B. Nguyên nhân chủ quan
3.2.3.2 Đối với doanh nghiệp
• Giải pháp đa dạng hóa mặt hàng xuất nhập khẩu
- Mở rộng mặt hàng kinh doanh xnk, chủ động liên kết với doanh nghiệp Lào để kí hợp đồng dài hạn, xây dựng kế hoạch xnk ổn định. Khai thác các cơ hội tham gia các triển lãm để giới thiệu hàng hoá của mình và khai thác nguồn hàng của Lào. - Tăng cường hợp tác với phương thức “ tài nguyên Lào, lao động kĩ thuật của Việt Nam và vốn hợp tác hoặc vay vốn nước thứ ba” để tăng cường nguồn hàng cho xnk. Phối hợp với Lào để tìm cách khắc phục các bất cập trong đầu tư sản xuất tại
Lào.như khả năng thanh toán…
- Ngoài ra Việt Nam cần giúp Lào đầu tư như giao thông, cầu đường, thuỷ lợi,… để dễ ràng hơn trong việc đầu tư vào các lĩnh vực khác.Các doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh khai thác các lĩnh vực như chế biến nông lâm, thuỷ sản, chăn nuôi gia súc gia cầm để nguồn hàng xnk, thủ công mỹ nghệ…
- Để đẩy mạnh xuất khẩu sang Lào, các doanh nghiệp Việt Nam cẩn tổ chức các văn phòng đại diện tại trung tâm thương mại, các khu dân cư lớn của Lào để thuận tiện trong việc tìm kiếm giao dịch với khách hàng và quan hệ với các cơ quan chức năng của Lào.Do sức mua và quy mô tại Lào nhỏ nên các doanh nghiệp phải lựa chọn địa bàn và mặt hàng kinh doanh thích hợp để đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
- Các doanh nghiệp Việt Nam nên nhanh chóng đăng kí thương hiệu sản phẩm tại Lào nếu có ý định xuất khẩu sang Lào, và cần hiểu kĩ luật pháp, quy trình, thủ tục đăng kí kinh doanh tại Lào.Lưu ý rằng Lào là thành viên Công ước Paris về Bo hộ sở hữu công nghiệp.Lào áp dụng nguyên tắc “ai nộp đơn trước được đăng kí trước.” trong việc đăng kí nhẵn hiệu tại Lào…
- Quan trọng nhất là các doanh nghiệp cần cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, tiến dần đến các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực như SA8000, ISO 14000… Tăng cường quảng bá thương hiệu, mở rộng kênh phân phối tại các tỉnh khác nhau của Lào…
- Thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường để nắm bắt kịp thời những thay đổi về chính sách quản lí xnk, các ưu đãi thuế quan và phi thuế quan của cả hai phía cũng như biến động thị trường để xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả và phù hợp…
KẾT LUẬN
Từ khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, hầu hết các nước đều chuyển sang nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường.Việt Nam và Lào cũng nằm trong xu thế đó. Quan hệ Việt – Lào đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn
Pômvihản dày công vun đắp. Trải qua bao thăng trầm, thử thách của lịch sử sửi hai nước mối quan hệ này ngày càng phát triển tốt đẹp trên tinh thần “ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Trong đó có quan hệ thương mại mà chủ yếu là hoạt động xuất nhập khẩu hai chiều giữa hai nước góp phần không nhỏ vào thành công này.
Đề tài “Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Lào trong những năm tới” đã đề cập, giải quyết những vấn đề về thương mại quốc tế và những nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại hai nước. Đề tài đã đi vào phân tích thực trạng xuất nhập khẩu hai chiều giữa hai nước từ năm 2001 đên nay. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, hai bên vừa là bạn hàng, vừa là đối tác tin cậy của nhau. Việt Nam là thị trường xuất khẩu đứng thứ 4 của Lào sau Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản. Lào cũng là thị trường xuất khẩu chiến lược của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu hai chiều giữa hai nước năm 2008 là 417,4 triệu USD, năm 2009 là 417,8 triệu USD và trong quý I/2010 là 96,4 triệu USD. Ngoài ra đề tài đã chỉ ra những ưu điểm đạt được và những tồn tại và nguyên nhân trong quan hệ thương mại hai nước.Đó là tốc độ tăng trưởng không ổn định, mặt hàng trao đổi còn đơn điệu…Trên cơ sở đó đề tài đưa ra kiến nghị và giải pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ này. Có 5 nhóm giải pháp chung với cả hai nước như: Về cơ chế quản lí chính sách, tăng cường quản lí nguồn nhân lực; về chính sách vốn; chính sách thuế; về nghiên cứu chính sách cho hàng hóa sản xuất tại Việt Nam và Lào; về cơ chế hợp tác địa phương hai nước. Giải pháp đối với Nhà nước Việt Nam là : Tăng cường hợp tác kinh tế khu vực về chính sách quản lí xuất khẩu; tài chính; thuế quan; tín dụng; cải thiện hệ thống cán cân thanh toán; tăng cường kết cấu hạ
tầng thương mại, tạo nguồn hàng xuất nhập khẩu; tăng cường chống buôn lậu và gian lận thương mại. Về phía Doanh nghiệp cần đa dạng hóa mặt hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đối với Nhà nước Lào :cần đẩy mạnh hệ thống cơ sở hạ tầng, nâng cao công nghệ sản xuất và chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh hợp tác lĩnh vực ngoại giao, du lịch, thường xuyên cung cấp thông tin trong thay đổi chính sách xuất nhập khẩu; cần có chính sách ưu đãi hoạc lói lòng với hàng hóa của Việt Nam. Để thực hiện được giải pháp trên cần có sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước , doanh nghiệp và nhân dân của 2 nước.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của nền kinh tế tri thức cũng như điều kiện kinh tế mỗi nước thì nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam – Lào là công việc cần thiết giúp hai nước tận dụng được cơ hội vượt qua thách thức, đạt được mục tiêu, thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước.