Mặt hàng xuất khẩu chính ngạch

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp “Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Lào trong những năm tới” doc (Trang 35)

B. Các chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu

2.3.1.3 Mặt hàng xuất khẩu chính ngạch

Bảng 6: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chính ngạch của Việt Nam từ năm 2001 đến 2009

ngạch trăm 1. Hàng dệt may 41,1%

2 Đồ gia dụng và thực phẩm 30,6% 3 Linh kiện điện tử 18,7% 4 Các sản phẩm khác 9%

(Nguồn: Viện nghiên cứu Kinh tế Chính trị Thế giới – GSO)

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chính ngạch sang Lào chủ yếu gồm có : hàng dệt may, đồ nhựa, thực phẩm, link kiện điện tử và các mặt hàng khác như than đá, dây điện, dây cáp điện. Nhìn vào bảng trên ta sẽ thấy hàng tiêu dùng vẫn chiễm tỷ lệ chủ yếu ( trên 80%) trong cơ cấu hang xuất khẩu của Việt Nam. Các mặt hàng được xuất khẩu đều là thế mạnh của Viêt Nam. Trong đó Dệt May chiếm tỷ lệ cao nhất 41,1% , tiếp theo là hàng gia dụng và thực phẩm 30,6% , linh kiện điện tử 18,7% và các sản phẩm khác là 9%.

Sở sĩ hàng dệt may thống lĩnh các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Lào là vì Việt Nam được coi là một trong những quốc gia có gia công hàng dệt may lớn với các thương hiệu như Việt Tiến, Thăng Long, Nhà Bè…Tầm vóc người Lào cũng tương đương tầm vóc người Việt. Các doanh nghiệp trong nước không ngừng cải tiến mẫu mã, chất lượng, giá cả. Một chiếc áo sơ mi Việt Nam trên thị trường Lào có giá khoảng 50-100 kip (khoảng 100-200 vnđ ).

Hàng gia dụng và thực phẩm của Việt Nam tại thị trường Lào cũng được biết đến như với mẫu mã phong phú, đa dạng như sản phẩm nhựa có Song Long, Đồng Tâm… Thực phẩm với các thương hiệu Vifon, Acecook, Vissan…

Các mặt hàng linh kiện điện tử chiếm tỷ trọng nhỏ trong xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang Lào vì trên thực tế sản xuất linh kiện điện tử vẫn chưa là thế mạnh của Việt Nam. Hỗu hết đều là lắp ráp linh kiện điện tử cho các hãng nước ngoài. Hơn nữa bên cạnh Lào có Thái Lan là quốc gia mạnh về lắp ráp linh kiện điện tử.

2.3.1.5 Hình thức xuất khẩu chính ngạch

Việt Nam và Lào có chung đường biên giới, doanh nhân hai nước quá hiểu tập quán làm ăn của nhau, và trình độ tương đương nhau. Nên hình thức xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Lào là xuất khẩu trực tiếp mà không qua bất kì một trung gian

nào. Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp xuất khẩu có đựơc lợi nhuận lớn nhất do không mất chi phí cho trung gian, có thể bám sat thị trường, quan sát được những thay đổi của thị trường nhu cầu, thị hiếu… Tuy nhiên hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải am hiểu thị trường Lào, có kiến thức về thanh toán quốc tế và có khả năng tạo nguồn hàng lớn.

2.3.2 Thực trạng nhập khẩu chính ngạch Việt Nam – Lào2.3.2.1 Kim ngạch nhập khẩu chính ngạch 2.3.2.1 Kim ngạch nhập khẩu chính ngạch

Lào là thị trương nhập khẩu quan trọng của Việt Nam vì Lào là nơi cung cấp các nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất trong nước. Riêng đối với Lào thì hàng hoá xuất khẩu chính ngạch sang Việt Nam chiếm đến 30% đến 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của Lào.

Nhìn trong bảng 5 chung ta có thể thấy kim ngạch nhập khẩu chinh ngạch của Việt Nam sang Lào không nằm ngoài xu hướng biến động chung của tổng kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Lào. Tổng kim ngạch nhập khẩu chính ngạch giai đoạn 2001-2008 là 1010,6 USD, trung bình là 126,325 triệu USD/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 23,32% cao hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và xuất khẩ chính ngạch. Qua con số trên ta thấy nhập khẩu chính ngạch của Việt Nam từ Lào vượt trội so với xuất khẩu chính. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu chính ngạch tăng đều qua các năm và tăng mạnh từ năm 2001 đến nay. Không nằm ngoài quy luật chung năm 2003 vẫn là năm có kim ngạch nhập khẩu thấp nhất 60,7 triệu USD và giai đoạn 2001-2003 vẫ là những năm nhập khẩu bị chững lại và có quy mô nhỏ. Do Lào có chính sách bảo vệ rừng và môi trường sinh thái nên lượng gỗ chảy vào lãnh thổ Việt Nam giảm hẳn.

Từ năm 2004 trở đi nhập khẩu chính ngạch từ Lào có khởi sắc hơn. Kim ngạch nhập khẩu chính ngạch năm 2006 tăng gấp 1,7 lần so với năm 2005, năm 2008 tăng gấp 3 lần so với năm 2005. Do thời gian nhu cầu nhập khẩu ô tô tăng, đặc biệt từ năm 2006 chính phủ cho phép nhập khẩu ô tô cũ nguyên chiếc nên ô tô Lào đã tràn vào Việt Nam khiến cho tốc độ tăng trưởng năm 2006 tăng đột biến tới 70%. Tuy cho phép nhập khẩn nhưng vẫn bảo hộ ngàng ô tô trong nước nên chính phủ liên tục tăng

thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc lên đến 70% ( năm 2008 ) và thuế trước bạ là 12%...

Riêng tháng 1/2009 kim ngạch nhập khẩu chính ngạch của Việt Nam từ Lào chỉ đạt 8.590.290 USD, giảm gần 40% so với cùng kì năm trước ( theo thông kê của hội doanh nghiệp Việt Nam ). Do năm 2009 là năm nền kinh tế thế giới bị suy thoái tồi tệ nhất từ sau cuộc khủng hoảng thừa năm 1929 đên nay và nên kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề nên nhập khẩu giảm sut. Để kích cùng tiêu dùng, Việt Nam có chính sách giảm thuế còn 0% đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Lào như cọng thuốc lá, phụ kiện mô tô… Tuy nhiên không kéo được sức cầu trong nước lên do đó không cải thiện được tình hình nhập khẩu từ Lào.

Cũng giống như xuất khẩu chính ngạch, nhập khẩu hàng hoá Việt Nam vẫn chủ yếu là qua các cửa khẩu biên giới dao động từ 80% đến 90%. Số còn lại qua các cang như cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Nhà Bè, Tân Cảng, cảng Thủ Đức (HCM)

Bảng 7 : Tỷ trọng và kim ngạch nhập khẩu chính ngạch từ Lào vào Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới Việt – Lào

đơn vị : Triệu USD Năm Kim ngạch nhập

khẩu chính ngạch

Kim ngạch nhập khẩu chính ngạch

qua các cửa khẩu biên giới Tỷ trọng(%) 2001 68,0 59,1 86,91 2002 62,6 51,3 81,94 2003 60,7 53,3 87,80 2004 74,3 60,9 81,96 2005 97,5 81,5 83,58 2006 166,6 140,9 84,57 2007 207,9 169,1 81,30 2008 300,7 250,0 83,12 2009 412,6 333,3 80,78

(Nguồn: Viện nghiên cứu kinh tế chính trị thế giới - Bộ công thương) Để thấy rõ diễn biến tỷ trọng nhập khẩu chính ngạch từ Lào trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam ta quan sát biểu đồ sau.

Bang 8: Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu chính ngạch từ Lào trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam

Đơn vị : Triệu USD Năm Tổng kim ngạch

NK chính ngạch

Tổng kim ngạch NK của Việt Nam

Tỷ trọng(%) 2001 68 16218 0,419 2002 62,6 19746 0,317 2003 60,7 25256 0,24 2004 74,3 32075 0,23 2005 97,5 36881 0,264 2006 166,6 44116 0,377 2007 207,9 59000 0,352 2008 273 80200 0,34

(Nguồn : Viện nghiên cứu kinh tế chính trị thế giới- Bộ công thương) Nhìn vào bảng 8 cho thấy tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu chính ngạch trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam chỉ dao động từ 0,2 đến 0,4, một tỷ lệ quá nhỏ. Lý do là: hàng năm Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu khá lớn các mặt hàng như xăng dầu, nguyên phụ liệu, vật liệu xây dựng….trong khi đó Lào chỉ cung cấp cho Việt Nam một số mặt hàng như : gỗ, nguyên phụ liệu dệt may và thuốc lá. Đây đều là các mặt hàng sơ chế (trừ ô tô) nên có giá trị thấp. Đồng thời đây cũng là các mặt hàng Việt Nam không khuyến khích nhập khẩu.

2.3.2.2 Mặt hàng nhập khẩu

Các mặt hàng nhập khẩu từ Lào gồm có gỗ , sản phẩm từ gỗ, nguyên phụ liệu phục vụ ngành may mặc và thuốc là , ô tô nguyên chiếc.

Nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ từ Lào chiếm đến 60% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Sở dĩ như vậy là vì Lào có diện tích 2/3 là rừng. Nhu cầu nhập khẩu gỗ hàng năm của Việt Nam khoảng trên 900 triệu USD, trong khi đó nhập từ các thị trường như Campuchia , Lào, Malaixia…trong đó 30% nhập từ Lào. Gỗ của Lào có đặc điểm là chắc. chủ yếu là gỗ quý khai thác trong rừng nguyên sinh… Việt Nam hầu hết nhập gỗ sơ chế của Lào về chế biến thành các sản phẩm xuất khẩu sang EU, Hoa Kì, Nhật Bản…để thu về ngoại tệ lớn hơn. Gỗ Việt Nam Việt Nam nhập khẩu về bao gồm gỗ tròn đỏ qua cảng Cửa Lò, mây song luộc dầu qua cảng Nha

Trang, gỗ hương qua Tân Cảng, còn lại gỗ chò, gỗ lim, gỗ mun qua cửa khẩu Cầu Treo.

Bên cạnh gỗ là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu thì máy móc và nguyên phụ liệu , ô tô đều được quá cảnh qua Lào vào Việt Nam nên không chiếm tỷ lệ cao.

2.3.3 Thực trạng xuất nhập khẩu tiểu ngạch Việt Nam – Lào

Bên cạnh xuất nhâp khẩu chính ngạch lam nên mối quan hệ tốt đẹp còn phại kể đến xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Hoạt động buôn bán hàng hoá giữa các địa phương đã hình thành từ lâu đời. Giữa Việt Nam và Lào có chung đường biên giới 2067km, chạy dọc 10 tỉnh từ Điện Biên đến Kon Tum. Từ năm 1976, xúât nhập khẩu hàng hoá chính ngạch hình thành và phát triển thì trao đổi địa phương còn phát triển mạnh hơn. Từ năm 1985, trao đổi giữa các địa phương phát triển trên dọc các tuyến biên giới khá đồng đều. Kim ngạch hai chiều thời kì 1985-1990 gấp 25 lần thời kì 1976- 1980. Đứng trước đòi hỏi phát triển quan hệ trao đổi hàng hoá giữa hai nước, ngày 1/3/1990 Chính phủ hai nước đã ký Hiệp định về quy chế quản lý biên giới. Theo Hiệp định này hai bên đã thoả thuận xây dựng hai cặp cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) – Nậm Pao và 13 cặp cửa khẩu do các địa phương kí kết gồm 6 cửa khẩu chính, 7 cửa khẩu phụ, thêm vào đó là 27 đường mòn qua lại giao lưu buôn bán qua các tỉnh, huyện, xã, bản. Hoạt động buôn bán giữa hai nước đã được hình thành từ lâu đời, hoạt động chợ đường biên vẫn chủ yếu trong hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt XNK tiểu ngạch. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước liên tục gia tăng, thể hiện cụ thể ở bảng sau.

2.3.3.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu

Bảng 9: Kim ngạch xuất nhập khẩu tiểu ngạch của Việt Nam từ Lào.

Đơn vị: Tỷ đồng Năm Kim ngạch xuất

nhập khẩu tiểu ngạch Kim ngạch xuất khẩu tiểu ngạch Kim ngạch nhập khẩu tiểu ngạch 2001 100,0 70,0 30,0 2002 110,1 82,3 27,8 2003 130,1 95,3 34,8

2004 140,3 101,9 38,4 2005 151,5 121,2 30,3 2006 189,4 132,5 56,9 2007 191,1 143,4 47,7 2008 200,3 146,5 53,8 2009 250,3 160,1 90,2

(Nguồn: Viện nghiên cứu kinh tế chính trị thế giới- Bộ công thương) Trong giai đoạn 2001-2008, tổng kim ngạch xuất khẩu tiểu ngạch là 409 tỷ đồng, bình quân là 51,1 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,26% thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu chính ngạch. Nếu như xuất khẩu chính ngạch chủ yếu nhập siêu thì trong tiểu ngạch Việt Nam xuất siêu. Tuy kim ngạch XNK không lớn bằng chính ngạch, nhưng với hình thức trao đổi bằng đường tiểu ngạch rất linh hoạt, mặt hàng buôn bán có thể thay đổi theo thời tiết và mùa vụ, thủ tục hải quan nhanh gọn, mức thuế xuất thấp nên được doanh nghiệp xuất nhập khẩu hai nước ưa chuộng đặc biệt là các doanh nghiệp và các bà con tiểu thương ở vùng biên. Mặt khác, nó đã giúp cho đời sống nhân dân các vùng biên được nâng lên một cách rõ rệt , thông qua hệ thống chợ đường biên hai nước trao đổi một số sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân vùng biên và công ăn việc làm được tạo ra từ hoạt động này.

2.3.3.2 Mặt hàng xuất nhập khẩu:

Mặt hàng trao đổi tiểu ngạch giữa Việt Nam xuất sang Lào như những hàng tiêu dùng thực phẩm, công cụ lao động như vải vóc,muối ăn, đường, đồ dùng gia đình, chiếu cói, tôn lợp nhà, giấy học sinh, tỏi, hồ tiêu… Đây là những hàng hoá có khả năng xuất sang thị trường Thái Lan và Trung Quốc. Nếu các doanh nghiệp biết khai thác và tận dụng lợi thế những mặt hàng này tìh đây được coi là một cơ hội xuất khẩu.

Hàng xuất khẩu chủ yếu của Lào sang Việt Nam chủ yếu là hàng nông, lâm sản như cà phê, đồ thủ công mỹ nghệ…Bên cạnh đó các mặt hàng có xuất xứ Trung Quốc như Mỹ phẩm, quần áo…cũng được Lào xuất sang Việt Nam.

2.4 Đánh giá chung về quan hệ thương mại Việt Nam – Lào2.4.1 Ưu điểm đạt được: 2.4.1 Ưu điểm đạt được:

• Kim ngạch XNK của hai nước có xu hướng tăng lên tuy có biến động qua các năm. Hàng hoá tập trung tại các tỉnh vùng biên và thâm nhập sâu và các tỉnh khác nằm sâu trong nội địa hai nước. Cơ cấu mặt hàng trao đổi ngày càng đa dạng, ngoài hàng hoá được sản xuất trong nước còn có hàng hoá của nước thứ ba tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước như hàng Thái Lan, hàng Trung Quốc.

• Cơ cấu hàng hoá không những đa dạng mà có tính chất bổ sung, phù hợp với trình độ phát triển và lợi thế mỗi nước. Việt Nam xuất sang Lào chủ yếu hàng dệt may, hàng tiêu dùng, thực phẩm…Lào xuất sang Việt Nam gồm gỗ, sản phẩm từ gỗ, nguyên phụ liệu may mặc, và thuốc lá. Hàng hoá của Thái Lan táI xuất qua Lào như hàng điện tử gia dụng cũng chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng giá trị buôn bán hàng hoá giữa hai nước. Cơ cấu này không chỉ phản ánh tính chất bổ sung cho nhau mà còn phù hợp với trình độ phát triển kinh tế và thế mạnh mỗi nước. Kinh tế Việt Nam có trình độ phát triển cao hơn so với Lào mà Việt Nam có thể cung cấp cho Lào một số sản phẩm công nghiệp và điện tử trong khi Lào chỉ cong cấp cho Việt Nam một số mặt hàng thô, sơ chế và một số mặt hàng tạm nhập tái xuất từ Thái Lan với các mặt hàng Thái Lan có lợi thế hơn Việt Nam.

• Phương thức thanh toán đa dạng phù hợp và linh hoạt đáp ứng được nhu cầu thanh toán của hai nước. Trước đây khi phương thức thanh toán hàng đổi hàng còn tồn tại thì phương thức thanh toán khá đơn giản như ghi sổ hay thanh toán bằng tiền mặt. Nhưng hiện nay do như cầu mới phát sinh các phương thức thanh toán khá đa dạng như nhờ thu, tín dụng chứng từ…Để đáp ứng các nhu cầu này đã có một ngân hàng liên doanh Lào – Việt ra đời và có chi nhánh đặt tại mỗi nước, khi ngân hàng ra đời đã giúp cho các doanh nghiệp nhanh chóng thanh toán, quay vòng vốn nhanh, giảm thiểu rủi ro trong thanh toán quốc tế.

• Các Hiệp định thương mại giữa hai Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào đều có nội dung nhằm mục đích và nguyên tắc chung là củng cố và mở rộng thêm nữa quan hệ kinh tế thương mại hai nước. Quan hệ này dựa trên nguyên tắc của

tác giúp đỡ lẫn nhau trong lĩnh vực thương mại hai nước và tập quán thương mại quốc tế, đồng thời khuyến khích những hàng hoá hai nước sản xuất.

2.4.3 Những tồn tại và nguyên nhân: 2.4.2.1 Những tồn tại:

• Kim ngạch XNK hàng hoá giữa Việt Nam và Lào dẫu có tăng liên tục với tốc độ tăng trưởng từ năm 2004 đến nay nhưng tốc độ tăng trưởng không ổn định. Ngay từ năm 2001-2003 thì kim ngạch XNK hai chiều còn có hiện tượng chững lại và đi xuống.

• Hàng hoá trao đổi còn nghèo nàn, đơn điệu không phong phú, đa dạng. Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam có mẫu mã chưa được đẹp, hàng hoá thiếu tính cạnh tranh với hàng hoá Thái Lan và Trung Quốc đặc biệt là hàng tiêu dùng. Trong khi đó thì hàng hoá của Việt Nam chất lượng chưa đồng đều, các doanh nghiệp chưa chú ý đến khẩu kiểm soát chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, làm mất uy tín sản phẩm trên thị trường.

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp “Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Lào trong những năm tới” doc (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w