Một số nhận xét về đặc điểm câu văn xét về mục đích giao tiếp của Tô Hoài qua tập Bút ký.

Một phần của tài liệu Đặc điểm câu văn trong tập bút ký của nhà văn tô hoài (Trang 57 - 62)

tiếp của Tô Hoài qua tập Bút ký.

Qua phần phân tích ở trên chúng tôi thấy rằng loại câu đợc Tô Hoài sử dụng nhiều nhất trong tập bút ký là câu tờng thuật. Điều này rất phù hợp với thể loại bút ký mà ông đã chọn, hơn thế nữa, nó còn thuộc về phong cách của riêng ông. Trong các tác phẩm khác của mình nh 101 chuyện ngày xa, Truyện Tây Bắc, Tập hồi ký… ông cũng sử dụng câu tờng thuật là chủ yếu. Có khác chăng chỉ là mục đích, đối tợng tờng thuật mà thôi. Khác với 101 chuyện ngày xa - kể về con ngời thời xa xa với các vị thần, phật, thế giới loài vật, cây cỏ chim muông… hay Truyện Tây Bắc

Tô Hoài lại đi sâu vào miêu tả quang cảnh thiên nhiên và con ngời ở vùng đất thủ đô Hà Nội. Ông nêu lên những vấn đề, những sự kiện, hiện tợng tồn tại trong thực tế, trong mọi ngõ ngách của Hà Nội đang còn nhiều thiếu sót hoặc sai lạc. Từ chuyện nhỏ cho đến chuyện lớn, từ việc đặt tên phố, việc trồng hoa cho đến lối sống hay các hiện tợng xã hội cấp thiết. Tất cả đều đợc ông đa lên trang viết của mình, hy vọng tìm đợc lời giải đáp.

Câu nghi vấn trong tập Bút ký của ông cũng rất đáng chú ý. ở đây câu nghi vấn trực tiếp không thấy xuất hiện nhiều mà chiếm đa số hơn cả là câu nghi vấn gián tiếp. Ông dùng nhiều câu nghi vấn gián tiếp với mục đích để ngỏ cho tất cả mọi ngời quan tâm đến những vấn đề ông đặt ra cũng phải xem xét và tìm câu trả lời. Có đôi khi, câu trả lời lại có sẵn ở ngay trong câu hỏi. Ông đặt ra câu hỏi đó với mục đích là để bày tỏ thái độ của mình với vấn đề nêu ra chứ không nhằm để hỏi.

Bên cạnh đó câu cầu khiến cũng là một loại câu cần lu ý trong tập

Bút ký của ông. Nếu nh đem so sánh câu cầu khiến trong tập Bút ký với

101 chuyện ngày xa của ông thì chúng ta sẽ thấy có sự khác nhau rất lớn về mục đích. Câu cầu khiến trong 101 chuyện ngày xa có thể là để van lạy, van xin, dặn dò, ra lệnh… Còn trong tập Bút ký Tô Hoài sử dụng câu cầu khiến chỉ với mục đích là để yêu cầu, đề nghị hay khuyên bảo. Trớc mỗi vấn đề đặt ra cần có hớng giải quyết đúng đắn, ông lại dùng câu cầu khiến hớng tới độc giả với những lời góp ý, khuyên bảo hay đề nghị. Có thể nói, ông viết về Hà Nội thân yêu với tất cả tấm lòng chân thành của mình.

3.4. Tiểu kết chơng 3

ở chơng 3 chúng tôi đã thống kê, phân loại câu trong tập bút ký của Tô Hoài qua 9 bài viết xét về mục đích giao tiếp và rút ra một số kết luận sau:

1. Trong tập bút ký của Tô Hoài, câu tờng thuật có số lợng nhiều nhất, tiếp đó là câu cảm thán, nghi vấn và cuối cùng là câu cầu khiến.

2. Câu tờng thuật đợc Tô Hoài sử dụng trong tập Bút ký” đợc chia thành hai loại: câu tờng thuật về các sự vật hiện tợng và câu tờng thuật về con ngời. Đối tợng miêu tả của các câu tờng thuật thờng là các vấn đề xã hội, các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày cần phải đợc nhìn nhận lai một cách đứng đắn. Con ngời trong đó cũng đợc nhìn từ nhiều phơng diện: Trong cuộc sống hàng ngày và trong chiến đấu.

3. Câu cầu khiến xếp thứ ba về tần số xuất hiện, sau câu tờng thuật, chúng thờng là những lời đề nghị, yêu cầu hay khuyên bảo của tác giả giành cho độc giả trớc những vấn đề xã hội.

4. Câu cảm thán xếp thứ hai về tần số xuất hiện trong tập bút ký và th- ờng biểu thị sự ngạc nhiên, thán phục của tác giả trớc hiện thực.

5. Câu nghi vấn đợc chia làm hai loại: nghi vấn trực tiếp và nghi vấn gián tiếp. Tô Hoài sử dụng câu nghi vấn trong tập bút ký của mình là nhằm thể hiện thái độ của ông đối với sự việc ông chứng kiến. Dây cũng chính là nét đặc trng phong cách của Tô Hoài. Ông viết văn là để thể hiện cảm xúc, thái độ của mình trớc hiện thực.

Kết luận

Qua việc phân tích và miêu tả các kiểu câu trong 9 bài viết của Tô Hoài qua tập Bút ký xét về cấu tạo ngữ pháp và mục đích nói, chúng tôi đi đến những kết luận chính sau:

1. Trong 9 bài viết của Tô Hoài qua tập Bút ký ông sử dụng các kiểu câu tơng đối đa dạng. Hầu hết các kiểu cấu trúc câu văn tiếng Việt đều xuất hiện trong truyện ngắn của ông. Đó là câu đơn bình thờng và câu đơn đặc biệt. Trong câu đơn bình thờng có hai nhóm: câu đơn bình thờng chỉ có một kết cấu C - V duy nhất làm nòng cốt và câu đơn bình thờng có các thành phần phụ. Trong câu đơn đặc biệt có câu đơn đặc biệt tự thân, câu đơn đặc biệt tỉnh lợc và câu đơn đặc biệt tách biệt. Câu ghép có 4 nhóm: câu ghép chuỗi (câu ghép không có từ liên kết), câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ và câu ghép qua lại.

2. Tần số xuất hiện của các kiểu câu nói trên trong tập Bút ký của Tô Hoài không giống nhau. Theo thống kê của chúng tôi, trong tất cả các truyện ngắn đợc khảo sát, câu đơn chiếm tỉ lệ cao gấp 6 lần câu ghép. Trong nhóm câu đơn, câu đơn bình thờng có 783 câu, chiếm tỉ lệ 64.2%, câu đơn đặc biệt có 231 câu chiếm tỷ lệ 18.9%. Câu ghép có 210 câu, chiếm 17.2%. Câu ghép không có từ liên kết có 103 câu, chiếm tỉ lệ 49%, câu ghép có từ liên kết có 107 câu, chiếm 51%. Các kiểu câu tiêu biểu đợc sử dụng nhiều trong truyện ngắn của Tô Hoài là: câu đơn mở rộng thành phần, câu có nhiều vị ngữ (kể cả câu đơn và câu ghép) và câu ghép có nhiều vế câu. Đó chính là các kiểu câu dài diễn đạt nhiều ý "chuyên chở" đợc nhiều sự kiện, sự việc. Các kiểu câu ít xuất hiện trong tryện ngắn của ông là câu đơn bình thờng có các thành phần mở rộng là một kết cấu C-V (câu đơn bình thờng có chủ ngữ là một kết cấu C-V, câu đơn bình thờng có chủ ngữ là một kết cấu C-V, câu đơn bình thờng có thành phần phụ trạng ngữ là một kết cấu C-V). Trong câu ghép thì câu ghép chuỗi là kiểu câu đ-

ợc sử dụng nhiều nhất, câu ghép chính phụ và câu ghép qua lại ít đợc sử dụng hơn cả.

3. Trong bút ký Tô Hoài, nhà văn Tô Hoài sử dụng 4 nhóm câu phân theo mục đích nói là: câu tờng thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến, trong đó câu tờng thuật xuất hiện nhiều nhất, đặc biệt là câu tờng thuật có mục đích kể, miêu tả, câu xuất hiện với tần số thấp nhất là câu cầu khiến.

4. Xét về mục đích câu văn của Tô Hoài thờng sử dụng với mục đích trực tiếp. Loại câu có mục đích gián tiếp cũng đợc Tô Hoài sử dụng nhng hạn chế về số lợng.

Tài liệu tham khảo

Một phần của tài liệu Đặc điểm câu văn trong tập bút ký của nhà văn tô hoài (Trang 57 - 62)