B. Nguyên nhân chủ quan
3.1.2.2 Thách thức đối với quan hệ thương mại Việt Nam – Lào
• Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trầm trọng. Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ năm 1929. Cuộc khủng hoảng này ảnh hưởng đến hầu hết các nước với các mức độ khác nhau. Riêng đối với Lào và Việt Nam thì nói ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu hai nước, đồng thời có thể phá vỡ một số mục tiêu phát triển hai nước nói chung và kế hoạch hợp tác về thương mại trong tương lai giữa hai nước.
• Lộ trình cắt giảm thuế CEPT/AFTA là một cơ hội đối với xuất nhập khẩu hai nước nhưng đồng thời nó cũng là thách thức không nhỏ với hai nước. Trên thực tế trong lộ trình cắt giảm thuế có 5 nước trong Asean là cắt giảm thuế xuống 0% hạn chót vào năm 2010. Do đó có rất nhiều hàng hoá được hưởng ưu đãi thuế đã tràn vào thị trường Lào và Việt Nam khiến cơ hội thương mại hai nước dành cho nhau bị ảnh hưởng.
• Nước láng giềng sản xuất hàng tiêu dùng khổng lồ Trung Quốc tiếp tục bành trướng thị trường Lào và Việt Nam làm cho vị trí hàng Việt Nam tại Lào bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, Trung Quốc đang trong giai đoạn tăng trưởng nóng trên 9% nên tìm mọi cách để nguồn tài nguyên Lào chảy về nước họ để phục vụ sản xuất.
• Cơ sở hạ tầng xuống cấp, trình độ dân trí thấp kém,nan quan liêu, yếu kém trong công tác quản lí xuất nhập khẩu tiếp tục là thách thức cản trở hoạt động xuất nhập khẩu hai nước trong thời gian tới.
3.3 Những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Lào 3.2.1 Giải pháp chung cho cả hai nước
Xuất phát từ mục tiêu của hai nước là xây dựng đất nước, trong đó nội dung về hợp tác kinh tế thương mại là quan trọng nhất trong giai đoạn mới. Giữa Lào và Việt Nam còn một số tiềm năng để mở rộng sự hợp tác. Trong điều kiện cả hai nước còn hạn chế về vốn, trình độ kỹ thuật, nhưng nếu có chính sách thương mại quốc tế , đầu tư quốc tế thích hợp có thể vận dụng được khả năng, trí tuệ, sức lao động của cả hai nước hoặc phối hợp với nước thứ ba để khai thác lợi thế so sánh
mỗi nước, giúp nhau một số vấn đề còn vướng mắc trong hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng.
3.2.1.1 Về cơ chế quản lí, chính sách, tăng cường quản lí và nguồn nhân lực
• Hai bên cần rà soát lại các văn bản (thủ tục) xuất nhập khẩu cho phù hợp với trình độ hội nhập của các tổ chức quốc tế mà hai bên đã là thành viên. Hai nước muốn giành cơ hội thương mại quốc tế cho nhau thì trước hết cần tuân theo các điều lệ thương mại của các tổ chức mà hai nước đã là thành viên như ASEAN, WTO…
• Công khai hóa các văn bản về chính sách quản lí hàng hóa xuất nhập khẩu, chính sách thuế,chính sách mặt hàng,các bước quy trình thủ tục hải quan,quy định về bộ hồ sơ xuất-nhập khẩu cho các đối tượng có liên quan hai bên. Áp dụng theo hướng hài hòa các tiêu chí trên tờ khai,giảm bớt các tiêu chí không phục vụ mục đích thống kê và quản lý của hải quan.Đơn giản hóa các thủ tục hải quan theo chuẩn mực, khuyến nghị của công ước Kyoto và áp dụng quản lí rủi ro trong việc kiểm tra hàng hóa.
• Cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính,thục hiện hải quan điện tử, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ hải quan.Các cơ quan chức năng hai bên có thể tạo điều kiện cho hải quan hai nước thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm để tháo gỡ những vướng mắc và tồn đọng giữa hải quan hai nước,từ đó hải quan hai nước có thể phối hợp có hiệu quả hơn. Hai bên cần chú trọng đào tạo cán bộ quản lí, hoàn thiện chương trình hợp tác giữa hai bên về thỏa thuận Việt Nam giúp Lào đào tạo đặc biệt là cán bộ quản lí vĩ mô liên quan đến hoạt động ngoại thương. Hai bên cần củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan hợp tác về thương mại, có chính sách ưu đãi với cán bộ hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương.
3.2.1.2 Về chính sách vốn
• Trong điều kiện hai bên còn thiếu vốn. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động, hai bên cần có chính sách hỗ trợ tạo điều kiện về vốn theo hướng cùng nhau miễn thuế nhập khẩu trang thiết bị, phụ tùng sản xuất trong đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu mỗi nước.
• Mỗi thanh toán của các doanh nghiệp được thực hiện qua Việt Nam đồng hoặc Kíp Lào, trong đó trường hợp đặc biệt mới dùng ngoại tệ.Chính sách nhằm hạn rủi ro trong thanh toán do biến động tỷ giá giữa Việt Nam đồng hoặc Kíp Lào với ngoại tệ mạnh như USD,EURO…để giảm thiệt hại cho doanh nghiệp hai nước.
3.2.1.3 Chính sách thuế
• Có chính sách miễn giảm thuế đối với hàng hóa địa phương phục vụ vùng biên hai nước. Đặc biệt là hàng hóa xuất phát từ các tỉnh nghèo, khó khăn về giao thông không thu bất cứ một khoản thuế nào và tạo điều kiện nhanh chóng cho thông thương hàng hóa giữa hai đường biên.
• Hai bên tiếp tục nghiêm chỉnh thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan CEPT/AFTA đối với những mặt hàng đã quy định. Đồng thời hai bên cũng nghiêm chỉnh thực hiên 50% thuế cho hàng hóa xuất xứ từ mỗi nước. Hai bên sớm thông báo cho nhau danh mục và số lượng mặt hàng hóa giảm thuế năm 2009 nhập vào mỗi nước.Có phương án cụ thể dành ưu đãi cho nhau tại các cuộc triển lãm, hội chợ…
• Về việc giảm thiểu tối đa việc buôn lậu hàng hóa, tránh gian lận thương mại.Hai bên thông nhất việc quản lí khu vực giữa hai trạm kiểm soát liên hợp giữa nước. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho những cửa khẩu địa hình cho phép để trở thành một nơi kiểm tra giữa hai nước. Cùng nhau cam kết ngăn chặn và thực hiện nghiêm chỉnh các thỏa thuận vể chống buôn lậu qua biên giới.
3.2.1.4 Về việc nghiên cứu chính sách đối với các sản phẩm hàng hóa do các doanh nghiệp sản xuất tại Lào hoặc Lào sản xuất tại Việt Nam. doanh nghiệp sản xuất tại Lào hoặc Lào sản xuất tại Việt Nam.
• Đề nghị hai bên coi sản phẩm của các nhà đầu tư như là hàng hóa có xuất xứ từ hai nước đó và được hưởng quy chế giảm 50% thuế nhập khẩu vào nước kia và tiến tới thỏa thuận giảm nốt 50% thuế (mức thuế 0%) nhập đối với các sản phẩm do các nhà đầu tư Việt Nam sản xuất tại Lào hoặc của Lào sản xuất tại Việt Nam khi vận chuyển qua biên giới.
• Đơn giản hóa thủ tục kiểm tra, kiểm soát về số lượng, chủng loại hàng hóa bằng cách hàng hóa kiểm tra tại điểm đóng hàng vận chuyển hàng hóa qua biên giới như hàng quá cảnh.
3.2.1.5 Về cơ chế hợp tác địa phương hai nước
Hai bên cần đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu, khuyến khích doanh nghiệp hai nước, đẩy mạnh đầu tư vào vùng kinh tế cửa khẩu đặc biệt là cơ sở hạ tầng như kho ngoại quan, kho hàng,… để vực dậy kinh tế các tỉnh vùng biên hai nước.
Các địa phương ở hai nước, đăch biệt là các tình vùng biên tăng cường hợp tác với nhau trên lĩnh vực thương mại nói chung và các lĩnh vực khác như an ninh, quốc phòng,y tế… để đẩy mạnh xuất nhập khẩu tiểu ngạch giữa hai nước.
3.2.2 Giải pháp riêng cho Lào
Một là: Lào cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng như đường sá, trung tâm thương mại để lưu thông hàng hóa tốt hơn thông qua nguồn vốn trong nước và tài trợ nước ngoài hoặc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Để yếu của Lào hiện nay là cơ sở hạ tầng còn kém và lạc hậu nên khó khăn trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Kinh nghiệm với các nước nghèo thấy con đường ngắn nhất để cải thiện cơ sở hạ tầng là thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tăng cường nhận viện trợ của nước ngoài. Hiện nay, Nhật Bản là một trong một trong những nhà đầu tư và viện trợ ODA lớn nhất tại Lào. Đây là cơ hội rất tốt với Lào vì Nhật là một trong các nước có công nghệ xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc loại tốt thế giới. Tuy nhiên, Lào cũng phải xem xét lại các điều kiện ràng buộc của đối tác để tránh bị thua thiệt.
Hai là: Lào phải coi Việt Nam là cửa ngõ quan trọng nối liền Lào với đại dương và thế giới cũng như đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua các cảng biển của Việt Nam. Vì Lào không có biển nên nếu chỉ hoạt động ngoại thương thông qua đường bộ và đường hàng không thì sẽ không đa dạng kênh phân phối và chi phí sẽ cao nên làm cho hàng hóa mất sức trên thị trường thế giới. Mặt khác, hiện nay Việt Nam đang đầu tư rất nhiều vào các cảng biển ở vùng Miền Trung như cảng Chân Mây, cảng Tiên Sa, cảng Dung Quất nhằm hiện đại hóa các cảng này ngang tầm quốc tế nên năng lực bốc xếp và vận chuyển hoàn toàn đáp ứng được xuất nhập khẩu của Lào.
Ba là: Lào nên đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực ngoại giao thông qua tổ chức nhiều hơn nữa các chuyến thăm cấp cao cũng như cấp doanh nghiệp để tăng cường kí kết các hiệp định thương mại và tìm hiểu thị trường Việt Nam từ đó đưa ra chiến
lược xuất nhập khẩu cho thích hợp. Trong những năm qua, lãnh đạo hai nước đã có những chuyến thăm hữu nghị, cũng đã đối thoại với doanh nghiệp hai nước. Tuy nhiên điều đó vẫn chưa đủ với nhu cầu tiềm năng hai nước.
Bốn là: Bên cạnh sự phát triển không đồng đều về cơ sở hạ tầng thì công nghệ sản xuất là một tồn tại. Lào phải đầu tư đổi mới công nghệ để tăng cường năng lực hàng hóa xuất khẩu sang Việt Nam cũng như thế giới những mặt hàng mang nét đặc sắc của Lào. Song song với đầu tư vào đổi mới công nghệ thì Lào cũng phải đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực. Vì khi chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên, họ mới có thể tiếp cận và vận hành công nghệ mới để sản xuất hàng hóa xuất khẩu với chất lượng tốt hơn. Riêng trong thương mại quốc tế, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao là nhân tố quyết định đến thành công.
Năm là: Các cơ quan chức năng của Lào sẽ phải thường xuyên cấp những thay đổi trong chính sách xuất nhập khẩu, ưu đãi thuế quan và phi thuế quan; cung cấp kịp thời những thay đổi trong chính sach cho doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu với Lào…
Sáu là: Tiềm năng du lịch của Lào rất lớn với các địa danh nổi tiếng như Cánh đồng Chùm, những cánh rừng nguyên sinh…Việt Nam có các danh thắng nổi tiếng như Vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng, Cố Đô Huế…Lào có thể kết hợp với Việt Nam để tổ chức các tour du lịch giữa hai nước. Nhờ đó Lào sẽ đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua bán hàng hóa cho khách du lịch.
Tóm lại: Nếu Việt Nam và Lào có được một những giải pháp như trên thì hoạt động xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Lào sẽ được cải thiện đáng kể, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có những hướng đầu tư khác để đầu tư sản xuất kinh doanh tại Lào, nhằm khai thác lợi thế so sánh về thổ nhưỡng khi Lào có thể trồng được một số cây công nghiệp lân năm có giá trị cao trong xuất khẩu và đẩu tư vào phát triển nông nghiệp chế biến tại Việt Nam. Đồng thời thực hiện tốt về chuyển giao kĩ thuật nông nghiệp, nâng cao đội ngũ cán bộ kĩ thuật của Lào và khắc phục được tình trạng Lào không phải là thị trường có nguồn lực dồi dào.
Các giải pháp trên sẽ chỉ là một phần nhỏ trong nội dung hợp tác quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Lào trong thời gian tới. Nhưng tất cả đều nhằm phát huy tốt mối quan hệ sẵn có để hỗ trợ cho nhau, tăng thêm sức mạnh về kinh tế cho mỗi nước, thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia nhanh hơn, bền vững hơn…
3.2.3 Giải pháp riêng cho Việt Nam3.2.3.1 Đối với Nhà nươc 3.2.3.1 Đối với Nhà nươc
Song song với các giải pháp chung dùng cho hai nước, để thúc đây xuất khẩu sang Lào, Việt Nam cần có các giải pháp:
Một là: Tăng cường hợp tác khu vực
Để thúc đẩy hoạt động giao lưu buôn bán giữa các nước trong khu vực, Việt Nam và các nước trong khu vực cần xúc tiến nhanh việc thực hiện các thoả thuận đã ký kết về “ tạo thuận lợi cho người Việt Nam – Lào – Thái Lan từ tháng 11/1999 và ký với Campuchia vào tháng 11/2001 và tiếp tục bổ sung vào tháng 8/2005. Nhưng trên thực tế việc thực hiên các điều khoản của thoả thuận này vẫn còn nhiều điều phải bàn
Hợp tác với Lào và các nước trong Asean xây dựng hẹ thống tiêu chuẩn về chất lượng hàng hoá, môi trường, quy định về kiểm dịch động thực vật…Phấn đấu các tiêu chuẩn và quy định này dần tiến tới và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, Việt Nam kí kết các hiệp định song phương về thừa nhận tiêu chuẩn hàng hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra và thông quan hàng hoá
Chính phủ Việt Nam tiếp tục hỗ trợ Lào chương trình phát triển nông
nghiệp,lâm nghiệp tại các tỉnh có chung biên giới với Việt Nam và xây dựng các dự án phát triển nông lâm nghiệp theo kế hoạch hợp tác kinh tế - văn hoá – khoa học kĩ thuật thời kỳ 2006 -2010 đã thoả thuận giữa hai bên như phát triển nông nghiệp nông thôn, sản xuất hàng hoá nông sản,kiên cố hoá kênh mương… Hợp tác với Lào đeer phát triển các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế so sánh ở mỗi nước.
Hai là: Hoàn thiện chính sách quản lí xuất nhập khẩu
Đơn giản hoá các chính sách quản lí hàng hoá xuất nhập khẩu,hài hoà các thủ hải quan theo công ước Kyoto,hình thành các chương trình các chương trình thống
nhất về thủ tục quản lí hải quan hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới với các Chính phủ và chính quyền các địa phương biên giới của Lào, giảm thiểu các thu tục không cần thiết và gây ách tắc hàng hoá tại cửa khẩu
Nhanh chóng thực hiện các thoả thuận mới cam kết về ưu tiên thủ tục vận chuyển với các sản phẩm của nước này đầu tư sản xuất tại nước bạn và được miễn thuế xuất nhập khẩu và vận chuyển qua biên giới như đối với hàng quá cảnh.
Nâng cao chất lượng quy trình tạm nhập tái xuất, thống nhất với Lào các phương tiện vận tải hàng tạm nhập tái xuất, thời gian và quy chế kiểm tra, lưu hàng tại cửa khẩu. Xây dựng hệ thống phối hợp trao đổi thông tin về hàng tạm nhập tái xuất như cổng thông tin điện tử về hàng hoá xuất nhập khẩu với Lào, tạo điều kiện cho quản lí hàng hoá quá cảnh của hai phía.
Ba là: Xây dựng chính sách thuế quan,tài chính, tín dụng, bảo hiểm hợp lí và hiệu quả
Tổng cục thuế Việt Nam sớm công bố danh mục các hàng hoá được miễn giảm thuế và đề nghị hai bên nghiêm chỉnh thực hiện tốt thoả thuận về miễn thuế đối với hàng hoá có xuất xứ mỗi nước. Đơn giản hoá thủ thục hoàn thuế, đưa vào áp dụng quy định tránh đánh thuế hai lần với hàng hoá xuất nhập khẩu. Xem xét ưu đãi thuế quan để khuyến khích xuất khẩu những mặt hàng Việt Nam có khả nămg sản xuất lớn nhưng gặp khó khăn trong xuất khẩu sang các thị trường khác như giấy, xi măng, vật liệu xây dựng khác…và nhập khẩu các mặt hàng cho công nghiệp chế biến như gỗ, nguyên phụ liệu, máy móc công nghiệp…