Bạch đàn Trắng (Tên khoa học: Eucalyptus camaldulensis Dehn)

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình trồng rừng - Chương 6 pptx (Trang 26 - 29)

6.2.2. 1. Giá tr s dng

Gỗ của Bạch đàn trắng có thể sử dụng trong xây dựng, đóng đồ mộc, trụ mỏ, làm nguyên liệu cho công nghiệp giấy, chiều dài sợi Cellulose của Bạch đàn dài từ 0,6- 1,4mm. Lá có thể trưng cất tinh dầu, hoa có mật có thể nuôi Ong.

Là cây trồng rừng gỗ cho công nghiệp, rừng lục hoá, vườn lặng, phòng hộ đồng ruộng.

6.2.2.2. Đặc đim hình thái

Bạch đàn là cây gỗ cao tới 25-30m, thân thẳng tròn. Lá đơn mọc cách, tán lá hẹp và thưa. Vỏ bong mảng, mầu trắng bạc. Hoa tụ sim hai ngả.

6.2.2.3. Đặc đim sinh thái

Bạch đàn có khả năng tỉa cành tụ nhiên tốt, sinh trưởng tốt trên loại đất bồi ven sông, đất phù sa, đất Feralite đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét. Thành phần cơ giới cát pha cho đến thịt nhẹ, dễ thoát nước, độ pH 4-6. Cũng có thể trồng bạch đàn trên nhiều loại đất khác nhưng trên đất nhiều vôi lá cây thường bị úa vàng, có thể sống được trên đất cằn cỗi. Có thể trồng ở những nơi có lượng mưa từ 1500-2500mm/năm, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 150C, tháng nóng nhất 26-290C. Độ cao so với mực nước biển từ 30-600m.

Bạch đàn là cây ưa ánh sáng hoàn toàn, sinh trưởng nhanh, sinh trưởng liên tục trong năm, Bạch đàn tăng trưởng không ngừng cả về chiều cao, đường kính và luôn sản sinh thế hệ cành mới. Hệ rễ rất phát triển, đặc biệt là rễ ngang.

7-8 (Miền Bắc), tháng 5-6 (Miền Nam), khả năng tái sinh bằng hạt và chồi mạnh. * Phân bố

Bạch đàn là loài cây đặc trưng ở Australia, phân bố tự nhiên nhiều từ vĩ độ 70N cho đến 43039'S. Là loài cây đã được gây trồng từ lâu ở nước ta và được trồng ở nhiều tỉnh trong cả nước.

6.2.2.4. K thut gây trng

Kỹ thuật thu hái hạt giống

Thường thu hái giống ở lâm phần giống từ 8 tuổi trở lên, chu kỳ sai quả 2 năm, ở những năm này tỷ lệ ra hoa đạt 80-90%, những năm mất mùa tỷ lệ này chỉđạt 5-10%. Sản lượng trung bình của lâm phần 10 tuổi là 15kg/ha/năm.

Thời gian thu hái thường từ tháng 7-8 (Miền Bắc), tháng 5-6 (Miền Nam).

Chỉ thị độ chín: Khi quả chín thường Vỏ quả chuyển từ mầu xanh sang đầu quả mầu nâu thẫm, cuống quả mốc trắng. Hạt mầu nâu thẫm, mày mầu nâu nhạt.

Cách thu hái: Trèo lên cây hoặc đứng dưới đất dùng cù nèo móc giật từng chùm quả chín, tuyệt đối không được bẻ cành.

* Tách hạt ra khỏi quả

Quả sau khi mang về phải phân loại, những quả chưa chín ủ lại thành từng đống từ 2-3 ngày cho quả chín đều, đống ủ không cao quá 50cm, phải thông gió, mỗi ngày đảo lại một lần. Khi quả chín đem rải đều trên vải bạt hoặc nong, nia phơi dưới nắng nhẹ 2- 3 nắng để tách hạt, thu hạt hàng ngày. Sau phơi lại 1 -2 nắng, khi hạt đã khô sàng sảy hết tạp vật thu hạt tốt cho vào bảo quản.

Tỉ lệ chế biến: 7-8kg quả/1kg hạt

Số lượng hạt trong 1kg: 250.000 - 300.000hạt Tỷ lệ nảy mầm > 90%

Hàm lượng nước: 7-8% * Bảo quản hạt giống

Hạt giống được bảo quản khô ở nhiệt độ bình thường:

Hạt đựng trong chum vại hoặc thùng gỗ, mỗi thùng đựng 20-30kg hạt, để ở nơi thoáng mát, độ ẩm của hạt khi đem bảo quản 7-8%. Phương thức bảo này có thể duy trì sức sống của hạt 10 - 12 tháng.

Nếu được giữ ở nhiệt độ ổn định 5-looc có thể duy trì sức sống của hạt được 2-3 năm.

* Kỹ thuật gieo ươm

Nơi bằng phẳng, thoát nước tốt, gần khu vực trồng và có đủ lượng nước tưới trong mùa khô. Đất thuộc loại đất cát pha đến thịt nhẹ, lượng mùn trên 2%.

Đất phải cày bừa kỹ trước khi làm luống khử nấm bằng Phoóc môn 1-2,5%, tưới 1- 3 lít/m2 rồi phủđất 48 giờđể diệt nấm. Đất phải ủ sau 5-10ngày mới được gieo hạt.

• Xử lý hạt giống

Trước khi gieo ngâm hạt ở nước nóng 35- 400C để nguội dần trong 6-8 giờ, vớt ra để ráo nước đem ủ trong túi vải (mỗi túi ủ từ 2-3 lạng hạt), ngày rửa chua 1 lần, sau 3- 4 ngày hạt nứt nanh đem gieo.

• Gieo hạt

Có thể tiến hành gieo hạt vào khay đã chuẩn bị sẵn có chứa 1 lớp đất mặt vườn ươm hoặc đất mùn Ràng ràng, dày 3-4cm, sau 5-6 ngày khi cây mầm cao 2-3cm nhổ cấy vào bầu, trước khi cấy phải tưới nước cho bầu đủ ẩm. Bầu có kích thước 7x12cm. Thành phần ruột bầu 80% đất tầng A+ 20% phân chuồng hoài, những nơi gần rừng, hỗn hợp ruột bầu có thể lấy lớp đất mặt của đất rừng trộn thêm 1 % supe lân. Thời vụ gieo tháng 2-3 và tháng 9-10, thời gian nuôi cây trong vườn 3-4 tháng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoặc gieo hạt trên luống đất, sau khi gieo cây có 2-3 lá thì tỉa đem cấy • Chăm sóc cây con

Tưới nước: Trong 3 tháng đầu sau khi gieo hạt và 15-20 ngày đầu sau khi cấy, phải tưới mỗi ngày 1 lần, lượng nước tưới 4-5 lít/m2. Tuy nhiên lượng nước tưới cũng như số lần tưới tuỳ thuộc vào độẩm thực tế của đất.

Khi có sương muối xuất hiện vào tháng 1 -2 dương lịch thì phải kịp thời tưới rửa sương muối cho cây ươm, tưới vào sáng sớm, lượng nước tưới 2-31ít/m2.

Làm cỏ phá váng cho cây theo định kỳ 15 ngày/1ần, không làm tổn thương cây còn non và tưới nước phân chuồng hoài hoặc NPK pha loãng 1%. Nếu thấy cây bị vàng còi hoặc bạc lá dùng sulphat đạm và supelân để tưới cho cây, pha nồng độ 0,1 - 0,2% tưới 2,5lít/m2 hai ngày tưới 1 lần. Sau khi tưới nước phân phải tưới rửa lá bằng nước 1ă. Phòng trừ bệnh lở cổ rễ cho cây con bằng thuốc Benlate (1g/10lít nước) phun đều trên mặt luống theo định kỳ. Nếu bệnh xuất hiện thì phải nhanh chóng nhổ hết và đốt những cây bị nhiễm bệnh. Đồng thời phun Benlate với nồng độ 6g/10 lít nước phun cho 100m2 một tuần 2 lần. Phun liên tục trong 2-3 tuần. Nếu bị sâu xám thì phun Malathion nồng độ 0,1% với liều lượng 1lít/5m2.

Đình chỉ chăm sóc cây ươm trước khi đem trồng 1 tháng. Tiêu chuẩn cây con đem trồng có D00 = 0,3-0,4cm, H = 25-50cm. Về chất lượng cây trồng phải đều, cỏ lá xanh nhưng không quá mướt, thân tương đối cứng, không bị sâu bệnh, phải chọn cây trước khi đem trồng, nếu không đủ tiêu chuẩn trên thì phải loại.

Đất trồng Bạch đàn phải được phát thực bì sạch, dọn theo băng. Băng dọn sạch im, băng chừa để cành nhánh rộng 2m, băng dọn theo đường đồng mức.

Nơi đất dốc < 150, địa hình thuận lợi có thể làm đất toàn diện.

Nơi đất dốc > 150, phát băng theo đường đồng mức, làm đất cục bộ theo hố, hố có kích thước 30x30x30cm. Nếu trồng thâm canh thì hố có kích thước 40x40x40cm. Lấp hố trước khi trồng 10- 15ngày, bón lót bằng phân supelân với 75g/hố trước khi trồng 1 tuần.

Bạch đàn thường được trồng thuần loài, mật độ trồng 2000- 2500cây/ha. Nếu trồng thâm canh thì mật độ 1111 cây/ha, cự ly trồng 3x3m.

Thời vụ trồng: ớ những nơi đầu năm thời tiết ấm có mưa phùn vụ trồng chính là Vụ xuân vào những tháng mà lượng mưa đạt > 50mm và đã lớn hơn lượng bốc hơi. Ở những nơi mà mùa Xuân có thời tiết khô, ít mưa phùn, nhất lại có gió Lào đến sớm thì thời vụ chính là vụ thu.

Ở những nơi mà mùa xuân rất khô, mùa thu kết thúc sớm, mưa tập trung vào mùa nóng thì trồng cây vào mùa mưa. Trong thời vụ trồng phải chọn những ngày mưa kéo dài trời râm mát, đất đủẩm, không có gió to để trồng.

Chăm sóc thông thường trong 3 năm đầu, cũng có thể 4-5 năm.

Trồng dặm phải được thực hiện khi tỷ lệ sống đạt dưới 80-85%. Nếu trồng vào Vụ xuân thì phải trồng ngay trong vụ thu tiếp theo. Nếu trồng vào vụ thu thì phải trồng vào Vụ xuân năm sau. Cỡ cây đem trồng dặm phải gần bằng cỡ cây trung bình của rừng. Nội dung chăm sóc: Năm đầu và năm thứ 2 mỗi năm chăm sóc 2 - 3 lần, năm thứ ba 12 lần, nếu phải chăm sóc tiếp mỗi năm 1 lần.

Kinh doanh rừng chồi thường được áp dụng cho làng trồng Bạch đàn. Có thể cung cấp khối lượng gỗ cho trụ mỏ, gỗ ván dầm, gỗ bột giấy, gỗ cột, củi cho công nghiệp và đồ gia dụng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình trồng rừng - Chương 6 pptx (Trang 26 - 29)