Cách nhìn về quan hệ tình yêu hôn nhâ n gia đình

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngăn của các nhà văn nữ việt nam đương đại viết về tình yêu và hạnh phúc gia đình (Trang 44 - 58)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3. Cách nhìn về quan hệ tình yêu hôn nhâ n gia đình

Văn học bao giờ cũng là sự tìm tòi, một cuộc tìm tòi đầy đau khổ và lo âu. Càng đi tìm, càng lo âu, văn học càng có khả năng tiếp cận chân lý nghệ thuật và đạt đến tinh thần dân chủ. Truyện ngắn đơng đại, với sự “cởi trói” cho các nhà văn thì mọi vấn đề liên quan đến con ngời, liên quan đến cuộc sống đều đợc chú ý tới.

Trớc đây trong văn học cách mạng vấn đề tình yêu, hôn nhân, gia đình không đợc chú trọng. Tình yêu lứa đôi với ý nghĩa là đời sống cá nhân trớc đây không đợc khuyến khích chỉ đợc xem nh là một phẩm chất, một vẻ đẹp tâm hồn của con ngời cách mạng, nó không còn là tình cảm riêng t nữa. Sau chiến tranh, ngời ta bắt đầu quay trở lại chăm chút cho tổ ấm của riêng mình. Mặt khác, văn học sau bớc chuyển biến âm thầm mà giữ dội đang lắng đọng hơn, đích thực hơn. Ngời đọc cũng muốn trở lại sự bình tâm mong tìm thấy ở văn học một cái gì đó thiết tha, nhân ái hơn và “đời hơn”. Trong bối cảnh ấy, hàng loạt các cây bút nữ xuất hiện và làm nên khuôn mặt mới cho văn học đặc biệt là truyện ngắn. Điểm chung nhất của các cây bút nữ là họ viết nhiều về tình yêu, hôn nhân, gia đình, một tình yêu đợi chờ, khao khát và ham muốn chẳng bao giờ thực hiện đợc: “vì thế mà truyện ngắn của các cây bút nữ kể về rất nhiều các mối tình trong sự dang dở, chia lìa, tan vỡ, mặc dù ngời trong cuộc thiết tha dâng hiến và nâng niu nó cho trở thành tình yêu. Cũng vì thế mà truyện nào cũng chan chứa hoài niệm và ớc mơ về một tình yêu, một hạnh phúc đích thực khó nắm giữ, mong manh, dễ bị thời gian khoả lấp” [51]. Thực tế các nhà văn khi nói đến chuyện tình yêu, hạnh phúc gia đình đều tập trung vào phụ nữ. Với cái nhìn của nữ giới, vừa là đối tợng phản ánh, vừa là chủ thể phản ánh, tình yêu, hôn nhân, gia đình đợc nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau.

Các nhà văn nữ khi nói về tình yêu, hôn nhân, gia đình họ thờng nói về những bi kịch của những ngời phụ nữ bởi vì hơn ai hết họ là ngời thấu hiểu cuộc sống gia đình. Bằng thiên tính và sự trải nghiệm của họ, họ đã nhận ra rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào ngời phụ nữ vẫn là ngời chịu thiệt thòi nhất, bất hạnh nhất, đau khổ nhất. Trong truyện ngắn của các nhà văn nữ thờng thấy một nỗi buồn lan toả trong câu chữ, nỗi buồn của tình yêu không thành, không tới, nỗi buồn của sự dang dở, đổ vỡ, chia xa của hạnh phúc lứa đôi. Bi kịch tình yêu ẩn trong từng cuộc đời, số phận của mỗi ngời phụ nữ nh những ngời suốt đời săn tìm một tình yêu đích thực nhng lại thất bại, những cô gái trẻ yêu say mê nhng lại bị phản bội, lừa dối hoặc thờ ơ vô trách nhiệm. Các nhà văn nữ đã thực sự đau đớn và khắc khoải cùng nhân vật trong hành trình tìm kiếm tình yêu và hạnh phúc.

Hiện lên trên các trang văn của các chị, hình ảnh những ngời phụ nữ nhiệt tình, mạnh mẽ, khát khao về một tình yêu đích thực nhng thờng không đạt đợc. Nhân vật trong Cát đợi của Nguyễn Thị Thu Huệ đã làm theo lời bà dạy: “trong tình yêu có những lúc phải dành lấy cái để gọi nh chơi bạc ấy, đợc thì phất, hỏng thì thôi, nhng cứ phải cớp cái” [21, 494], mà vẫn không có đợc tình yêu. Sự mạnh mẽ, táo bạo kể cả “bản năng của ngời đàn bà trỗi dậy” [21, 496] cũng không giúp cô chinh phục đợc ngời đàn ông cô yêu. Truyện đan xen hai trạng thái cảm xúc, vừa là niềm hạnh phúc vô biên của ngời phụ nữ khi gặp tình yêu đích thực của cuộc đời mình, thoát khỏi tình yêu đầy ảo tởng và thêu dệt mà bấy lâu nay cô tôn thờ, vừa là nỗi nuối tiếc, khổ đau khi không đến đợc với tình yêu vì cô là kẻ muộn màng. Cuối cùng, tình yêu đó cũng chỉ là “một cái gì không cụ thể nên chẳng bao giờ có” [21, 494], nhân vật tôi sửa sang lại một ban thờ để thờ vọng tình yêu nh một niềm khao khát xa vời không bao giờ tới đợc. Hình ảnh nhân vật tìm kiếm tình yêu giữa cuộc đời vô thuỷ vô chung thật giống ngời đánh dấu mạn thuyền giữa biển cả bao la, cô cũng chỉ nh triền cát, mãi mãi

vẫn đợi chờ trong hoài vọng cô đơn. Ngay cả ngời mẹ trong Hậu thiên đờng t- ởng là ngời từng trải trong cuộc sống cũng vẫn mãi mãi chạy đuổi theo tình yêu nhng không bao giờ điều đó thuộc về mình: “có những kẻ yêu tôi thật thì tôi không ngửi đợc họ. Còn một vài ngời tôi yêu thì họ chỉ xuê xoa với tôi thôi. Biết làm sao đợc. Con cá trợt thờng là con cá to. Không có cái gì trong tay mình là nhất cả” [21, 501]. Truyện Ngời đàn bà có ma lực của Y Ban lại kể về một ngời phụ nữ mãi tìm kiếm tình yêu nhng không bao giờ đạt đợc, nói đúng hơn, không có đợc một tình yêu gắn bó, thuỷ chung. Nàng yêu ngời con trai tên Sơn nhng thấy quá phẳng lặng, anh chàng khoa toán thì lãng mạn, cậu bé thi rớt đại học thì trẻ con, chàng nghệ sĩ thì lợi dụng, ngời đàn ông đã li hôn thì sợ mạo hiểm, thực tập sinh nớc ngoài vừa về nớc thì bủn xỉn… Không thực sự có ý thức gắn bó với tình yêu nào, nàng chỉ xem mỗi cuộc tình là một sự thể hiện sức mạnh của ngời đàn bà có ma lực. Đến lúc nàng thực sự cần có tình yêu và cuộc sống gia đình thì tình yêu cứ mãi mãi lùi xa. Hành trình tìm kiếm tình yêu, hạnh phúc của chị ngày càng khó khăn, chị càng trợt dài trong sự cô độc, gặm nhấm quá khứ còn hiện tại lại thấy trống rỗng lạ thờng. Châu trong Lời chào ở ngỡng cửa

của Lê Minh Khuê đã say mê lao vào một cuộc tình với ngời đàn ông đã có gia đình mà quên đi tuổi xuân của chính mình. Cô có thể chấp nhận tất cả miễn là có đợc anh - ngời đàn ông lúc nào cũng trở về nhà với vợ lúc nửa đêm sau khi chào Châu một câu muôn thuở “Thôi em ngủ đi, anh về!”. Ta có cảm giác khi hiến dâng cho tình yêu, ngời phụ nữ nh con thiêu thân mà không biết đó là bi kịch của cuộc đời. Những “anh”, những “chàng”… không thể thoát khỏi cuộc sống gia đình để hết lòng vì họ. Rồi cuộc sống vẫn cứ êm đềm trôi, họ cứ yêu, cứ dâng hiến và cuối cùng nhận ra giá trị đích thực của tình yêu trong cuộc đời thì đã muộn.

Đằng sau những câu chuyện, những cảnh đời về ngời phụ nữ mải miết đi tìm tình yêu và hạnh phúc gia đình nhng vì lí do nào đó mà gặp thất bại, các tác

giả nữ đã thể hiện nhiều nỗi niềm của con ngời thời đại khao khát yêu đơng mà gặp biết bao biến cố, bất hạnh. Những nhân vật trong tác phẩm là bóng dáng của con ngời trong xã hội hôm nay. Dờng nh cuộc sống càng phát triển với biết bao những biến cố, phức tạp thì càng ít cơ hội cho tình yêu nảy nở. Khi cuộc sống không còn tồn tại tình yêu, quan hệ giữa con ngời với con ngời trở nên lỏng lẻo thì đó là điều thực sự đáng báo động. Rõ ràng viết về tình yêu và hạnh phúc gia đình, vẫn tởng đó là một cõi riêng t nhng các tác giả đã gợi nên những vấn đề mang tính thời sự, có tính chất xã hội sâu sắc.

Xuất hiện nhiều trong tác phẩm các nhà văn nữ là những cô gái, những ngời phụ nữ yêu say mê, yêu đến quên mình nhng lại bị phản bội, bị lừa dối, thờ ơ. Bằng sự nhạy cảm của giới mình và cả sự nếm trải, các tác giả nữ đã phát hiện ra tất cả những mâu thuẫn trong tình yêu: vị tha mà ích kỷ, mạnh mẽ mà yếu đuối, bình yên mà bất ổn, hy vọng - thất vọng, trong sáng - trần tục, đam mê - tỉnh táo, lãng mạn - thực tế, hạnh phúc vô biên và đau đớn cũng tột cùng. Giữa các ranh giới đó, các nhà văn nữ nhìn thấy rõ những biến thái của bi kịch tình yêu rất tinh vi. Trong đó ngời phụ nữ bao giờ cũng hứng chịu những thiệt thòi, mất mát, khổ đau, có khi họ phải trả giá bằng cả tính mạng của mình. Sở trong Con dại của đá (Võ Thị Hảo) là ngời con gái hoang dại, cả tin, hồn nhiên, say đắm. Nàng sống và yêu tự nhiên nh cỏ cây, núi rừng, sẵn sàng vợt qua mọi ràng buộc của buôn làng, gia đình để đến với tiếng gọi của tình yêu mà theo nàng đó là tình yêu tự do tha thiết và nồng nàn. Đáng tiếc, ngời con trai nàng yêu lại là kẻ bạc bẽo, xảo quyệt. Hắn đã thu lợm ở thành thị sự tráo trở, ở nghề buôn sự ranh ma, rồi dùng điều đó để dụ dỗ và lừa dối ngời con gái trong trắng, cả tin. Kết cục Sở bị bỏ rơi, thậm chí bị đem bán vào tay bọn buôn ngời. Tuyệt vọng trớc tình yêu, nhục nhã vì bị hành hạ, Sở đã giết chết ngời yêu và tự kết liễu đời mình. Lòng ngời con gái yêu say đắm và không thể khoan nhợng trớc sự bạc tình, dối trá, không khoan nhợng ngay với cả mạng sống của mình. Sự bất trắc của cuộc đời Sở là một bi kịch khi niềm hy vọng biến thành thất vọng,

khi nỗi đam mê biến thành sự phẫn uất. Đặc biệt trong truyện ngắn Vờn yêu, Võ Thị Hảo đã chọn đợc một tình huống tâm lí đó là những ý nghĩ, những suy t của ngời con gái tuổi mới lớn khi bớc vào tình yêu. đó là khi nhón chân vào vờn yêu họ đã tự ru ngủ mình bằng chính những bi kịch của sự nhẹ dạ và đức hy sinh đã đợc tô vẽ, phóng đại lên nhiều lần. Chỉ có bất hạnh vẫn trần trụi thế và họ phải chấp nhận sự hệ luỵ đó nh một tất yếu. Những gì Võ Thị Hảo diễn tả về tình yêu trong câu chuyện vừa h vừa thực này phù hợp với tất cả những ngời con gái tuổi đang yêu. Vờn yêu không phải bao giờ cũng đầy hơng thơm mật ngọt, ở đó có thể có cả những đớn đau, những mất mát, những bi kịch. Đó là lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà sâu sắc cho những ngời con gái tuổi dậy thì khi nhón chân b- ớc vào tình yêu. ám ảnh nhất trong bi kịch của những cô gái mới lớn là ngời con trong truyện ngắn Hậu thiên đờng của Nguyễn Thị Thu Huệ. Ngời đọc cứ dõi theo từng dòng nhật ký, từng ý nghĩ với sự lo lắng khôn nguôi cho bớc chân non trẻ. Đứa trẻ mời sáu tuổi đang bớc chân trên con đờng mà mẹ nó đã qua, đang trên “thiên đờng” của tình yêu và hạnh phúc. Ngời mẹ đau đớn khi nhìn thấy đứa con ngây thơ bị lợi dụng, bị bòn rút từng đồng ăn sáng, bị biến thành đồ vật trong tay một kẻ đàn ông lọc lõi, già dặn trong từng hành động, thô bỉ, bất nhân trong từng ham hố, vị kỷ, tính toán trong từng lời nói. Đứa trẻ không biết mình mất mẹ, không biết rằng trớc mắt nó là “hậu thiên đờng” đầy cô đơn và bất hạnh. Truyện Hậu thiên đờng đợc viết bằng giọng văn tỉnh táo, đôi lúc táo bạo, suồng sã, câu văn ngắn gọn, gấp gáp nhng ấn tợng để lại trong lòng ng- ời đọc là một nỗi buồn da diết khôn nguôi.

Khi viết về tình yêu, các nhà văn nữ luôn cố gắng thể hiện hết mình. Họ yêu bằng cả trái tim, cả lý trí, cả bản năng của ngời phụ nữ. Điều này trớc đây cha hề có, bây giờ trong sáng tác của các “quý ông” nh Tạ Duy Anh, Phạm Ngọc Tiến, Ngô Tự Lập, Hồ Anh Thái… cũng không thể có đợc. Cũng dễ hiểu thôi vì ngời ta luôn cho rằng phụ nữ thờng nhẹ dạ, cả tin thì mới yêu đến nh thế.

Cuộc sống sẽ ra sao nếu không có tình yêu và các nhà văn nữ trong khi đi tìm tình yêu của mình cũng đồng thời tìm cách lý giải nó. Họ khát khao đến cháy bỏng nhng tình yêu thì mong manh dễ vỡ vô cùng. ấy thế mà vẫn có lúc con ngời tìm cách vợt ra những giới hạn giáo lý khắc nghiệt để đi đến tình yêu, khát khao nâng niu tình yêu mà vẫn không giữ đợc cho nên họ rất dễ rơi vào bi kịch, rơi vào sự hoang vắng, sự cô đơn. Khai thác những giây phút mong manh vừa có đợc tình yêu, vừa sợ bị đánh cắp ngay trên tay mình, các nhà văn nữ đã thực sự thể hiện tình yêu dới đôi mắt cảm nhận của “phái yếu”. Bởi nó dễ tan vỡ nên mới nâng niu, khó tìm. Họ tìm kiếm tình yêu đồng thời tìm đến một chỗ dựa về tinh thần vững chãi nhng rút cuộc họ đều có cảm giác là mình đã gửi tình yêu nhầm chỗ mất rồi.

Cha bao giờ trong văn học nớc ta, gơng mặt của hạnh phúc và các sắc thái của tình yêu trong hôn nhân, gia đình lại đợc thể hiện phong phú đến thế, những bi kịch tình yêu cũng cha bao giờ đợc đề cập nhiều đến thế. Trong cuộc sống riêng t này, con ngời thờng “trút bỏ bộ cánh xã hội” hành động theo động cơ bên trong sâu kín và tính ngời của nó bị thử thách nhiều hơn vì ít bị che dấu hơn, nhiều cảm tính hơn. Các cây bút nữ đặc biệt nhạy cảm khi đi vào vấn đề này vì gia đình là “hang ổ cuối cùng”, là nơi trú ẩn của con ngời sau những giờ mệt mỏi với công việc. Có một điều rất lạ chung cho các tác giả nữ là họ không miêu tả những gia đình đầy đủ, vui vẻ, những gia đình hạnh phúc lý tởng mà họ quan tâm đến ngời phụ nữ trong gia đình với nhiều nỗi niềm, dằn vặt, suy t. Họ nhìn thấy trong gia đình những điều rạn nứt, mối quan hệ vợ chồng, con cái bắt đầu lỏng lẻo. Ngời phụ nữ trong gia đình chịu nhiều giằng xé của ngoại lực, bắt đầu cảm thấy bất ổn trong gia đình, bắt đầu xuất hiện ý thức cá nhân, nhiều yếu tố riêng t bắt đầu cựa quậy. Họ cứ cố nhoài mình ra khỏi sự ràng buộc gia đình để tìm kiếm một điểm tựa mới, một lý tởng sống mới cho cuộc sống, nhng kết quả họ luôn gặp những bất trắc và thờng rơi vào trụy lạc ái tình, thành ra chính

họ phải trải qua những bi kịch đau đớn. Hằng trong Tiếng thở dài của đêm

(Trần Thị Trờng) nói lên những dòng tâm t sâu lắng, kể cả nỗi đau không biết kể cùng ai. Hằng lấy một ngời chồng mà nhiều chị em nằm mơ cũng không có nhng có lúc cô đã phải than thở với anh trai: “Anh mà cũng nghĩ có đầy đủ tiền bạc là có đầy đủ nhu cầu? Em không muốn có chồng mà quanh năm ngày tháng vẫn chỉ nói từng ấy điều nh cũ…”. Nhng chia tay với chồng thì cô lại rơi vào bế tắc, không lối thoát vì miệng lỡi thế gian. Chỉ còn một ngày (Nguyễn Thị Thu Huệ) là khoảnh khắc ít ỏi còn lại của hai vợ chồng khi cuộc hôn nhân của họ không còn cứu vãn đợc nữa. Chị nhớ về tất cả những kỷ niệm vui buồn của cuộc sống vợ chồng đặc biệt là những giờ khắc khi chị lẻ loi, cô độc một mình. Chồng chị không bao giờ hiểu đợc những nhu cầu cá nhân ngày càng phong phú, nỗi niềm sâu thẳm của ngời vợ cần sự yêu thơng, ve vuốt của chồng, không bao giờ hiểu đợc sự tế nhị trong tình cảm vợ chồng cũng không kém phần quan trọng trong hạnh phúc gia đình.

Khi nền tảng gia đình bắt đầu rạn nứt hoặc hôn nhân tan vỡ thì con cái phải chịu đựng nhiều hơn cả nỗi đau, thậm chí đó là một tác động to lớn làm tổn

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngăn của các nhà văn nữ việt nam đương đại viết về tình yêu và hạnh phúc gia đình (Trang 44 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w