Sự phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Lào

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp “Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Lào trong những năm tới” doc (Trang 25)

2.1.1.1 Giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1975

Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Lào được hình thành từ xa xưa thông qua việc trao đổi hàng hóa của dân cư vùng biên hai nước. Mối quan hệ này được xác lập chính thức thông qua con đường nhà nước, kể từ khi chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và chính phủ Vươn quốc Lào ký Hiệp định thương mại ngày 13 tháng 7 năm 1961 tạo cơ sở pháp lí đầu tiên cho quan hệ thương mại hai nước phát triển.Một trong những nội dung quan trọng của Hiệp định thương mại là chính thức công nhận trao đổi hàng hóa giữa hai nước dưới ba hình thức: Mậu dịch trung ương, mậu dịch địa phương và mậu dịch tại cửa khẩu. Trong suốt giai đoạn này, quan hệ thương mại hai nước mới chỉ phát triển dưới dạng hàng đổi hàng vùng biên.

2.1.1.2 Giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1991

Đến năm 1976 hai nước trao đổi thương mại trên cơ sở hiệp định thương mại kỳ 5 năm và các nghị định thương mại hàng năm được kí kết mở ra giai đoạn mới trong quan hệ thương mại hai nước. Bắt đầu từ đây, quan hệ trao đổi hàng hóa chính ngạch giữa hai nước chính thức bắt đầu. Bên cạnh đó các hiệp định và nghị định thư quy định một các chặt chẽ tổng giá trị hàng hóa trao đổi, danh mục mặt hàng, số lượng hàng hóa và chỉ định tổ chức, doanh nghiệp nhà nước thực hiện trao đổi hàng hóa giữa hai nước. Các địa phương trao đổi hàng hóa cho nhau nhưng cũng chỉ bó hẹp ở những mặt hàng do trung ương hai nước giao cho các địa phương thực hiện. Do vậy thực chất trao đổi hàng hóa thời kì này chỉ là trao đổi giữa hai nước với nhau và được cấp bằng ngân sách mỗi bên

2.1.1.3 Giai đoạn từ năm 1991 đến nay.

Từ năm 1991 quan hệ toàn diện Việt – Lào nói chung và quan hệ thương mại nói riêng diễn ra trong bối cảnh quốc tế vừa có nhiều thuận lợi và có nhiều khó khăn,

phức tạp mới. Do tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật , lực lượng sản xuất có những bước nhảy vọt và xu hướng quốc tế hóa kinh tế không thể làm một nước nào biệt lập, khép kín.

Về nội tại hai nước, đây là thời kì cả Việt Nam và Lào tích cực đẩy mạnh nền kinh tế từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường và từng bước mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế và đã đạt được những thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế.

Đứng trước thời cơ và thách thức mới , Việt Nam và Lào tích cực đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới toàn diện, không ngừng mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm tận dụng các điều kiện kinh tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Tháng 2 năm 1991, hiệp định thương mại thời kì 1991-1995 được kí kết giữa hai chính phủ, hai bên thỏa thuận chấm dứt nghị định thư hàng đổi hàng hàng năm, xóa bỏ cấp hàng hóa hàng năm. Nội dung của hiệp định này cho phép mở rộng đối tượng trao đổi hàng hóa, không hạn chế kim ngạch, đồng thời mở rộng danh mục mặt hàng trao đổi trừ các mặt hàng cấm xuất khẩu và cấm nhập khẩu. Cơ chế này phù hợp với tình hình mới nên đã thúc đẩy kim ngạch trao đổi giữa hai nước tăng nhanh.

Năm 1997, để hạn chể ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ chân Á đến nền kinh tế, Việt Nam và Lào đã có những biện pháp đối phó linh hoạt, mềm dẻo đó là hai nước kí kết hiệp định trao đổi hàng hóa theo phương thức hàng đổi hàng từ năm 1997 đến năm 2000

Năm 1999, giữa Việt Nam và Lào có thỏa thuận tại Cửa Lò (Nghệ An , Việt Nam). Nội dung cuộc họp này có một phần quan trọng tháo gỡ những vướng mắc và thúc đẩy quan hệ thương mại Việt – Lào. Từ năm 2003 đến nay quan hệ thương mại Việt Nam – Lào thực sự nở rộ và phát triển. Hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam đã kinh doanh xuất nhập khẩu thành công với Lào như công ty Xăng dầu Petrolmex, công ty giày dép Bình Tiên với Thương hiệu Bitis, công ty may Việt Tiến…

Tựu chung lại, trai qua thăng trầm của lịch sử và sự biến động của nền kinh tế thế giới nhưng quan hệ hợp tác toàn diện nói chung và quan hệ thương mại nói riêng

vẫn vượt qua những thử thách đó va đạt được những kết quả đáng tự hào, xứng đáng với công vun đắp của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước.

2.2. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LÀO2.2.1 Một số chính sách thương mại chủ yếu của Việt Nam 2.2.1 Một số chính sách thương mại chủ yếu của Việt Nam

2.2.1.1 Chính sách thuế nhập khẩu và miễn giảm thuế nhập khẩu A. Chính sách thuế nhập khẩu: A. Chính sách thuế nhập khẩu:

Biểu thế xuất nhập khẩu của Việt Nam chưa phản ánh được các chính sách phát triển công nghiệp mà chỉ tính toán đến nguồn thu ngân sách. Trong biểu thuế của Việt Nam hiện nay chưa có đánh vào hàng nước không được hưởng MFN

B. Các chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu:

Chính sách của Việt Nam hiện nay được áp dụng cho khá nhiều những đối tượng như sau:

Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi năm 1/1/2000 quy định hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam để tạo tài sản cố định hoặc mở rộng quy mô dự án thì được miễn giảm thuế nhập khẩu. Theo luật thuế xuất nhập khẩu quy định hàng viện trợ không hoàn lại, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để dự hội chợ triển lãm, hàng trả nợ nước ngoài của Chính phủ được miễn thuế xuất nhập khẩu và hàng nhập khẩu chuyên dùng cho an ninh quốc phòng, nghiên cứu khoa học giáo dục và đào tạo, hàng gia công cho nước ngoài, hàng tạm nhập tái xuất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, hàng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hàng là quà biếu được xét miễn giảm thuế nhập khẩu.

2.2.1.2 Hạn ngạch và giấy phép:

Hiện nay Việt Nam áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với nhiều loại hàng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau. Theo các quy định hiện hành của pháp luật đến hết năm 1996 trong số 1235 mặt hàng HS 4 số trong biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam thì có 566 mặt hàng bị quản lý bằng số lượng và cấm xuất nhập khẩu và 862 mặt hàng không bị quản lý(tự do xuất nhập khẩu) cụ thể như sau:

• 85 mặt hàng bị quản lý bằng hạn ngạch và giấy phép xuất khẩu

• 94 mặt hàng bị cấm nhập khẩu

• 69 mặt hàng bị cấm xuất khẩu

• 15 mặt hàng phải xuất khẩu qua đầu mối

Hạn ngạch là biện pháp quản lý được WTO chấp nhận trong một số tình huống và hoàn cảnh đặc biệt. Trong giai đoạn chuyển đổi sang cơ chế WTO, ta cũng có thể giữ một số hình thức quản lý nhập khẩu hiện hành trong một thời gian như lịch trình cắt giảm hàng rào thương mại mà ta sẽ cam kết với các nước thành viên WTO.

Bảng 3: Việt Nam cam kết quốc tế về bãi bỏ giấy phép một số hàng xuất nhập khẩu.

Tên hàng Với AFTA Quỹ Miyazawwa Với Mỹ Với IMF I. Xuất khẩu - - - -

Gạo Không cam kết Không cam kết Không cam kết Dự kiến 2001 Dệt may Không cam kết Không cam kết Không cam kết Đấu thầu II. Nhập khẩu

Dầu thực vật 2003 2004 2005 Như AFTA Rượu Không cam kết 2005 2006 Sau 2003 Xi măng 2002 2007 2007 Như AFTA Clinker 2001 2007 2007 Như AFTA Phân bón 2003 2007 2006 Như AFTA Giấy 2003 2005 2006 Như AFTA Gạch ốp lát 2003 2003 2004 Như AFTA Kính xấy dựng 2002−2003 2004 2007 Như AFTA Thép 2001−2002 2007 2007 Như AFTA Ô tô Không cam kết 2005 2006 Sau 2003 Xe máy Không cam kết 2005 2006 Sau 2003 Xăng dầu Không cam kết 2007 2008 Sau 2003 Đường 2013 2010 2011 Sau 2003 Trứng gia cầm Chưa cam kết Chưa cam kết Bãi bỏ ngay Chưa cam kết Gạo Chưa cam kết Chưa cam kết Bãi bỏ ngay Chưa cam kết

(Nguồn: viện nghiên cứu kinh tế chính trị thế giới)

2.2.1.3 Chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu.

Đại hôi VIII của Đảng đã khẳng định chủ trương xây dựng nền kinh tế hướng mạnh vào xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu những mặt hàng có hiệu quả.

Chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu là chấp nhận xu thế mở cửa nền kinh tế, chấp nhận cạnh tranh và không dùng biện pháp bảo hộ để thúc đẩy nền kinh tế trong nước mà đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu để tăng quy mô sản xuất nhờ vào thị trường nước ngoài. Chiến lược này khác với chiến lược thay thế nhập khẩu thường hay dùng các biện pháp bảo hộ để phát triển.

2.2.1.4 Các chính sách và biện pháp khuyến khích xuất khẩu.

Để thực hiện thành công chiến lược phát triển xuất khẩu nêu trên, về phía Chính phủ dự kiến sẽ áp dụng một số chính sách khuyến khích xuất khẩu sau:

• Mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu cho các doanh nghiệp bằng cách xoá bỏ hẳn các giấy phép kinh doanh xuất khẩu đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất cũng như buôn bán.

• Khuyến khích đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu với mọi thành phần kinh tế và dành ưu tiên tối đa cho sản xuất hàng xuất khẩu trên nguyên tắc các doanh nghiệp trong nước bằng hoặc hơn doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

• Khuyến khích đầu tư qua thuế, tạo nguồn vốn, ngoại tệ, bảo hiểm xuất khẩu, xoá bỏ những phiền hà về thủ tục hành chính, hỗ trợ xúc tiến thương mại .

• Hàng gia công cho nước ngoài cũng là nguồn quan trọng góp phần thúc đẩy xuất khẩu. Nhà nước chủ trương tiếp tục khuyến khích hình thức này. Đây là cách thức giảm giá đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu bằng cách miễn thuế nhập khẩu cho nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu.

Ngoài ra, chúng ta còn áp dụng các chính sách như : hàng rào kỹ thuật, các biện pháp bảo vệ an ninh, xã hội, môi trường, sức khoẻ thuế lợi tức, thuế doanh thu...

2.2.2 Một số chính sách thương mại chủ yếu của Lào

2.2.2.1 Chính sách thuế nhập khẩu và miễn giảm thuế nhập khẩu: A. Chính sách thuế nhập khẩu: A. Chính sách thuế nhập khẩu:

Theo luât doanh nghiệp của Lào sửa đổi năm 2006 thì mọi hàng hóa nhập khẩu vào Lào đều phải chịu thuế nhập khẩu trừ một số trường hợp đã thỏa thuận để miễn giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng đó.

B. Các chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu:

Theo luật doanh nghiệp của Lào sửa đổi 2006, các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ được miễn thuế nhập khẩu đối với những mặt hàng như: linh kiện, công cụ dụng cụ sản xuất trực tiếp, nguyên vật liệu mà trong nước không có hoặc có nhưng không đủ để đưa vào sản xuất, sản phẩm nhập vào để chế biến hoặc chế tạo thành sản phẩm mới để tái xuất khẩu.

Riêng đối với những vùng đặc biệt như: khu kinh tế công nghiệp, vùng kinh tế thương mại biên giới, và những khu kinh tế tương tự thì sẽ thực hiện theo những nội quy của vùng đó…

2.2.2.2 Hạn ngạch và giấy phép:

Hiện nay, Lào áp dụng những biện pháp để hạn chế nhập khẩu với nhiều hình thức khác nhau với nhiều mặt hàng khác nhau. Theo quy định số 2151, ngày

30/10/2009 của Bộ thương mại Lào thì các mặt hàng nhập khẩu thông qua giấy phép như sau:

Bảng 4: Những mặt hàng nhập khẩu phải thông qua giấy phép

Tên hàng Lý do Quy định Ngành phụ trách Ghi chú Gạo Để quản lí nhập khẩu trái luật Quy định số 205/TT-CP ngày 11/10/2001 về quản lí hàng hóa xuất nhập khẩu Bộ thương mại Lào Những ngành liên quan sẽ ra quy định và hướng dẫn về nhập khẩu hàng hóa dưới trách nhiệm của mình Xi măng Để quản lí nhập khẩu trái luật Quy định số 205/TT-CP ngày 11/10/2001 về quản lí hàng Bộ thương mại Lào

hóa xuất nhập khẩu

Xăng dầu Để quản lí nhập khẩu trái luật Quy định số 207/TT-CP ngày 11/10/2001 về quản lí giá hàng hóa trên thị trường Bộ thương mại Lào Gas Để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường Quy định về kiểm tra và quản lý chất nổ của Cục môi trường Lào Bộ quốc phòng Lào Thép Để quản lí nhập khẩu trái luật Quy định số 205/TT-CP ngày 11/10/2001 về quản lí xuất nhập khẩu Bộ thương mại Lào Vàng Đảm bảo khả năng tài chính Quy định số 01/CP ngày 17/3/2007 về quản lí ngoại tệ và vật có giá Ngân hàng Trung Ương Lào( Chính sách tiền tệ) Máy cắt gỗ Bảo vệ rừng Điều 101 Luật

về rừng Bộ nông-lâm nghiệp Lào Xe máy cũ Vấn đề về môi trường Quy định về nhập khẩu xe các loại của Bộ thương mại Lào

tử(Game) sv,học sinh chơi game kiểm tra và quản lí người chơi game các loại thông tin Chất nổ Bảo vệ sức khỏe và môi trường Quy định về kiểm tra và quản lý chất nổ của Cục môi trường Lào Bộ quốc phòng Lào

Gỗ Để bảo rừng Quy định của Chính phủ (Điều 101 Luật về rừng) -Bộ thương mại Lào - Bộ nông-lâm nghiệp Lào Súng thể thao các loại v.v… Để đảm bảo an toàn cho nhân dân Quy định về kiểm tra và quản lý chất nổ của Cục môi trường Lào Bộ quốc phòng Lào

(Nguồn: Luật thương mại CHDCND Lào)

2.2.2.3 Chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu

Chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu cũng giống với chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu của Việt Nam là chấp nhận xu thế mở cửa nền kinh tế, chấp nhận cạnh tranh và không dùng biện pháp bảo hộ để thúc đẩy nền kinh tế trong nước mà đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu để tăng quy mô sản xuất nhờ vào thị trường nước ngoài để đời sống nhân dân từng bước được nâng lên.

2.2.2.4 Các chính sách và biện pháp khuyến khích xuất khẩu:

Các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh xuất nhập tại Lào sẽ được miễn giảm thuế xuất khẩu đối với tất cả những sản phẩm sản xuất tại Lào. Thay vào đó là những sản phẩm nhập vào sản xuất hoặc chế biến tại Lào để tái xuất khẩu đối với các

doanh nghiệp này cũng sẽ được miễn thuế nhập khẩu hoặc giảm một phần thuế tương đối.

2.3. THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM - LÀO

Để làm rõ hơn về quan hệ thương mại Việt Nam và Lào chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu thực trạng xuất nhập khẩu hai chiều giữa hai nước. Hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước được thực hiện dưới hai phương thức chính đó là chính ngạch và tiểu ngạch như sau:

2.3.1. Thực trạng xuất khẩu Chính ngạch Việt Nam – Lào2.3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch 2.3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch

Hoạt động xuất khẩu chính ngạch chiếm 90% kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước. Sau đây sẽ là bảng số liệu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Lào

Bảng 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu chính ngạch của Việt Nam và Lào từ năm 2001-2009

Năm

Kim ngạch xuất khẩu chính ngach của Việt Nam

Kim ngạch nhập khẩu chính ngạch của Việt Nam

Tổng kim ngạch XNK chính ngạch

Cán cân thương mại của Việt Nam 2001 64,3 68,0 132,3 -2,7 2002 64,7 62,6 127,3 +2,1 2003 51,8 60,7 112,5 -8,9 2004 68,4 74,3 142,7 -5,9 2005 69,2 97,5 166,7 -28,3 2006 95 166,6 261,6 -71,6 2007 104,4 207,9 312,3 -103,5 2008 149,7 273 422,7 123,3 2009 169,3 248 417,8 -79,1 QuysI/2010 44.100 52.300 96,4 -8,2

( Nguồn: Viện nghiên cứu kinh tế chính trị thế giới - Hiệp hội các doanh nghiệp Việt Nam)

Nhìn vào bảng 5 biểu trên chúng ta có thể thấy: trong giai đoạn từ năm 2001-

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp “Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Lào trong những năm tới” doc (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w