Các kết hợp từ độc đáo trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ huy cận trong lửa thiêng và vũ trụ ca (Trang 111 - 121)

6. Cấu trúc luận văn

3.3. Các kết hợp từ độc đáo trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca

Một trong những đặc điểm nổi bật làm nên giá trị của ngôn ngữ nghệ thuật là: ngôn ngữ vừa là phơng tiện vừa là mục đích tự thân. Theo tác giả Roman Jacobson, làm nên điểm này chính là do tính chất cùng một lúc ngôn ngữ phóng chiếu lên cả hai trục lựa chọn và kết hợp. Với thơ Huy Cận thì không hẳn thế, đành rằng tác giả vẫn khai thác cái nguyên lý chung đó nhng cán cân lệch hẳn về phía trục kết hợp. Chính vì thế Huy Cận có những kiểu ghép từ tạo từ hết sức độc đáo, tân kì gây ra những ấn tợng bất ngờ đối với ngời đọc.

3.3.1. Đảo trật tự thông thờng của từ nhằm gây sự chú ý

Trong hai tập thơ này của Huy Cận có những từ ngữ mà trật tự giữa các yếu tố có sự đảo ngợc so với mô hình cú pháp thông thờng của tiếng Việt. “Tan rã” đợc gọi là “rã tan”, “mênh mông” thì đợc gọi là “mông mênh”, “đầu xanh” đợc thay bằng “xanh đầu”, “đau lòng” thì gọi là “lòng đau”, “thức tỉnh” đợc thay bằng “tỉnh thức”. Các từ “hoe tròn, còng vai mạnh, suối khơi nguồn, búp tơ măng, thanh thiên, vàng tơ”… đều có cấu trúc đảo ngợc nh thế. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy phần lớn đây là những tổ hợp định danh. Nếu đối chiếu với mô hình cú pháp Danh từ + Định tố trong tiếng Việt ta nhận thấy những tổ hợp nghịch này gần gũi với tính từ hơn là danh từ. Xét vị trí của một tính từ ta thấy khi nó đứng sau danh từ thì có ý nghĩa chỉ một tính chất khách quan, nhng khi

này đã làm cho hình ảnh thơ từ tĩnh chuyển sang động và ngôn ngữ thơ trở nên đầy cảm giác. Cái ấn tợng rõ ràng, cụ thể của khách thể bị nhoè đi thay vào đó là ấn tợng chủ quan của chủ thể trữ tình. Điều này có thể nhận ra ngay khi thay thế trật tự nghịch này bằng trật tự thuận vốn có của tiếng Việt.

Nói vui vũ trụ đỡ lòng đau => Nói vui vũ trụ đỡ đau lòng

Không gian ơi xin hẹp bớt mông mênh => Không gian ơi xin hẹp bớt mênh mông

ấn tợng rõ ràng cụ thể của khách thể do trật tự thuận đa lại đã khiến hình ảnh thơ trở nên chờn mòn quen thuộc trong sự tiếp nhận của độc giả và câu thơ trợt nhanh qua trí nhớ. Ngợc lại những tổ hợp này khi đợc sử dụng với trật tự nghịch đã khiến cho câu thơ “chỉ mất đi một tý rõ ràng để đợc thêm rất nhiều mơ mộng” (chữ dùng theo Hoài Thanh). Cấu trúc nghịch một mặt vừa đảm bảo nghĩa nh ý muốn của thi nhân vừa có tác dụng mở ra sự đa chiều về ngữ nghĩa.

3.3.2. Những kết hợp từ độc đáo

Đọc Lửa thiêng và Vũ trụ ca của Huy Cận chúng ta không thể quên đợc những ấn tợng kỳ lạ do các kết hợp từ độc đáo đa lại. Có thể nói Huy Cận đã gia công không ít trong những kết hợp từ này - chính vì thế cái độc đáo ở đây xuất hiện ngay trong việc nhà thơ lựa chọn và lắp ghép những từ ngữ vốn rất xa nhau về nghĩa, thậm chí không liên quan gì với nhau về mặt nghĩa để tạo ra cách nói lạ. Ngời ta gọi cao chót vót còn Huy Cận thì gọi là sâu chót vót, ngời ta gọi chiều tàn, chiều buông, chiều xuống, chiều buồn Huy Cận lại gọi chiều tê cúi

đầu, chiều thịnh trị, chiều mồ côi, chiều tận thế…

Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài trời rộng bến cô liêu

(Tràng Giang)

Hay:

Ai chết đó? Nhạc sầu chi lắm thế Chiều mô côi đời rét mớt ngoài đờng.

(Nhạc sầu)

Các từ ngữ nh : chiều nhảy múa, gió veo hồn, gió thời gian, buồn thế hệ,

lạnh teo, xứ cô đơn, sầu gối tay, ngày xiêu, thời gian in bóng nhớ, buồn vạn lớp, buồn khía cạnh, mùa đau thơng… đều là kết quả của cách ghép từ độc đáo.

Nỗ lực tìm kiếm những hình thức biểu đạt khác lạ nhiều khi đã đẩy sự tìm tòi của Huy Cận đến chỗ nghịch dị. Những kết hợp nh: gió cảm thông, hạt máu

say, vú chua cay, gió hiền lành, ngọc đau buồn, chiều mồ côi… là những kết

hợp ngôn ngữ cha từng gặp trong thi ca. Những kết hợp này xuất hiện dựa trên sự liên tởng siêu lôgic. Chính điều này đã góp phần tạo ra sự mở rộng trong biên độ liên tởng của thi nhân, nó khiến cho những thực tại ít nhiều xa nhau, thậm chí đối nghịch nhau đợc sát nhập vào nhau tạo ra những va đập chói loà từ ngữ, hình thành nên các hình ảnh mang tính chất tợng trng siêu thực. Chẳng hạn câu thơ: Trăng rộng chiều xa gió cảm thông thì “cảm thông” vốn dùng để chỉ tâm trạng của con ngời nhng ở đây thi nhân lại kết hợp với “gió”. Hình ảnh thơ vì thế trợt khỏi t duy lô gích thông thờng để hớng tới một cách tri nhận khác trong sự cảm nhận của ngời đọc.

Cần phải nhận thấy rằng, tách rời khỏi ngữ cảnh của văn bản thơ các thế đối lập trong những kết hợp độc đáo đã trình bày ở trên có phần cha thấy rõ. Chỉ khi gắn chúng vào cả bài hay ít nhất là câu thơ thì nó mới thực sự lan tỏa tạo ra sự tơng tác nghĩa bất ngờ rất khó đoán định ra:

Cây dài bóng xế ngẩn ngơ

Hồn em đã chín mấy mùa thơng đau.

(Ngậm ngùi)

Từ “chín” gợi ra cho ngời đọc một cảm giác có thể quan sát nắm bắt đợc. Thế nhng cả câu thơ lại là một miêu tả vợt ra ngoài thông lệ gây cho ngời đọc một ấn tợng lạ - đó là sự hoà trộn giữa cái hữu hình và cái vô hình, cái thực và cái ảo trong các kết hợp từ bất ngờ của Huy Cận.

Nh vậy, cách kết hợp từ độc đáo trong thơ Huy Cận đã góp phần tạo nên sự tơng tác ngữ nghĩa hình thành nên cách tri nhận trừu tợng. Chính những cách kết hợp từ độc đáo ấy đã khiến ngời đọc phải dừng lại để ngẫm nghĩ, để thởng thức cái thú vị trong xảo thuật ngôn từ của thi sĩ. Đó cũng là một thành công trong thơ Huy Cận giai đoạn trớc cách mạng.

3.4. Tiểu kết

Qua việc tìm hiểu hai tập thơ Lửa thiêng và Vũ trụ ca của Huy Cận ở bình diện ngữ nghĩa chúng tôi thấy trong thơ ông trớc Cách mạng có các lớp từ sau: Lớp từ chỉ thiên nhiên, lớp từ chỉ không gian, lớp từ chỉ thời gian, lớp từ chỉ tâm trạng… Các lớp từ ngữ đó đã thể hiện đợc một trong những đặc điểm nổi bật của thơ Huy Cận trớc Cách mạng: Thơ ông thể hiện một nỗi buồn mênh mông, lan toả khắp đất trời cây cỏ. Đó là nỗi buồn vấn vơng nh sơng khói mà có sức gợi cảm sâu xa, nó giúp lòng ngời dễ gần gũi nhau và dễ hoà nhập với thiên nhiên tạo vật đất trời.

Trong thơ, Huy Cận cũng đã sử dụng rất thành công một số biện pháp tu từ nh biện pháp nhân hoá, so sánh, điệp ngữ… Và chính những biện pháp tu từ ấy đã góp phần đem lại hiệu quả thẩm mĩ cao cho thơ ông. Qua các biện pháp tu từ này đối tợng miêu tả đợc tô đậm nhấn mạnh và cảm xúc của nhân vật trữ tình cũng đợc bộc lộ rõ nét hơn.

KếT LUậN

Qua quá trình khảo sát thống kê và tìm hiểu hơn 70 bài thơ trong hai tập thơ Lửa thiêng và Vũ trụ ca của Huy Cận chúng tôi nhận thấy thơ ông xét ở góc độ ngôn ngữ có một số đặc điểm nổi bật sau:

1. Trong quá trình sáng tác của mình, Huy Cận sử dụng khá nhiều thể thơ song nhìn chung tác giả chủ yếu lựa chọn sáng tác bằng các thể thơ nh: thơ 7, 8 chữ, thơ lục bát và một số bài thơ thuộc thể thơ khác. Điều đặc biệt là dù ở thể

thơ nào thì thơ ông cũng đợc viết ra một cách công phu, có tìm tòi và sáng tạo thể hiện đợc phong cách riêng của Huy Cận.

2. Nhịp điệu trong thơ Huy Cận khá đa dạng và linh hoạt cùng với cách gieo vần phong phú nh vần chính, vần thông, vần ép, vần chân, vần lng, vần liền, vần ôm, vần gián cách… Chính cách gieo vần và tạo nhịp cùng với những đặc trng về nguyên âm, phụ âm, thanh điệu đã tạo nên tính nhạc trong thơ. Vì vậy ta thấy thơ Huy Cận khi thì mang tính chất tự sự tâm tình, kể lể, khi mợt mà du dơng, êm ái nh những khúc dân ca sâu lắng ân tình.

3. Cách tổ chức bài thơ của Huy Cận cũng mang những đặc điểm riêng linh hoạt và đa dạng; bài thơ, đoạn thơ, câu thơ không bị hạn chế bởi số câu chữ mà nó luôn theo mạch cảm xúc của nhà thơ. Hơn nữa, Huy Cận viết về cuộc sống của dân tộc trớc cách mạng nên bài thơ, đoạn thơ, câu thơ có lúc dài lúc ngắn nh nhịp của cuộc sống. Tiêu đề của các bài thơ dễ hiểu, dễ cảm, sát với nội dung từng bài thơ.

4. Thơ Huy Cận lựa chọn và sử dụng các lớp từ chỉ thiên nhiên, lớp từ chỉ không gian, lớp từ chỉ thời gian, lớp từ chỉ tâm trạng… với số lợng, tần số cao và chúng trở thành chất liệu nghệ thuật biểu đạt hiệu quả nghệ thuật. Vai trò hiệu quả của các lớp từ này là đã thể hiện đợc một trong những đặc điểm nổi bật của thơ Huy Cận. Thơ ông phản ánh tâm t tình cảm của cả một thế hệ ngời Việt Nam trớc cách mạng. Đó là một hệ từ ngữ đợc chắt lọc, lựa chọn kỹ càng gắn với gắn với hệ thống ngữ nghĩa mang đậm dấu vết nội tâm, thể hiẹn một quan niệm, một khuynh hớng cảm hứng và một phong cách thơ. Cùng với nó là những kết hợp từ độc đáo, nghịch dị đã đem lại cho ngôn ngữ thơ Huy cận một diện mạo riêng.

5. Thơ Huy Cận cũng đã sử dụng khá thành công các biện pháp tu từ nh nhân hoá, so sánh, điệp ngữ… Chính những biện pháp tu từ nghệ thuật đó đã góp phần không nhỏ làm nổi bật đặc điểm ngôn ngữ thơ Huy Cận: tình cảm, hồn nhiên, thật thà, tơi trẻ và trong sáng.

6. Thơ Huy Cận trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca mang sắc thái phong cách riêng, góp tiếng nói riêng hoà vào phong cách thơ của phong trào thơ mới nói chung. Thơ ông mang đậm chất tự sự nhng cũng rất trữ tình. Cách sử dụng các thể thơ, các lớp từ, các biện pháp tu từ… của Huy Cận đều có những nét riêng, nét độc đáo đặc sắc. Thơ Huy Cận với phong cách riêng rất dễ nhận ra trong muôn vàn tiếng thơ thời thơ mới nh Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên.

Tài liệu tham khảo

1. Aristote, Lu Hiệp (1999), Nghệ thuật thi ca, văn tâm điêu long, Nxb

Văn học, Hà Nội.

2. Dơng Viết á (2000), Ca từ trong âm nhạc Việt Nam, Viện âm nhạc Hà Nội.

3. Vũ Tuấn Anh (1997), Nửa thế kỷ thơ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

4. Võ Bình (1975), “Bàn thêm về một số vấn đề về thơ”, Tạp chí Ngôn ngữ, (3).

5. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội.

6. Huy Cận (1940), Lửa thiêng, Nxb Đời Nay.

7. Huy Cận (2007), Tác giả trong nhà trờng, Nxb Văn học.

8. Huy Cận (1986), Tuyển tập Huy Cận, tập I, Nxb Văn học, Hà Nội. 9. Huy Cận, Hà Minh Đức (1993) Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thơ

ca, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Nguyễn Tài Cẩn (1997), Lịch sử ngữ âm tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13. Mai Ngọc Chừ (1991), Vần thơ Việt Nam dới ánh sáng của ngôn ngữ

học, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội.

14. Vũ Thị Sao Chi (2005), “Một số vấn đề về nhịp điệu trong ngôn ngữ thơ

văn Việt Nam ,” Tạp chí Ngôn ngữ, (3).

15. Phan Huy Dũng (1999), Kết cấu thơ trữ tình nhìn từ góc độ loại hình, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học S phạm Hà Nội.

16. Bạch C Dị (Nguyễn Khắc Phi dịch, 1988), “Th gửi Nguyễn Chấn”, Tạp

chí Văn học, (15).

18. Hữu Đạt (2002), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 19. Phan Cự Đệ (1966), Phong trào thơ mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 20. Phan Cự Đệ (1997), Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

21. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

22. Hà Minh Đức (1997), Một thời đại trong thi ca, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

23. Trinh Đờng (1993), Huy Cận và Lửa Thiêng, Tạp chí Văn học, (1). 24. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội. 25. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1998) Từ điển thuật ngữ

văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

26. Tế Hanh (1999), Huy Cận đời và thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.

27. Trần Mạnh Hảo (1999), “Huy Cận lửa vẫn còn thiêng ,” Tạp chí Thế giới

mới, (5).

28. Nguyễn Thái Hoà (2005), Từ điển tu từ phong cách thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

29. Bùi Công Hùng (2000), Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, Nxb Thông tin, Hà Nội.

30. Đinh Trọng Lạc (1996), 99 phơng tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

31 Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

32. Phơng Lựu (chủ biên) (2004), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 33. Phan Ngọc (1985), Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, Nxb Trẻ

34. Phan Ngọc (2000), Thử xét văn hoá, văn học bằng ngôn ngữ, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

35. Tôn Thảo Miên (2007), Thơ Huy Cận tác phẩm và lời bình, Nxb Văn học, Hà Nội.

36. Ngô Quân Miện (1998), Huy Cận và cái gốc của một hồn thơ, Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 1.

37. Ngô Văn Phú (2000), Văn chơng và ngời thởng thức, Nxb Hội Nhà văn.

38. Vũ Quần Phơng, Huy Cận quê ở hành tinh, Báo Nhân dân cuối tuần, số ra ngày 11 tháng 5 năm 1997.

39. F. de. Saussure (2005), Giáo trình ngôn ngữ học đại cơng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

40. Trần Đình Sử (1995), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

41. Nguyễn Quốc Tuý (1995), Thơ mới bình minh thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Văn học, Hà Nội.

42. Đào Thản (1990), “Nhịp chẵn, nhịp lẻ trong thơ lục bát ,” Tạp chí Ngôn

ngữ, (3).

43. Hoài Thanh - Hoài Chân (1999), Thi nhân Việt Nam, Nxb văn học, Hà Nội.

44. Trần Khánh Thành (2002), Thi pháp thơ Huy Cận, Nxb Văn học, Hà Nội. 45. Trần Ngọc Thêm (2002), Hệ thống liên kết văn bản, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

46. Lê Chí Viễn (1997), Đến với thơ hay, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

47. Trần Đình Việt (1995), Có một nỗi buồn trong thơ, Tiền phong cuối tháng, số 3.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ huy cận trong lửa thiêng và vũ trụ ca (Trang 111 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w