Cây Bồ đề (Tên khoa học: Styrax tonkinensis Pierre)

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình trồng rừng - Chương 6 pptx (Trang 29 - 33)

6.2.3.1. Giá tr s dng

Gỗ Bồđề mềm và nhẹ, thớ mịn và đều, co ít, dễ xẻ, dễ chẻ nhỏ, bóc thành những tấm mỏng, không bị cong vênh, song dễ gãy. Gỗ Bồ đề đồng nhất, không có lõi, tỷ lệ vỏ thấp, rất thuận tiện trong công nghiệp giấy. Hiện nay Bồ đề chủ yếu dùng trong công nghiệp giấy và làm diêm.

Gỗ thân cây Bồ đề còn tiết ra nhựa thơm khi cây bị tổn thương do một nguyên nhân nào đó (Sâu đục, vết dao chém,...).nhựa chảy ra thành giọt màu trắng sau đọng lại thành từng miếng mầu vàng nhạt rồi xúm lại. Nhựa này có tên là gọi là cánh kiến trắng, là nguyên liệu được dùng trong y học, chế biến định hương trong nghề làm nước hoa, chống ôi khét bảo quản mỡ béo, điều chế axit benzoic, trong công nghiệp chế biến

véc ni và một số loại sơn đặc biệt.

Là cây trồng trong cải tạo rừng và vườn rừng.

6.2.3.2. Đặc đim hình thái

Bồ đề là cây trung bình, cao tới 1 8-20m, đường kính ngang ngực 20-25cm. Thân màu trắng tương đối tròn, vỏ mỏng mầu mốc trắng, tán rộng và thưa, lá mặt trên màu xanh mặt dưới màu trắng bạc. Rễ cọc phát triển yếu, ngược lại hệ rễ bàng phát triển mạnh và tập trung trên 80% ở tầng đất mặt 0-20cm, do vậy độ phì tầng đất mặt có ý nghĩa rất lớn đối với sinh trưởng và phát triển của Bồđề.

6.2.3.3. Đặc đim sinh thái

Bồ đề Là cây ưa sáng hoàn toàn, chịu nhiệt kém, ở nhiệt độ 600C lá non bị phá huỷ hoàn toàn, thoát hơi nước mạnh. Bồđề có thời kỳ tung lá, ngừng sinh trưởng vào khoảng từ tháng 11- 12 đến tháng 1 - 2. Là loài cây sinh trưởng nhanh chu kỳ khai thác ngắn. Thích hợp với nhiệt độ trung bình năm 19-230C, sống được ở nơi có nhiệt độ 15- 260C. Có thể chịu được nhiệt độ tối cao tuyệt đối 450C, tối thấp -40C nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Lượng mưa từ 1500-2000mm/năm, tốt nhất là trên 1700mm, không có tháng khô hạn rõ rệt hoặc mùa khô không kéo dài quá 3 tháng. Độ ẩm không khí trung bình 85- 88%, không có hoặc ít chịu ảnh hưởng của gió nóng (Tây Nam). Bồ đề tái sinh tự nhiên tốt trên đất sau nương rẫy, rừng mới bị tàn phá đểđất trống, mọc xen với nứa, cây gỗ, có khả năng chịu rét tốt.

Bồ đề đòi hỏi đất tốt, tầng đất sâu ẩm, còn tính chất đất rừng, mọc tốt trên đất Feralit vàng hoặc đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét, phiến thạch mịch, có độ pa trung tính. Không thích hợp với đất xấu, trũng úng, đất đá vôi, đất cát, đá ong.

Bồ đề có 2 loại: Loại nhiều nhựa có vỏ dầy mầu lâu sẫm, gỗ phớt hồng thường gặp ở rừng già, mọc ở độ cao 700-800m, lên cao 1500 -1600 vẫn gặp Bồ đề nhưng mọc rải rác. Loại ít nhựa vỏ mầu trắng, nứt nông, gỗ trắng mềm, thường thấy sau nương rẫy, mọc ởđộ cao 150-300m.

Bồđề ra hoa vào tháng 3-4, quả chín vào tháng 8-9. * Phân bố

Bồđề mọc tự nhiên ở Trung Quốc, Lào, Việt Nam. Là loài cây đặc hữu cửa Miền Bắc Việt Nam, có diện phân bố tương đối rộng ở nhiều vùng từ Tây Bắc, Việt Bắc xuống đến.miền tây Thanh Hoá và còn lác đác đến biên giới Nghệ An -Lào. Thường gặp phổ biến ở các tỉnh như Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hoà Bình, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng,... Bồ đề được trồng ở vùng trưng tâm nhiều năm nay.

6.2.3.4. K thut gây trng

Cây trồng 4-5 năm bắt đầu ra hoa, thường thu hái giống ở lâm phần giống từ 6 tuổi trở lên, chu kỳ sai quả 2-3 năm, ở những năm này tỷ lệ ra hoa đạt 80-90%, số cây đậu quả 45-55%, những năm mất mùa tỷ lệ này chỉ đạt 5-10%. Sản lượng trung bình của lâm phần 8 tuổi là 500kg/ha/năm.

Thời gian thu hái thường từ 30/8-15/9, ở vùng trung tâm có thể sớm hơn 5- 10 ngày. Chỉ thị độ chín: Khi quả chín vỏ chuyển từ mầu xanh sang màu vàng nhạt, mốc trắng có vết rạn nứt theo tâm bì, bóp mạnh Vỏ quả dễ tách ra, hạt bên trong có mầu đen và cứng. Dùng cù nèo hoặc tay bẻ những cành nhỏ dưới lcm có quả.

* Tách hạt ra khỏi quả

Quả sau khi mang về phải phân loại, những quả chưa chín ủ lại thành từng đống từ 2-3 ngày cho quả chín đều, đống ủ không cao quá 50cm, phải thông gió, mỗi ngày đảo lại một lần. Khi quả chín nếu bảo quản bằng hạt thì xát nhẹđể tách hạt ra khỏi vỏ, sau sàng lấy hạt. Tỉ lệ chế biến 3kg quả/1kg hạt Trọng lượng 1000 hạt: 148,3g Số lượng hạt trong lkg: 7000 - 8000hạt Tỷ lệ nảy mầm > 80% Độ thuần > 95% * Bảo quản hạt giống

Bảo quản hạt trong cát ẩm ở nhiệt độ bình thường, có thể bảo quản nguyên quả hoặc hạt. Quả sau khi thu hái về đã chín đều, loại bỏ cành, lá, tạp vật hong nơi thoáng mát 2- 3 ngày cho se Vỏ quả sau đưa vào bảo quản, nếu bảo quản bằng hạt thì xát lấy hạt và cho vào bảo quản. Độ ẩm của hạt khi đem bảo quản 24-25%, hạt được trộn đều với cát ẩm 20-22% theo tỷ lệ 1 hạt + 2 cát (theo thể tích), hạt bảo quản được đánh thành từng luống, không cao quá 50 cm, bề rộng luống 80-loocm. Không để luống hạt bị chiếu nắng hoặc mưa dột, trong quá trình bảo quản 15-20ngày đảo lại 1 lần, nếu cát bị khô phải bổ sung thêm nước (sàng tách riêng hạt và cát). Phương thức đảo này có thể duy trì sức sống của hạt 1 năm với tỷ lệ nảy mầm suy giảm 15 -20%.

Bảo quản trong túi PE ở nhiệt độ thấp. Độẩm của hạt đưa vào bảo quản 1 8-20%, hạt đựng trong túi PE hàn kín miệng và được giữở nhiệt độ thấp, sau 1 năm tỷ lệ nảy mầm suy giảm không đáng kể.

* Kỹ thuật gieo ươm • Xử lý hạt giống

Hạt Bồ đề là loại hạt có dầu, trước khi gieo hạt ngâm hạt ở nước ấm 400C để nguội dần trong 6-8 giờ, vớt ra đem ủ trong túi vải mỗi ngày rửa chua 1 lần, khi hạt

nứt nanh đem gieo. • Gieo hạt

Có thể tiến hành gieo hạt trực tiếp vào bầu có kích thước 7x12cm. Thành phần ruột bầu 80% đất tầng A+ 20% phân chuồng hoài, hạt gieo giữa bầu, độ sâu lấp đất từ 0,5- 1cm.

Thời vụ gieo vào tháng 2-3 hoặc tháng 9-10, thời gian nuôi cây trong vườn ươm 6-7 tháng.

• Chăm sóc cây con

Luống hạt gieo phải tưới đủ ẩm, được che phủ để giữ độ ẩm và giữ độ xốp cho mặt luống gieo.

Tưới nước: Trong 3 tháng đầu sau khi gieo hạt phải tưới nhẹ mỗi ngày 1 lần, về sau tưới ẩm hơn nhưng 2-3 ngày tưới 1 lần. Tuy nhiên lượng nước tưới cũng như số lần tưới tuỳ thuộc vào độẩm thực tế của đất.

Làm cỏ phá váng cho cây theo định kỳ 15 ngày/1ần, không làm tổn thương cây còn non. Kết hợp tưới nước phân chuồng hoài hoặc phân NPK pha loãng 1 %. Cây trong vườn ươm cần được che bóng, độ che thích hợp 50% ánh sáng tự nhiên.

Phòng trừ bệnh lở cổ rễ cho cây con bằng thuốc Bước đô pha với nồng độ 0,5-1%, phun 1 lít/5m2 cây. Nếu bị sâu xám thì phun Malathion (Lythion - 25WP) nồng độ 0,1% với liều lượng 1lít/5m2.

' Đình chi chăm sóc cây ươm trước khi đem trồng 1 tháng. Tiêu chuẩn cây con đem trồng có Dao = 0,5-0,7cm, H: 50cm. Về chất lượng cây trồng phải đều, có lá xanh nhưng không quá mướt, thân tương đối cứng, không bị sâu bệnh.

* Kỹ thuật trồng

- Chuẩn bịđất trồng Bồđề:

Thực bì được phát trắng, đốt dọn sạch như sau:

Trên đồi bát úp, dốc ngắn, phát trắng toàn bộ, trên đồi dốc >250 cần chừa lại dải tầng trên đỉnh rộng ít nhất lom mỗi bên sườn. Sườn dốc dài > mồm cần chừa lại những băng theo đường đồng mức, băng chừa rộng 6-10m, băng chặt rộng 50-60m để trồng cây Đốt trước lúc cuốc hố 10- 15 ngày.:

- Trồng rừng: Có thể trồng Bồđề bằng gieo hạt thẳng, trồng bằng cây con có bầu, trồng bằng cây thân cụt.

+ Gieo hạt thẳng

Hốđào có kích thước: 20x20x20cm. Sau khi cuốc hố tiến hành gieo hạt ngay, mỗi hố gieo 5-6 hạt đặt cách nhau 5cm, lấp đất dầy 2cm. Mật độ từ 2000-3300 hốlha tuỳ theo độ tốt xấu của đất, ở những nơi đất tốt nên trồng với mật độ thưa hơn nơi đất xấu.

+ Trồng bằng cây con có bầu

Hố trồng có kích thước 30x30x30cm. Thời vụ gieo từ tháng 1 đến tháng 3 thường được trồng thuần loài, mật độ trồng 2500-3300cây/ha, ở những nơi đất tốt nên trồng với mật độ úluđ hơn nơi đất xấu. Cự ly trồng hàng cách hàng 2-3m, cây cách cây l,5- 2m. Nếu trồng thâm canh mật độ có thể 1660 hố/ ha (cự ly 3x2m).

+ Trồng cây thân cụt: Cây thân cụt được lấy từ cây gieo ươm có đủ các tiêu chuẩn sau: tuổi từ 10- 12 tháng, cao 1,2- 1,5m, đường kính gốc 1 -2cm. Cắt bỏ thân, để lại một đoạn dài 3-5cm tính từ cổ rễ. Khi trồng không để rễ bị cong, lấp đất kín cổ rễ, chỉ để chừa lại thân trên 2-3cm. Hố rộng 35-40cm, sâu 30cm. Thời vụ trồng vào tháng 1-2, trong thời vụ trồng phải chọn những ngày mưa kéo dài trời râm mát, đất đủẩm, không có gió to để trồng.

- Chăm sóc rừng non: Trồng dặm phải được thực hiện khi tỷ lệ sống đạt dưới 80- 85%. Nếu trồng vào Vụ xuân thì phải trồng ngay trong vụ thu tiếp theo. Nếu trồng vào vụ thu thì phải trồng vào Vụ xuân năm sau. Cỡ cây đem trồng dặm phải gần bằng cỡ cây trung bình của từng.

Chăm sóc trong 3 năm:

+ Năm đầu chăm sóc 4 lần:

Lầm: Với gieo hạt thẳng, sau khi gieo 1 tháng phải tiến hành trồng dặm nếu tỷ lệ sống < 85%.

Nếu trồng bằng cây con có bầu sau khi trồng 15-20 ngày làm cỏ và xới nhẹ xung quanh gốc cây. Nếu trồng thân cụt thì tỉa chồi chỉđể lại 1 -2 chồi khoẻ/cây.

Lần 2: Khi cây cao 25-30cm, phát cỏ dại cây bụi, mức độ tuỳ thuộc vào tình hình sinh trưởng của cây con. Chỉđể lại 1 chồi khoẻ/cây (với cây thân cụt).

Lần 3: Khi cây cao 60-70cm, phát cỏ dại cây bụi, dây leo, tỉa chỉ để lại 1 cây/hố (với gieo thẳng)

Lần 4: Chăm sóc vào tháng 10-11, phát cỏ dại, dây leo, xới đất vun gốc xung quanh cây với đường kính 60cm.

Năm thứ hai: Cây trồng gần khép tán, chăm sóc 2 lần. Chặt bỏ dây leo, cây bụi, xới đất vun gốc.

Năm thứ ba: Chặt dây leo, tỉa hạ bớt mật độ (nếu cần). Chặt bỏ cây sâu bệnh, để lại những cây tái sinh không ảnh hưởng đến Bồđề.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình trồng rừng - Chương 6 pptx (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)