vẫn có giữa hai vợ chồng. Bài thơ hay nhất là ở đoạn Tú Mỡ tả vờn nhà:

Khổ những lúc ra sân, mê tỉnh Ngắm vờn nhà thấy cảnh thênh thang

ý thơ khiến ta liên tởng đến câu thơ lãng mạn Pháp “Thiếu một ngời, tất cả chợt hoang liêu” nhng đây là một câu thơ khuôn sáo, còn vần thơ của Tú Mỡ rất tình.

Quả cau tơi, lá trầu vàng, bỗng khô héo theo làn ra đi của Bà Tú

Khổ trông thấy cái cơi còn đó Đã khô trầu, khô vỏ, khô cau.

Câu thơ rất hay, từ ý tới lời, từ nhịp điệu đến âm thanh, bảy phụ âm k liên tiếp nhau là những âm tắc, nghẹn trong cổ họng. Chữ “Khổ” chuyển thành ba chữ “Khô”: tình già tới đây đã khô nớc mắt.

ở đoạn cuối, lời thơ nhẹ nhàng, nhng vẫn còn nhiều day dứt:

Bà đi, để tủi để sầu cho tôi

Tú Mỡ đã kết thúc bài thơ bằng cái giọng phúng thế cô Liễu của mình, nhng ở đây nụ cời chỉ là “nuốt sầu gợng vui”..

Điều đặc biệt là ở tứ thơ, dù là phong cách trào phúng hiện lên trong bài thơ nh- ng vẫn không mâu thuẫn với những tình cảm đau đớn, xót xa. Những cảnh tợng

những hình ảnh gợi sự mất mát, xót xa nhng vẫn thoáng chạy qua trên văn mạch trào phúng, và điều đó không hề tạo nên những hạn chế cho sáng tác. Tú Mỡ đã bộc lộ đợc một sự dẻo dai sáng tạo, chọn ý chuốt vần. Đặc biệt, tình ngời trong cuộc sống mới càng bồi đắp thêm cho lòng yêu đời của nhà thơ sâu sắc và đằm thắm hơn để có đợc một Tú Mỡ sắc sảo trong trào phúng châm biếm và cũng rất đôn hậu trữ tình trong thơ, trong đời.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ trào phúng tú mỡ sau cách mạng tháng tám (Trang 44 - 47)