B. Nguyên nhân chủ quan
3.1.1 Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam – Lào
Quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam – Lào đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxon Pômvihản dày công vun đắp vẫn đang được Đảng, chính quyền, nhân dân hai nước củng cố bền vững, phát triển ngày càng tốt đẹp. Mỗi quan hệ này đã trải qua nhiều thử thách, trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cách mạng của mỗi nước. Trong thời gian vừa qua một loạt các Hiệp định giữa hai nước đã được ký kết như : Hiệp định về
hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật; Hiệp định về vận tải; Quy chế về hàng hóa của Lào quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; Thỏa thuận để tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện và hàng hóa qua biên giới; Hiệp định thương mại song
phương;Nghị đinh thư về trao đổi hàng hoá qua biên giới… tạo điều kiện hợp tác và trao đổi kinh tế, thương mại giữa hai nước.
Mặc dù mới chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch ngoại thương nhưng Lào đã giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược xuất nhập khẩu của Việt Nam. Lào có đường biên giới dài 1670 km trên địa phận 7 tỉnh của Việt Nam và 10 tỉnh của Lào, với 2 cửa khẩu quốc tế và 8 cửa khẩu quốc gia.
Với các chính sách khuyến khích phát triển quan hệ hợp tác kinh tế,thương mại, kim ngạch mậu dịch song phương đã tăng nhanh trong những năm qua. Nếu như trong những năm cuối thập kỷ 80, tổng kim ngạch buôn bán giữa hai nước đạt 40 triệu USD/năm thì giai đoạn 1998-2001 tổng kim ngạch song phương đã lên khoảng 1688 triệu USD, bình quân 211 triệu USD mỗi năm. Theo dự báo đến năm 2010 con số này sẽ là 2 tỷ USD. Tổng giá trị xuất nhập khẩu sang Lào đã tăng từ 9% trong năm 1995 lên trên 30% năm 2000 và tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ Lào so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Lào đã tăng từ 27% năm 1995 lên 63% năm 2000.
Có thể thấy, hàng hoá của Việt Nam đã tạo được một chỗ đứng tại thị trường Lào. Nếu như trước đây thị phần hàng hoá Thái Lan chiếm 80% thì hiện nay hàng hoá của Việt Nam chiếm đến 25-40%. Lào còn là cửa ngõ để hàng hoá Việt Nam tiếp cận với thị trường Thái Lan.
Đặc biệt Chính phủ Lào chủ trương giảm 50% thuế nhập khẩu và tạo mọi điều kiện đểu hàng hoá Việt Nam có thể xuất khẩu sang thì trường Lào một cách thuận lợi nhất để phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân Lào. Đồng thời hàng hoá Việt Nam xuất nhập khẩu với Lào cũng được giảm 50% từ phía Chính phủ Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Lào, đưa kim ngạch mậu dịch Việt Nam – Lào lên mức tương xứng với tiềm năng và mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước.
Vớí vị trí là cầu nối nới vùng Đông Bắc Thái Lan và các nước trong khu vực, khi đường Xuyên Á đã thông, Lào sẽ là thị trường trung chuyển và quá cảnh hàng hoá đầy tiềm năng đối với Việt Nam nói chung và các tỉnh miền trung Việt Nam nói riêng.