Câu tờng thuật

Một phần của tài liệu Đặc điểm câu văn trong tập bút ký của nhà văn tô hoài (Trang 43 - 49)

3.2.1.1. Định nghĩa

Theo tác giả Diệp Quang Ban thì “Câu tờng thuật là loại câu dùng để xác nhận, miêu tả một vật với đặc trng (hành động, trạng thái, tính chất, quan hệ) của nó hoặc một sự kiện với các chi tiết nào đó”. Nó là hình thức

biểu hiện thông thờng của một phán đoán, tuy rằng không phải câu nào cũng có nội dung là một phán đoán.

Câu tờng thuật trong tập bút ký của Tô Hoài tồn tại dới hai dạng tờng thuật trực tiếp và tờng thuật gián tiếp. Tuy nhiên câu tờng thuật gián tiếp xuất hiện rất ít, vì vậy trong khuôn khổ khoá luận này chúng tôi chi đi làm khảo sát dạng câu tờng thuật trực tiếp có mục đích kể, miêu tả.

3.2.1.2. Đặc điểm câu tờng thuật trong tập bút ký của Tô Hoài

Trong 9 bài viết của Tô Hoài thì hầu hết đó là những vấn đề xã hội nóng bỏng đợc nhìn nhận một cách chính xác nhận thức và dới nhiều góc độ. Đó là những vấn đề về con ngời, về các cuộc chiến đấu hay những chuyện về phố phờng, làng xóm tự nhiên… ở Hà Nội. Mỗi bài viết là một vấn đề cần phải đợc giải quyết kịp thời. Dờng nh Tô Hoài đã đi vào hầu hết các phố phờng, ngõ ngách của Hà Nội thân yêu, phát hiện ra tất cả những gì đang còn vớng mắc, cha hợp lý; ngòi bút của ông viết nên tất cả những điều ông tai nghe mắt thấy về những điều làm đợc và cha đợc của Hà Nội, yêu cầu mọi ngời nhìn thẳng vào sự thật, nhìn nhận đúng sự thật mà tìm cách giải quyết cho hợp lý.

Sau đây là những dạng chính mà câu văn tờng thuật của Tô Hoài đã thể hiện.

a. Tờng thuật - kể về các sự kiện, hiện tợng

Qua quá trình khảo sát chúng tôi thấy rằng câu văn trong tập Bút ký

của Tô Hoài chủ yếu là câu tờng thuật kể về các sự kiện, hiện tợng. Loại câu này đợc dùng nhiều nhất để nêu lên sự tồn tại của sự kiện, hiện tợng.

(82) Bên kia hồ, mấy cái thân cây mốc vằn trắng, cao vót nh những cây thốt nốt bên Cao Miên. Nóc lầu toà báo Cứu quốc nhô lên trên rừng lá, nh cột cờ một con tàu bể, phất phơ ánh cờ đỏ. Màu đỏ quang vinh, có những đứa con của dân tộc đơng quyết lấy máu để nhuộn đỏ, thực đỏ, đỏ nữa, cho lá cờ này

Ví dụ trích từ bài viết Nhớ quê này đã miêu tả một góc hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội năm 1946 trong hoàn cảnh đất nớc có chiến tranh. Nó nói lên đ- ợc quyết tâm ra đi của những ngời con Hà Nội quyết lấy máu của mình đổi lấy vinh quang cho dân tộc.

(83) Hà Nội, thủ đô của một nớc độc lập, tự do, thành phố kiểu mới, lòng đờng cho xe cộ, vỉa hè cho ngời đi bộ, phố này sang phố khác. Mọi nền nếp mới của Hà Nội, chúng ta có thể trông thấy đợc rành rõ ở sự văn minh lần lần hình thành. Những khu vực nhà ở, nơi làm việc, sản xuất. Những vờn hoa, vờn cây, vờn cỏ để dạo mát, nghỉ ngơi và những hồ nớc, dòng sông vừa đẹp vừa cũng là nơi giải trí.

[II; tr.60].

Đoạn văn trên cũng là một ví dụ miêu tả gơng mặt của Hà Nội sau ngày giải phóng 19-8-1945. Một gơng mặt tơi mới với cuộc sống văn minh, yên bình đã đợc lập lại ở Hà Nội thân yêu.

(84) Có thể nói ngoài phần tên phố ghi lại Hà Nội xa bằng tên các đền chùa phố phờng, nghề nghiệp cũng nh phản ánh từ thời truyền thuyết lịch sử các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, rồi đến thời Pháp, xuất hiện các phong trào văn thân yêu nớc, những tên phố qua các thời kỳ trên đều là những địa danh, những nhân vật, những sự kiện đáng kính và tấm gơng, nhng nếu so chung với chiều dài lịch sử cho đến tận hôm nay và nhiệm vụ giáo dục bằng tên phố thì các tên phố ở Hà Nội còn so le, còn chênh lệch trớc thực tế qua từng giai đoạn.

[IV; tr.85].

Ví dụ này trích trong bài viết Tên phố, tên đờng Tô Hoài đã nêu lên thực trạng đặt tên phố, tên đờng hiện nay ở Hà Nội đang còn nhiều thiếu sót và lệch lạc. Qua đó ông gián tiếp yêu cầu những ngời có trách nhiệm cần phải nghiên cứu và xem xét lại việc đặt tên phố, tên đờng sao cho hợp lý, hợp tình.

(85) Vờn hoa Việt Nam có cây, có nhiều cây. Trồng cây cho có bóng mát là phong tục lâu đời. Công viên của ta không phải công viên Tây chỉ

có hoa luống, hoa vụ theo mùa. Công viên Việt Nam còn có hoa giàn, hoa leo và nhiều cây đại thụ, nhiều cây hoa. Xa nay, quanh nhà thờng trồng cây ăn quả vững chắc, nhà ngói cây mít.

[V; tr.96].

ở bài viết này tác giả nói lên sự khác nhau giữa công viên Việt Nam và công viên của “Tây”. Nhà văn yêu cầu mọi ngời trồng hoa, làm công viên sao cho phù hợp với đất nớc, giữ đợc cái hồn của dân tộc trong từng gốc cây, luống hoa, mảnh vờn…

(86) Có nơi, làng xóm hay phố xá, lắm khi trong nhà thì ít gọn gàng nhng trớc cửa, ngoài ngõ, đầu tờng, cống rãnh lại ngập ngụa, luộm thuộm, bề bộn. ở ngoại thành, trên đờng xóm, thờng ghê mắt và tởm lợm những cái nhà vệ sinh che mành ngồi ven đờng, nhặng bay vù vù

[VI; tr.109].

ở đây nhà văn lại miêu tả thực trạng về vấn đề vệ sinh đờng làng ngõ phố ở vùng ngoại thành Hà Nội. Ông nói đến hình trạng con ngởi làng xóm mới hiện đại bây giờ khác với xa xa, chỉ sống vì lợi ích cá nhân mà không có ý thức chung, ý thức cộng đồng. Mọi ngời dân hãy xem lại ý thức lối sống của mình trong xã hội hiện nay.

(87) Hai chiều Tây Hồ rộng nhất, một bên từ sau làng Thuỵ đến lng đình Yên Phụ. Một phía, đứng đờng cửa đình Quán Thánh hòng sang bên kia làng Quán La, những muỗm xanh đen. Hai mảng nớc lớn, nh hai cánh bớm vẫy lên và dần dần cụp lại bên mình con bớm thon thon chỗ cửa đình Võng đối mặt xóm Cung làng Tây Hồ.

[VIII; tr.129].

Ngạc nhiên trớc vẻ đẹp lạ lùng của Hồ Tây, Tô Hoài đã viết nên bài viết này, miêu tả cảnh đẹp thần tiên của Hồ Tây giữa lòng thành phố Hà Nội.

Bút ký của Tô Hoài ngoài việc nói về phong cảnh Hà Nội, những sự kiện, hiện tợng ở Thủ đô, ông còn miêu tả những con ngời ở đó với cuộc sống trăm bề.

(88) Gã là một sinh viên trờng thuốc. Gã học dốt, học giỏi làm sao không biết, chỉ biết không mấy ai khi trông thấy gã đi bớc một. Gã toàn chạy. Thấy ngời là thấy huỳnh huỵch chạy. Vào đâu thì đem theo cả gió vào. Vào mùa rét đã lâu, nhng tra nào gã cũng tắm nớc lạnh.

[I; tr.5]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(89) Gã có một ngời em mời bảy tuổi.Trong hồi bí mật, không một cuộc mít tinh nào ở ngoài thành mà em gã không dự. Sau tổng khởi nghĩa , em gã họp đợc một lũ hơn ba mơi bạn, lập một đội quân học trò, tự động biến thành một đội xung phong tuyên truyền.

[I; tr.6].

(90) Trớc mấy hôm đi Nam Bộ, gã sinh viên của tôi thực đã hoá ra một con ngựa. Luôn luôn gã cồm cộp chạy ngoài cửa sổ, vừa chạy vừa la. Gã khuân về những thứ ngời ta ủng hộ gã lên đờng (…) Rồi gã đi chia quần áo, đồ đạc của gã để lại cho các anh em.

[I; tr.9].

Ba ví dụ trên miêu tả về những ngời con Hà Nội đang sống trong hoàn cảnh đất nớc bị chia làm hai miền, nhân dân ta quyết tâm chiến đấu để thống nhất nớc nhà. Những thanh niên Hà thành ấy cũng hừng hực quyết tâm ra đi chiến đấu vì miền Nam ruột thịt.

(91) Mỗi đợt, mỗi lần ngời các nơi về nhập c Hà Nội, đem theo nhiều thói quen tản mạn và tự nhiên mà đời sống thành phố kiểu mới không chấp nhận đợc. Quét rác ra cửa coi nh ở làng vun rác ra bờ tre. Không gõ cửa hay gõ nh đấm cửa, gọi nhau ơi ới, chuyện bô bô giữa nơi làm việc nh đứng ở ngoài đồng, ở đầu rừng. Ngồi nói chuyện, ngồi họp nh ngồi một mình, cứ việc ngoáy mũi, nhổ râu, lấy ráy tai, gãi và chửi tự nhiên. Rồi thì hắt nớc, ném chuột chết ra đờng, đi bộ, đi xe nh ngênh ngang ở đờng làng, đờng đê, không ngó ngàng đến luật lệ giao thông

[II; tr.67].

Đoạn ví dụ trên miêu tả về ngời nhập c ở Hà Nội với lối sống tuỳ tiện, cẩu thả, vô ý thức, không hợp với văn minh Hà Nội, cần phải chỉnh đốn ngay.

(92) Ông cả Chù có đạo, quê dới Bùi Chu. Ông nghe ngời ta, định c vào Nam. Lên đến đây, nghĩ thế nào, ông ở lại. Nhng, buồn, ngợng, ông không trở về Bùi Chu. Ông cùng hai con lần đến nơng náu trong bãi rác.

[IX; tr.142].

(93) Anh T gầy nh que nứa nhng đợc cái lúc nào cũng vui tính. Cứ thấy cái xe lọc xọc vào đến đầu bụi lau đã nghe những câu hát chẳng đâu vào đâu. Anh T có vợ và ba con. Vợ chồng con cái tha nhau ở làng quê ra đây đã mấy năm, cũng không nhớ.

[IX; tr.142].

(94) Cảnh chị Mai thật ái ngại. Chị ẵm con nhỏ từ Bắc Ninh sang theo chồng. Chồng chị đi lính. Anh ta đem vợ chạy vào Nam. Nhng ngời ta đã lừa anh. Cuối cùng chỉ có anh ấy đi một mình. Cũng không kịp gặp lại vợ con. Từ đấy mẹ con chị Mai bơ vơ.

[IX; tr.143].

(95) Cô My Lan quần trắng, áo đỏ rực, mỗi ngày ngày chui ra chui vào cái lều, nh con chim bói cá ở hang. My Lan là cô gái nhảy. Tiệm nhảy đi Nam, chủ ba không ký hợp đồng thêm. My Lan bị rơi.

[IX; tr.143].

Bốn ví dụ trên đây miêu tả cuộc sống khốn khó của những ngời lâm vào cùng quẫn, lâm vào bi kịch trong thời kỳ khó khăn của đất nớc. Và khi thời kỳ đó đi qua, xã hội tiến lên, Hà Nội văn minh hơn thì cuộc sống của họ cũng sẽ đợc đổi thay.

(96) Ông cả Chù và hai cô con gái đã trở về Bùi Chu. [IX; tr.144].

(97) Chị Mai thì lên gang thép Thái Nguyên, làm thợ may trong hợp tác xã ở khu công nhân.

[IX; tr.144].

(98) Anh T Trình đã thôi đạp xích lô (…) Bây giờ anh T về làng đợc chia phần ruộng làm.

[IX; tr.144].

(99) Cô My Lan thì làm y tá ở một công trờng ngoại thành. [IX; tr.144].

Qua các ví dụ trên, chúng tôi thấy rằng loại câu tờng thuật trong Bút của Tô Hoài thờng đợc triển khai trong cấu trúc một đoạn văn, có câu chủ đề rất chặt chẽ. Khi miêu tả, tái hiện đặc điểm của một nhân vật hay một sự vật, hiện tợng nào đó, ông thờng viết thành một đoạn văn bao gồm một câu chủ đề và sau đó là các câu văn triển khai ý của câu chủ đề đã nêu. Với cách viết này, Tô Hoài đã tạo điều kiện cho ngời đọc nhận ra đợc đặc điểm chính của sự vật, hiện tợng mà ông nêu ra. Bên cạnh đó ông còn sử dụng rất nhiều kiểu câu tách biệt vị ngữ trong khi miêu tả, tái hiện. Đây chính là một biện pháp nghệ thuật để nhằm nhấn mạnh vào đặc điểm của đối tợng đợc nhắc đến. Câu văn của ông thờng sử dụng nhiều tính từ nhằm bộc lộ cảm xúc, bình giá, nhận xét những vấn đề đã nêu nhng lại ẩn đi chủ thể của lời nói nhằm tạo ra đợc tính khách quan cho phát ngôn. Bên cạnh đó, Bút ký của Tô Hoài còn phản ánh ngời thực, việc thực nhng không phải bằng lối khô khan, rập khuôn mà ông viết bằng những câu văn rất có hình ảnh, sinh động, dùng nhiều tính từ và biện pháp so sánh để làm rõ đặc điểm của nhân vật. Chính vì vậy mà chúng ta có thể thấy rằng: mặc dầu là bút ký nhng những trang viết của ông rất giàu cảm xúc.

Một phần của tài liệu Đặc điểm câu văn trong tập bút ký của nhà văn tô hoài (Trang 43 - 49)