Cây Keo tai tượng (Tên khoa học: Acacia mangium Wild)

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình trồng rừng - Chương 6 pptx (Trang 33 - 36)

6.2.4.1. Giá tr s dng

Keo Tai tượng là cây họ đậu, có nhiều tác dụng, gỗ có giác lõi phân biệt, tỷ trọng 0,56-0,60, gỗ có sợi dài 1-1,2mm có thể làm nguyên liệu giấy, bao bì, nhiệt lượng cao

(4800 - 4900 kcal/kg) dùng đốt than, củi đun.

Là cây trồng rừng gỗ cho công nghiệp, tung lục hoá, cải tạo đất.

6.2.4.2. Đặc đin hình thái

Cây gỗ cao 25-30m, thân vỏ mầu nâu sẫm, hoa lưỡng tính mầu trắng vàng, quả đậu, hạt mầu nâu đen. Cây con lúc mới mọc có lá kép lông chim, sau đó mới ra lá thật - lá đơn mọc cách.

6.2.4.3. Đặc đim sinh thái

Thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình năm 29 - 300C, nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất 31 -340C, tháng lạnh nhất 14- 160C. Sinh trưởng tốt trên đất bồi tụ, dốc tụ sâu, ẩm, tốt. Trên đất nghèo dinh dưỡng, chua có độ pH 4-5 vẫn sống song sinh trưởng kém. Có thể trồng ở những nơi có lượng mưa từ 1500-2500mm/năm. Sinh trưởng tốt ở các tỉnh miền trung từ Quảng Bình trở vào trở vào.

Keo Tai tượng là cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh, có khả năng tái sinh bằng hạt và chồi mạnh.

Keo tai tượng trồng 5-6 năm bắt đầu ra hoa, thường thu hái ở những lâm phần 8 tuổi trở lên, chu kỳ sai quả 2 năm.

* Phân bố

Cây mọc tự nhiên ở Australia và trồng phổ biến ở các nước vùng Đông Nam á, ở Việt Nam Keo Tai.tượng được trồng rộng rãi trong toàn quốc. Phân bố đến độ cao 800m so với mực nước biển.

6.2.4.4. K thut gây trng

* Kỹ thuật thu hái hạt giống

Thường thu hái giống ở lâm phần giống từ 8 tuổi trở lên, chu kỳ sai quả 2 năm, ở những năm này tỷ lệ ra hoa đạt 80-90%, những năm mất mùa tỷ lệ này chỉđạt 5-10%. Sản lượng trung bình của lâm phần 10 tuổi là 10kg/ha/năm.

Thời gian thu hái thường từ tháng 4-6 (Miền Bắc), tháng 2-3 (Miền Nam).

Chỉ thi độ chín: Khi quả chín thường vỏ khô có mầu nâu hoặc xám, ở một số quả nứt để hạt rơi ra ngoài.

Thời gian thu hái tốt nhất là lúc lâm phần có 5-10% số cây có quả chín. * Tách hạt ra khỏi quả

Quả sau khi mang về phải phân loại, những quả chưa chín ủ lại thành từng đống từ 2-3 ngày cho quả chín đều, đống ủ không cao quá 50cm, phải thông gió, mỗi ngày đảo lại một.lần. Khi quả chín đem rải đều trên vải bạt hoặc nong, nia phơi dưới nắng nhẹ 2- 3 nắng để tách hạt, thu hạt hàng ngày. Sau phơi lại 1-2 nắng, khi hạt đã khô sàng sảy hết tạp vật, thu hạt tốt cho vào bảo quản.

Tỉ lệ chế biến: 3-4kg quả/1kg hạt Trọng lượng 1000 hạt: 19,23 g

Số lượng hạt trong lkg: 95.000 - 110.000hạt Tỷ lệ nảy mầm > 90%

Hàm lượng nước sau chế biến: 7-8% * Bảo quản hạt giống

Bảo quản hạt trong điều kiện môi trường:

Hạt sau khi đã phơi khô được đựng trong chum vại hoặc lọ thuỷ tinh có nút kín, được cất ở nơi thoáng mát, kiểu bảo quản này có thể duy trì sức sống của hạt 1 năm với tỷ lệ nảy mầm suy giảm từ 20-30%.

Bảo quản trong túi P.E, ở nhiệt độ thấp: Hạt đưa và bảo quản có độ ẩm từ 7-8%, hạt đựng trong túi P.E được hàn kín và được giữở nhiệt độ ổn định 5-looc sau 1 năm tỷ lệ nảy mầm suy giảm không đáng kể, phương thức bảo quản này có thể duy trì sức sống của hạt được vài năm.

* Kỹ thuật gieo ươm • Xử lý hạt giống

Trước khi gieo ngâm hạt ở nước sôi 1 phút để nguôi dần trong 8-12 giờ, vớt ra để ráo nước đem ủ trong túi vải, ngày rửa chua 1 lần, hạt nứt nanh đem gieo vào bầu.

• Gieo hạt

Gieo hạt trực tiếp vào bầu có kích thước 7xi2cm, thành phần ruột bầu 80% đất tầng A+ 20% phân chuồng hoài. Hạt được gieo vào giữa bầu, độ sâu lấp đất 0,5-1cm. Thời vụ gieo tháng 2-3 và tháng 9-10, thời gian nuôi cây trong vườn 3-4 tháng.

• Chăm sóc cây con

Luôn đảm bảo đủ ẩm cho cây trong 3 tháng đầu tưới mỗi ngày 1 lần, lượng nước tưới 3-41ít/m2. Tuy nhiên lượng nước tưới cũng như số lần tưới tuỳ thuộc vào độ ẩm thực tế của đất.

Khi có sương muối xuất hiện vào tháng 1-2 dương lịch thì phải kịp thời tưới rửa sương muối cho cây ươm, tưới vào sáng sớm, lượng nước tưới 2-3lít/m2.

Làm cỏ phá váng cho cây theo định kỳ 15 ngày/1ần, không làm tổn thương cây còn non và rưới nước phân chuồng hoài hoặc NPK pha loãng 1%. Nếu thấy cây bị bệnh nấm phấn trắng có thểđùng Benlat pha nồng độ 1/1000 phun 1lít/4m2, 5-10 ngày phun 1 lần tuỳ theo mức độ nặng nhẹ.

Tiêu chuẩn cây con đem trồng có D00 = 0,2-0,3cm, H= 25-30cm. Về chất lượng cây đem trồng phải đều, có lá xanh nhưng không quá mướt, thân tương đối cứng,

không bị sâu bệnh. * Kỹ thuật trồng

Keo Tai tượng thường được trồng thuần loài hoặc trồng hỗn giao với Bạch đàn, Trám, Sấu,.... Đất trông Keo Tai tượng chủ yếu là đất trống đồi núi trọc, ởđộ cao dưới 500m so với mực nước biển. Nơi có thực bì cao, dày rậm phải phát toàn diện, nơi có thực bì thưa thót chỉ phát theo hố và làm đất cục bộ, cuốc hố có kích thước 30x30x30cm.

Nếu trồng thâm canh thì hố có kích thước 40x40x40cm. Lấp hố trước khi trồng 10- 15ngày, bón lót bằng phân supelân với 75g/hố trước khi trồng 1 tuần.

Keo Tai tượng thường được trồng thuần loài, mật độ trồng 2000- 2500cây/ha. Nếu trồng thâm canh thì mật độ 1660cây/ha, cự ly trồng 3x2m.

Thời vụ trồng: ớ những nơi đầu năm thời tiết ấm có mưa phùn vụ trồng chính là Vụ xuân vào những tháng mà lượng mưa đạt > 50mm và đã lớn hơn lượng bốc hơi. Ờ những nơi mà mùa Xuân có thời tiết khô, ít mưa phùn, nhất lại có gió Lào đến sớm thì thời vụ chính là vụ thu. Ở những nơi mà mùa xuân rất khô, mùa thu kết thúc sớm, mưa tập trung vào mùa nóng thì trồng cây vào mùa mưa. Trong thời vụ trồng phải chọn những ngày mưa kẻo đài trời râm mát, đất đủẩm, không có gió to để trồng.

Chăm sóc thông thường 3 năm đầu, trồng dặm phải được thực hiện khi tỷ lệ sống đạt dưới 80-85%. Nếu trồng vào Vụ xuân thì phải trồng ngay trong vụ thu tiếp theo. Nếu trồng vào vụ thu thì phải trồng vào Vụ xuân năm sau. Cỡ cây đem trồng dặm phải gần bằng cỡ cây trung bình của rừng.

Nội dung chăm sóc: Năm đầu và năm thứ 2 mỗi năm chăm sóc 2 - 3 lần, năm thứ ba 1-2 lần gồm phát dây leo, làm cỏ, xới đất vun gốc, Keo Tai tượng là cây ưa sáng nên phải đảm bảo ánh sáng cho cây ngay tù năm đầu.

Sau 3-5 năm rừng khép tán, tỉa thưa lần thứ nhất vào tuổi 6-7, cường độ tỉa thưa 30- 50%, nếu trồng làm nguyên liệu giấy có thể khai thác ở tuổi 9-10. Nếu trồng để lấy gỗ xẻ nên tỉa thưa lần thứ 2 vào tuổi 9-10 với cường độ 30% số cây hiện có trong lâm phần, tuổi khai thác chính là 15-20 tuổi.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình trồng rừng - Chương 6 pptx (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)