3.2.3.1. Khái niệm
Theo giáo s Diệp Quang Ban “Câu cầu khiến đợc dùng để bày tỏ ý muốn nhờ hoặc bắt buộc ngời nghe thực hiện điều đợc nêu lên trong câu và có những dấu hiệu hình thức nhất định”.
Trong giao tiếp thái độ của ngời nói đóng vai trò hết sức quan trọng. Thái độ đó là điều kiện để lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ đi kèm, những sắc thái đánh giá khác nhau tạo nên giá trị nội dung câu nói.
Trong tập bút ký của Tô Hoài câu cầu khiến có tần số xuất hiện rất ít 20/1220 câu. Chúng xuất hiện không đều trong các bài viết, có bài không có câu nào.
3.2.3.2. Đặc điểm câu cầu khiến trong tập Bút ký của Tô Hoài a. Câu cầu khiến có mục đích yêu cầu, đề nghị
Câu cầu khiến loại này có mục đích yêu cầu hoặc đề nghị ngời nghe, mong ngời nghe thực hiện một hành vi nào đó thuộc nguyện vọng của ngời nói.
(122) Hãy nói những điều nghe biết trong đời mình. [II; tr.57].
(123) Hãy xem xét cuộc vun đắp từng mặt, từng hoạt động trong xây dựng nếp sống ngoài xã hội, trong gia đình của thành phố.
[II; tr.64].
(124) Cần giữ lại mọi hình ảnh có đặc điểm này, những nơi có thể ở vẫn ở, vẫn cửa hàng cửa hiệu bình thờng, nhng phải có quy định không đợc xê dịch, huỷ hoại hoặc tự ý sửa chữa.
[III; tr.75].
(125) Thành phố cần có tên thống nhất gọi là phố, là đờng là ngõ (hẻm)…
[IV, tr.88]. (126) Hãy nhìn lại cuộc sống làng xóm ngày trớc.
(127) Không thể nói đúng hay không, nhng phải hiểu và biết cái đẹp thời trang.
[VII; tr.113].
b. Câu cầu khiến có mục đích khuyên bảo
Loại câu này có mục đích khuyên răn, chỉ bảo cho ngời nghe thực hiện một mục đích, nhiệm vụ nào đó mà ngời nghe có thể thực hiện hoặc là không thực hiện mục đích của ngời nói.
(128) Không lơ là coi nhẹ các mặt thiếu sót, mặt tiêu cực, phải đánh giá đúng và kiên quyết làm thay đổi tình hình hiện nay, nhng cũng không bao giờ cho là cái tệ hại hoành hành bao trùm cả, mà sự thực là những ngời tốt việc tốt, con ngời và đời sống tích cực, lành mạnh vẫn đơng là chủ lực và số đông.
[II; tr.68-69]. (129) Không thể tuỳ tiện, buông tuồng nh bây giờ.
[III; tr.76].
(130) Không thể để cái biển phố lệch lạc, méo mó, đóng đinh vào thân cây, vào cọc, chỗ cao chỗ thấp không nhất định hoặc cả quãng dài không có biển, mất biển. Không thể trớc cửa mỗi nhà tuỳ tiện phết phẩm xanh đỏ viết số nhà to, bé và trái ngợc nhau (…) Không thể để khối nhà tầng nhà đánh số linh tinh vào chỗ nào cũng đợc hoặc không có số.
[IV; tr.89].
(131) Và tên phố không nên in kiểu chữ cầu kỳ, khó đọc, cũng không đợc viết tên phố sai.
[IV; tr.89].
(132) Không nên bạ cây gì cắm cây ấy, thấy phi lao, bạch đàn, xà cừ, tai tợng giống khoẻ thì trồng cho đỡ công (…).
[V; tr.96]. 3.2.3.3. Phơng tiện biểu thị câu cầu khiến
Cũng nh câu cảm thán, câu nghi vấn, câu cầu khiến cũng có những phơng tiện biểu thị riêng của mình. Thông thờng câu cầu khiến có nhiều
phơng tiện biểu thị nh dùng các phụ từ mệnh lệnh cầu khiến, dùng từ tình thái cuối câu… Nhng qua khảo sát 9 bài bút ký của Tô Hoài chúng tôi thấy rằng ông chỉ dùng các phụ từ mệnh lệnh cầu khiến nh: hãy, không thể, không, không nên, phải,… Tiêu biểu là các câu từ ví dụ (115) đến (125).
Nói tóm lại câu cầu khiến ở bút ký của Tô Hoài chủ yếu sử dụng để yêu cầu, đề nghị mọi ngời nên làm ngay và làm đúng những việc cần làm trớc mắt đang còn thiếu sót, có vấn đề mục đích hớng đến làm cho Thủ đô Hà Nội đẹp hơn, văn hoá hơn - điều mà các nhà viết văn trớc đây cha đề cập đến.