Cây Tông dù (Tên khoa học: Toang smensis (A juss) Roem)

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình trồng rừng - Chương 6 pptx (Trang 36 - 39)

6.2.5.1. Giá tr s dng

Gỗ lõi và giác phân biệt, giác mỏng màu nâu vàng, lõi nâu đỏ, thớ thẳng, kết cấu mịn, gỗ cứng ít biến dạng, ít mối mọt, được dùng trong xây dựng, đóng tàu thuyền và các đồ mộc thông thường khác.

Vỏ quả làm thuốc, hạt có thể ép dầu Lá non và chồi ăn được.

6.2.5.2. Đặc đim hình thái

Cây gỗ rụng lá mùa khô cao 25-30m, thân thẳng tròn, vỏ mầu nâu sẫm, cành nhánh ít tập trung ở ngọn, hoa mầu trắng vàng, quả nang hình bầu dục hẹp hay gần hình trứng, mầu nâu bóng. Cây ra hoa vào tháng 5-7, quả chín tháng 11-12, hạt hình trái xoan một đầu có cánh mỏng màu nâu vàng.

6.2.5.3. Đặc đim sinh thái

Sinh trưởng tốt trên đất cát pha, tầng đất dày, ẩm phát triển trên đá phiến thạch sét, phiến thạch mịch, đất đá vôi, có độ pH 5,5-7. Sinh trưởng tốt ờ thung long, chân và sườn đồi Thích hợp với nơi có lượng mưa từ 1500-2400mm/năm.

Là cây tiên phong ưa sáng. Cây sau khi trồng 7-8 năm bắt đầu ra hoa kết quả. * Phân bố

Cây phân bố tự nhiên: Trung Quốc, Việt Nam Tông dù mọc tự nhiên ở trong rừng nguyên sinh và thứ sinh ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Bắc và Trung tâm. Phân bố ởđộ cao 800m - 2000m so với mực nước biển, tập trung ởđộ cao 900-1200m, độ dốc trung bình 15-250.

6.2.5.4 K thut gây trng

* Kỹ thuật thu hái hạt giống

Thường thu hái giống ở lâm phần giống từ 10 tuổi trở lên, chu kỳ sai quả 2-3 năm, ở những năm này tỷ lệ ra hoa đạt 70-80%, những năm mất mùa tỷ lệ này chỉ đạt 5- 10%. Sản lượng trung bình của lâm phần 15 tuổi là 8kg/ha/năm.

Thời gian thu hái thường từ tháng 11 - 12.

Chỉ thịđộ chín: Khi quả chín thường chuyển từ màu xanh sang màu xám đen, hạt màu cánh dán, bên trong màu trắng và cứng.

Thời gian thu hái tốt nhất là lúc lâm phần có 20-30% số cây có quả chuyển sang màu xám đen.

* Tách hạt ra khỏi quả

Quả sau khi mang về phải phân loại, những quả chưa chín ủ lại thành từng đống từ 2-3 ngày cho quả chín đều, đống ủ không cao quá 50cm, phải thông gió, mỗi ngày đảo lại một lần. Khi quả chín đem rải đều dưới nắng nhẹ rồi đập tách hạt, sau phơi lại 1 nắng, khi hạt đã khô sàng sảy hết tạp vật, thu hạt tốt cho vào bảo quản.

Tỉ lệ chế biến: 25-30kg quả/1kgquả khô Số lượng hạt trong 1kg: 85.000 - 100.000hạt Tỷ lệ nảy mầm > 80%

* Bảo quản hạt giống

Bảo quản khô thông thường hoặc trong túi polyetylen, ở nhiệt độ thấp.

Bảo quản trong túi P.E, ở nhiệt độ thấp: Hạt đưa và bảo quản có độ ẩm từ 8-12%, hạt đựng trong túi P.E được hàn kín và được giữở nhiệt độ ổn định 5-looc sau 1 năm tỷ lệ nảy mầm suy giảm không đáng kể, phương thức bảo quản này có thể duy trì sức sống của hạt được lâu hơn.

* Kỹ thuật gieo ươm • Xử lý hạt giống

Trước khi gieo ngâm hạt ở nước ấm 400C để nguội dần trong 6 giờ, vớt ra để ráo nước đem ủ trong túi vải, ngày rửa chua 1 lần, hạt nứt nanh đem gieo vào bầu.

• Gieo hạt

Gieo hạt trực tiếp vào bầu có kích thước 10 x 17cm, thành phần ruột bầu 80% đất tầng A+ 20% phân chuồng hoài. Hạt được gieo vào giữa bầu, độ sâu lấp đất 0,5- 1cm. Thời vụ gieo tháng 2-3 và tháng 9-10, thời gian nuôi cây trong vườn 4-5 tháng.

• Chăm sóc cây con

Luôn đảm bảo đủ ẩm cho cây trong 3 tháng đầu tưới mỗi ngày 1 lần, lượng nước tưới 3-4 lít/m2. Tuy nhiên lượng nước tưới cũng như số lần tưới tuỳ thuộc vào độ ẩm thực tế của đất. Cây trong vườn ươm cần phải được che bóng, độ che bóng thích hợp là 5 0%, sau 3 tháng giảm còn 10- 15 %, khi cây 5 tháng tuổi có thể dỡ bỏ hoàn toàn. Khi có sương muối xuất hiện vào tháng 1 -2 dương lịch thì phải kịp thời tưới rửa sương muối cho cây ươm, tuổi vào sáng sớm, lượng nước tưới 2-31ít/m2.

Làm cỏ phá váng cho cây theo định kỳ 15 ngày/1ần, không làm tổn thương cây còn non và tưới nước phân chuồng hoài hoặc NPK pha loãng 1%. Phòng trừ bệnh lở cổ rễ cho cây con, bằng thuốc boócđô nồng độ 0,5-1%, phun 1lít/4m2. Nếu bị sâu hại cây, có thể bắt trực tiếp hoặc từng Malathion (Lythion 25WP) pha với nồng độ 0,1% để phun 1lít/5m2.

Tiêu chuẩn cây con đem trồng có D00 = 0,5-0,7cm, H = 40-50cm. Về chất lượng cây đem trồng phải đều, có lá xanh nhưng không quá mướt, thân tương đối cứng, không bị sâu bệnh.

* Kỹ thuật trồng

Chọn đất ít chua, tầng đất sâu ẩm nhưng thoát nước để trồng rừng là thích hợp. Đất dưới các trảng cỏ cao, trảng cây bụi hoặc từng phục hồi sau nương rẫy đều có thể sử dụng để trồng Tông dù, nhất là đất phát triển trên nền đá vôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần xử lý thực bì toàn diện, phát dọn sạch, nơi thực bì dày đặc có thểđốt. Kích thước hốđào 30x30x30cm theo đường đồng mức.

Mật độ trồng 1000cây/ha, cự ly trồng 5x2m, nếu kết hợp trồng xen cây lương thực theo băng trong 2-3 năm.đầu. Khi không có điều kiện thực hiện trồng xen theo phương phức nông lâm kết hợp cần trông dày hơn, mật độ 1600- 1800cây/ha, cự ly 3x2m.

Thời vụ trồng: ớ những nơi đầu năm thời tiết ấm có mưa phùn vụ trồng chính là Vụ xuân, vào những tháng mà lượng mưa đạt > 50mm và đã lớn hơn lương bốc hơi. Ở những nơi mà mùa Xuân có thời tiết khô, ít mưa phùn, nhất lại có gió Lào đến sớm thì thời vụ chính là vụ thu. Trong thời vụ trồng phải chọn những ngày mưa kéo dài trời râm mát, đất đủẩm, không có gió to để trồng.

Chăm sóc rừng trồng: tiến hành trong 3 năm đầu, trồng dặm phải được thực hiện khi tỷ lệ sống đạt dưới 80-85%. Nếu trồng vào Vụ xuân thì phải trồng ngay trong vụ thu tiếp theo. Nếu trồng vào vụ thu thì phải trồng vào Vụ xuân năm sau. Cỡ cây đem trồng dặm phải gần bằng cỡ cây trung bình của rừng.

Nội dung chăm sóc: Năm đầu chăm sóc 2 lần, vào giữa và cuối mùa mưa. Phát dây leo, cỏ dại xâm lấn theo hàng cây trồng rộng 2m, xới vun gốc, đường kính im.

Năm thứ 2 chăm sóc 2-3 lần, vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Phát dây leo, cỏ dại xâm lấn theo hàng cây trồng rộng 2m.

Năm thứ 3 chăm sóc 1 lần vào cuối mùa mưa. Kỹ thuật như năm thứ 2 và chặt bỏ những cây tạp quá to giữa các hàng cây, chặt bỏ những cây lấn át quanh cây trồng kết hợp tỉa thưa những cây mọc kém giảm mật độ còn khoảng 500-800cây/ha để nuôi dưỡng rừng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình trồng rừng - Chương 6 pptx (Trang 36 - 39)