Một số nhận xét về cấu trúc câu văn trong tập Bút ký của Tô Hoà

Một phần của tài liệu Đặc điểm câu văn trong tập bút ký của nhà văn tô hoài (Trang 39 - 41)

Nhìn chung câu văn của Tô Hoài giản dị, dễ hiểu phù hợp với phong cách ngôn ngữ của ông. Trong tập Bút ký ông sử dụng nhiều hơn cả là câu đơn (1010/1220 câu) chiếm 82,8%, nhiều gấp 5 lần câu ghép. Về điều này chúng ta có thể thấy trong một số tác phẩm khác của ông, tần số xuất hiện của câu đơn nhiều hơn câu ghép rất nhiều. Tiêu biểu nh ở 101 chuyện ngày xa của Tô Hoài viết cho thiếu nhi câu đơn chiếm 88,7% nhiều gấp 6 lần câu ghép. Hay nh ở Hồi ký của ông, câu đơn cũng chiếm tới 70% gấp 4 lần câu ghép. Điều này đã làm nên phong cách ngôn ngữ của Tô Hoài là giản dị mà sâu sắc.

Trong tổng số câu đơn thì câu đơn đặc biệt chỉ chiếm 22,8% còn lại là câu đơn bình thờng. Trong tổng số câu đơn bình thờng thì câu đơn có

nhiều kết cấu C-V chỉ chiếm 17,1% còn lại là câu đơn có một kết cấu C-V. Đây cũng là một minh chứng cho phong cách giản dị về mặt ngôn ngữ của Tô Hoài.

Tuy nhiên trong tập bút ký của mình, ông rất hay sử dụng câu văn dài. Điều này có sự khác biệt so với 101 chuyện ngày xa của ông. Sở dĩ có sự khác nhau nh vậy là bởi 101 chuyện ngày xa ông viết cho thiếu nhi nên câu văn cần có sự ngắn gọn, ít thành phần, dễ nhớ, dễ hiểu mới có thể thu hút độc giả là các bạn nhỏ tuổi. Còn trong tập Bút ký của mình ông sử dụng chủ yếu là câu dài, có nhiều thành phần mở rộng, phức tạp hơn do đối tợng mà bút ký của ông hớng tới là những độc giả lớn tuổi, vấn đề mà ông đặt ra là những vấn đề thời sự xã hội (Cũng trên mảnh đất này, những chuyến ra đi mộ nghĩa ngót trăm năm trớc và những cuộc chiến đấu giải phóng Hà Nội từ tỏng khởi nghĩa tháng Tám 1945, hai thời gian cách nhau cả thế kỷ nhng việc đời vẫn tiếp nối, cả một pháp trờng Vờn Bàng không bao giờ tiêu diệt đợc chí khí con ngời_IV, câu 93, trang137+138). Vậy cho nên, ông sử dụng câu dài để có thể dễ dàng chuyển tải nhiều thông tin cùng một lúc, đặt ra nhiều vấn đề và mong muốn có cách giải quyết kịp thời, thoả đáng. Cũng có khi ông sử dụng câu dài là để liệt kê các sự vật, hiện tợng tồn tại mà ông thấy đợc (Những công trình công cộng cho mọi mặt sinh hoạt của một xã, một thị trấn nhỏ: Trụ sở uỷ ban; trờng học; nghĩa trang, nhà bia liệt sĩ; nhà truyền thống; di tích văn hoá lịch sử (nếu có đình, chùa, miếu, gò đống đã đợc hoặc cha đơợc xếp hạng di tích); nhà truyền thanh;máy phát điện; máy xay; trạm nông giang; máy nớc giếng khoan; cột và mái cố định để dựng hoặc treo khẩu hiệu, các bảng thông tin; sân bóng, bãi vận động thể thao, bãi chiếu bóng; câu lạc bộ; th viện; hồ bơi; nhà giữ trẻ; bãi trẻ chơi; cầu, quán, cổng làng, cổng xóm, cổng đồng; chợ; những thùng th bu điện; những cây bóng mát đầu làng, giữa xóm, giữa đồng_VI, câu67, trang111)

Bên cạnh câu đơn dài và nhiều thành phần nh vậy ông cũng sử dụng khá nhiều câu đặc biệt. Nhiều nhất là câu đặc biệt tỉnh lợc, chủ yếu là câu đặc biệt tỉnh lợc thành phần chủ ngữ, chiếm 44,2% tổng số câu đặc biệt. Điều này cũng có khác với 101 chuyện ngày xa của ông. Trong 101 chuyện ngày xa thì câu đặc biệt tự thân chiếm đa số (35,8%), còn câu đặc biệt tỉnh lợc chỉ chiếm 33% tổng số câu đặc biệt, trong đó có cả câu tỉnh l- ợc chủ ngữ, câu tỉnh lợc vị ngữ, câu tỉnh lợc cả chủ ngữ và vị ngữ. Và trong 101 chuyện ngày xa câu tỉnh lợc chủ yếu đợc đặt trong ngữ cảnh hội thoại. Còn trong tập Bút ký chỉ có câu tỉnh lợc thành phần chủ ngữ, chúng không đợc đặt trong ngữ cảnh hội thoại mà chủ yếu là những lời đề nghị, yêu cầu, khuyên bảo.

Ngoài các kiểu câu trên, trong tập Bút ký của Tô Hoài, chúng tôi còn thấy ông sử dụng rất nhiều câu ghép với nhiều dạng khác nhau. Trong tổng số 210 câu ghép thì câu ghép có từ liên kết (câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ, câu ghép qua lại) và câu ghép không có từ liên kết (câu ghép chuỗi) có tần số xuất hiện tơng đơng nhau. Cả hai loại này đều thuộc nhóm câu văn dài, thậm chí có những câu lên tới 50 âm tiết. Chỉ với những câu văn nh vậy thì Tô Hoài mới có thể chuyển tải đợc hết ý muốn nói của mình với nhiều tầng lớp thông tin đa dạng khác nhau. Có thể nói trong tập

Bút ký của Tô Hoài, câu văn dài đợc ông sử dụng rất điêu luyện và đặc sắc.

Một phần của tài liệu Đặc điểm câu văn trong tập bút ký của nhà văn tô hoài (Trang 39 - 41)