6) Thực hiện công tác thu nợ có hiệu quả, hạn chế và xử lý nợ hạn
3.4.3 Kiến nghị với quỹ tín dụng trung ương
- Đối với QTD cơ sở : Tăng cường khai thác các nguồn vốn, đáp ứng kịp thời hơn nữa nhu cầu vốn của hệ thống quỹ cơ sở.
- Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ nhân viên có điều kiện để học tập nâng cao trình độ. Mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, đặc biệt cần chú ý bồi dưỡng các kiến thức mới trong quản lí, marketing ngân hàng…kiểm tra , thanh tra xem các chương trình đào tạo có mang lại hiệu quả hay không, cuối mỗi khóa
bồi dưỡng nên tổ chức thi và kiểm tra nghiêm túc để đánh giá kết quả học tập.Khuyến khích các cán bộ nhân viên có trình độ nghiệp vụ giỏi.
- Lắng nghe ý kiến đóng góp của các chi nhánh trong toàn hệ thống nhằm đưa ra những chỉ tiêu kế hoạch sát với thực tế. Phát hiện những ý tưởng mới để đề ra định hướng phát triển trong từng giai đoạn.
- QTDTW nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ thanh toán chuyển tiền điện tử toàn hệ thống trong thời gian sắp tới. giúp cho việc giao dịch thanh toán được thông suốt, nhanh chóng.
- QTDTW cũng cần nghiên cứu cải tiến qui trình và thủ tục cho vay sao cho đơn giản mà vẫn chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn vì còn nhiều đối tượng vay trình độ am hiểu và nắm bắt chưa cao, gặp rất nhiều khó khăn khi thủ tục phức tạp.
3.4.4 Kiến nghị với QTDTW chi nhánh Nam Định:
a) Về công tác tín dụng:
+) Thay đổi cơ cấu dư nợ cho vay:
Chi nhánh cần tích cực thay đổi cơ cấu dư nợ cho vay theo hướng đa dạng hóa các ngành nghề cho vay, hạn chế cho vay vào phương tiện vận tải, giảm dần tỉ trọng dư nợ cho vay vào lĩnh vực này, đồng thời tăng cường cho vay các món vay nhỏ, phù hợp với quy mô hoạt động của chi nhánh nhằm phân tán rủi ro, tránh việc tập trung đầu tư cho vay quá nhiều vào một lĩnh vực.
+) Về tài sản đảm bảo:
- các tài sản đảm bảo là phương tiện vận tải chưa được mua bảo hiểm hoặc bảo hiểm đã hết hạn, Chi nhánh yêu cầu khách hàng bổ sung ngay để giảm thiểu rủi ro cho các khoản vay.
- Hạn chế việc nhận tài sản thế chấp là phương tiện vận tải thủy làm tài sản bảo đảm tiền vay.
- Thực hiện việc đánh giá lại tài sản thế chấp theo định kì 12 tháng một lần đối với tài sản là bất động sản ( nhà đất), 06 tháng 1 lần đối với tài sản là động sản (tàu, thuyền, ô tô), hoặc ngay khi tài sản có biến động về giá trị;
- Đối với khách hàng vay vốn có tài sản thế chấp là tàu thủy đang chậm trả nợ gốc, lãi, tùy theo mức độ rủi ro Chi nhánh cần kiểm tra, đánh giá lại tài sản thế chấp và tình hình hoạt động kinh doanh thường xuyên hơn ( định kì 1 tháng đến 3 tháng/ lần) để có biện pháp xử lý thu hồi nợ kịp thời và đầy đủ.
- Khi xác định giá trị tài sản theo giá thị trường cần nêu rõ nguồn thông tin làm căn cứ định giá để đảm bảo công tác định giá khách quan và phản ánh đúng thực tế.
+) Phân loại nợ:
- Chi nhánh thực hiện phân loại nợ đúng quy định của ngân hàng nhà nước. +) Thu hồi nợ gốc, lãi:
- Theo dõi chặt các khoản cho vay phương tiện vận tải để thu hồi nợ gốc, lãi đúng kỳ hạn. trường hợp phát sinh nợ gốc, lãi chậm trả hoặc quá hạn phải tiến hành ngay việc kiểm tra đánh giá lại khẳ năng trả nợ, đánh giá lại tài sản đảm bảo để có phương án xử lý thu hồi nợ.
- Có kế hoạch cụ thể và biện pháp kiên quyết nhằm thu hồi triệt để các khoản nợ gốc, lãi đã quá hạn. Trường hợp xác định khoản vay nào khó có khả năng trả nợ thì chi nhánh sớm có biện pháp xử lý tài sản để thu hồi nợ, không để tồn đọng dây dưa kéo dài.
Chi nhánh tiếp tục đối chiếu nợ vay đối với số khách hàng ngoài hệ thống chưa đối chiếu được, rà soát lại toàn bộ các món vay đã chuyển nhóm và tiến hành phân loại cho đúng quy định.
KẾT LUẬN
Chất lượng tín dụng chưa và không bao giờ là vấn đề cũ đối với bất kì một ngân hàng nào và QTDTW cũng không phải là một ngoại lệ. Nó luôn đòi hỏi phải được nâng cao và không ngừng hoàn thiện trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng. Bài báo cáo này đã hệ thống một số vấn đề liên quan đến chất lượng tín dụng của QTDTW chi nhánh Nam Định. Qua đó nhằm phân tích, đánh giá chất lượng tín dụng để tìm ra nguyên nhân, những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại Chi nhánh và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh.
Trong những năm qua, công tác tín dụng tại QTDTW Chi nhánh Nam Định đã đạt được một số thành tựu tuy còn có một số hạn chế. Hy vọng trong thời gian tới chi nhánh sẽ vẫn duy trì được tốc độ phát triển đồng thời khắc phục dần những tồn tại, thiếu sót để công tác tín dụng đạt hiệu quả cao hơn nhằm nâng cao chất lượng tín dung góp phần phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và cả nước. Qua thời gian thực tập, nghiên cứu tại QTDTW Chi nhánh Nam Định, em đã thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng trong công cuộc xây dựng một hệ thống ngân hàng toàn diện, phát triển cả về chất và về lượng. Nâng cao hiệu quả tín dụng là một trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển các ngành ngân hàng. Bên cạnh đó đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp ngành có liên quan để tạo ra một hành lang vững chắc cho ngân hàng phát huy hiệu quả.
Với sự hiểu biết có hạn và ít về kinh nghiệm thực tế nên bài viết của em không tránh khỏ những thiếu sót trong việc đưa ra và chỉ rõ tốn tại nguyên nhân cũng như tìm ra cách khắc phục những tồn tại đó. Tuy nhiên em cũng mong rằng ý tưởng của mình sẽ có giá trị tham khảo, phần nào giúp cho việc đề ra phương hướng mục tiêu của QTDTW Chi nhánh Nam Định nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Tài chính- Ngân hàng, đặc biệt là thầy Nguyễn Trọng Tài đã trực tiếp hướng dẫn đề tài, định hướng cho em từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành bài báo cáo thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các cán bộ nhân viên tại QTDTW chi nhánh Nam Định đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong thời gian thực tập tại chi nhánh để em có thể hoàn thành tốt bài viết của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quyết định 493?QĐ-QTDTW ngày 18/06/2001
2. Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 của NHNN 3. Công văn 1386/CV-QTDTW của QTDTW ngày 27/11/2003
5. Quyết định 52/2007/QĐ- QTDTW
6. Báo cáo quyết toám các năm 2008-2012 của QTDTW Chi nhánh Nam Định 7. Bản tin thông tin tín dụng số 23,24,25,26 năm 2010 của NHNN Việt Nam. 8. Tạp chí ngân hàng của NHNN Việt Nam
9. các trang web về kinh tế.
10. giáo trình tín dụng của học viện ngân hàng.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP