Mô tả mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LÒNG TRUNG THÀNH của NHÂN VIÊN tại KHÁCH sạn sài gòn MORIN HUẾ (Trang 47)

6. Bố cục đề tài

2.2.1.Mô tả mẫu nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, khảo sát được thực hiện theo phương pháp thuận tiện. Tổng số bảng câu hỏi phát ra 160 trên tổng số 232 nhân viên hiện đang làm việc tại công ty tính đến tời điểm 15/05/2012

Tổng số bảng khảo sát thu về là 152 bảng. Sau khi kiểm tra có 7 bảng không đạt yêu cầu bị loại ra (chủ yếu là điền thông tin không đầy đủ). Như vậy tổng số bảng hỏi đưa vào phân tích là 145 bảng câu hỏi khảo sát có trả lời hoàn chỉnh.

Mẫu đưa vào phân tích chính thức có cơ cấu như sau:

o Về kinh nghiệm làm việc tại khách sạn khác trước đó: Với 145 người tham gia trả lời phỏng vấn thì số nhân viên có kinh nghiệm làm việc tại khách sạn khác trước đó chiếm 66.9%. Số nhân viên không có kinh nghiệm làm việc tại khách sạn khác chiếm 33.1%.

Hình 6 : Cơ cấu về cơ cấu kinh nghiệm làm việc tại khách sạn khác trước đó (%)

o Về giới tính: Kết quả khảo sát cho thấy có 76 nam (52,4%) và 69 nữ (47,6%) tham gia trả lời phỏng vấn.

o Về độ tuổi: Với 145 người tham gia trả lời phỏng vấn thì số lượng lớn nhất ở độ tuổi từ 25 đến dưới 35 tuổi, có 89 người chiếm 61.4%. Tiếp theo là độ tuổi từ 35 đến dưới 45 tuổi, có 50 người chiếm 34.5%. Độ tuổi từ 45 đến dưới 55 tuổi, dưới 25 tuổi và trên 55 tuôi chiếm 1.4%. Như vậy, đa phần nhân viên tham gia trả lời phỏng vấn nghiên cứu này thuộc độ tuổi trẻ

Hình 8 : Cơ cấu về độ tuổi (%)

o Về trình độ học vấn: Theo kết quả khảo sát, số lượng lớn nhất là người có trình độ học vấn Trung học phổ thông. Trong 145 ngươi thì chiếm hết 53.1%. Tiếp theo là trình độ học vấn Đại Học trở lên chiếm 17.9%. Trình độ Cao Đẳng chiếm 17.2% và cuối cùng là trung cấp chiếm 11.7%

o Về cơ cấu chức vụ: Trong 145 người được phỏng vấn thì có 6 trưởng bộ phận (4.1%), 6 phó bộ phận (4.1%) và 127 nhân viên (87.6%)

Hình 10 : Cơ cấu về chức vụ (%)

o Về bộ phận làm việc: Trong 145 bàng hỏi phát thì có 20 nhân viên bộ phận lễ tân, 27 nhân viên bộ phận buồng, 26 nhân viên bộ phận nhà hàng, 3 nhân viên bộ phận sales, 3 nhân viên bộ phận nhân sự, 16 nhân viên bộ phận kỷ thuật, 21 nhân viên bộ phận bếp, 21 nhân viên bộ phận tài chính-kế toán, 8 nhân viên bảo vệ.

o Về thời gian làm việc : Theo kết quả khảo sát, số lượng nhân viên có thâm niên công tác từ 10 đến dưới 15 năm chiếm tỷ trọng 48.3% là lớn nhất . Sau đó là nhân viên có thâm niên công tác từ 5 đến dưới 10 năm với tỷ trọng 31.7%. Ngoài ra thì nhân viên có thâm niên công tác trên 15 năm chiếm 11%, nhân viên từ 1 đến dưới 5 năm chiếm 7,6% và nhân viên dưới 1 năm công tác chiếm 1,4%.

Hình 12 : Cơ cấu về thâm niên (%) 2.2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố

2.2.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach alpha tính được từ việc phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS. Theo Hoàng Trọng Và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) “Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach alpha từ 0,8 trờ lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm thang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson,1994; Slater, 1995)”. Đối với luận văn này, các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn hoặc bằng 0,3 thì biến đó đạt yêu cầu và Cronbach alpha lớn hơn hoặc bằng 0,6 thì thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Nunnally & Bernstein 1994).

Kết quả Cronbach alpha của các thang đo

Bảng 8 : Kết quả Cronbach’s alpha của các thang đo.

STT Thang đo Cronbach alpha

1 Lương 0.608

2 Đồng nghiệp 0.829

3 Khen thưởng 0.816

4 Phúc Lợi 0.800

5 Cơ hội đào tạo thăng tiến 0.696 6 Lòng trung thành 0.800

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS)

Kết quả cho thấy các nhóm quan sát đều có hệ số Cronbach’s Alpha đạt từ 0.6 trở lên và hệ số tương quan biến- tổng của các biến thành phần trong từng nhân tố đều lớn hơn 0.3. Vậy nên không có biến nào bị loại khỏi mô hình, các biến được giữ lại để tiến hành các phân tích và kiểm định tiếp theo để làm rõ hơn nội dung nghiên cứu.

2.2.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phương pháp EFA được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu để đánh giá sơ bộ các thang đo lường. Khi phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chí sau:

Hệ số KMO(Kaiser-Meyer-Olkin): là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (giữa 0,5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity): dùng để xem xét ma trận tương quan có phải là ma trận đơn vị, là ma trận có các thành phần (hệ số tương quan giữa các biến) bằng không và đường chéo (hệ số tương quan với chính nó) bằng 1. Nếu kiểm định Bartlett có Sig<0,05 ,chúng ta từ chối giả thuyết Ho (ma trận tương quan là ma trận đơn vị) nghĩa là các biến có quan hệ với nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Hệ số tái nhân tố(factor loading) >0,5. Nếu biến quan sát có hệ số tái nhân tố < 0,5 sẽ bị loại (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Tổng phương sai trích TVE (Total Variance Explained): tổng này thể hiện các nhân tó trích được bao nhiêu phần trăm của các biến đo lường. Tổng này phải đạt từ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

50% trở lên và tiêu chí eigenvalue tối thiểu phải bằng 1 (>=1) thì mô hình EFA phù hợp (Nguyễn Đình Thọ,2011).

Khác biệt hệ số tái nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố >0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Nguyễn Đình Thọ, 2011)

Các bước tiến hành và kết quả phân tích.

+ Bước 1: Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với 21 biến quan sát.

Kết quả kiểm tra CronBach’s Alpha cho thấy, các biến đều thỏa mãn điều kiện để đưa vào phân tích EFA theo tiêu chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1.

Kết quả phân tích cho thấy có 5 nhân tố được tạo ra. Tổng phương sai trích = 64.579%(Tham khảo phụ lục 2.2.2) cho biết 5 nhân tố này giải thích được 64.579% biến thiên của dữ liệu.

Hệ số KMO = 0,789 (>0,5), kiểm định Bartlett’s có giá trị Sig. = 0.000 < 0,05 do đó đã đạt yêu cầu của phân tích nhân tố.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1:

Bảng 9 : KMO and Bartlett's Test 1

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,789 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1,365E3

Df 210

Sig. 0,000

Bảng 10 : Rotated Component Matrixa

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4 5

1. Anh (Chị) được trả lương cao 0.41

4

2. Mức lương hiện tại tương xứng với năng lực làm việc của anh (chị). 0,849

3.Anh (Chị) yên tâm công tác với mức thu nhập hiện tại 0,759

4. So với các khách sạn khác, Anh(Chị) cảm thấy thu nhập của mình là cao. 0,786

5. Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ trong công việc 0,717

6.Các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt. 0,835

7.Lãnh đạo luôn lắng nghe ý kiến của nhân viên. 0,809

8.Lãnh đạo có tác phong lịch sự, hòa nhã với nhân viên 0,711

9.Thành tích của Anh(Chị) được lãnh đạo công nhận và đánh giá kịp thời. 0,765

10.Anh(Chị) được thưởng tương xứng với những đóng góp cống hiến của mình. 0,656

11.Anh(Chị) được xét thưởng công bằng khi hoàn thành tốt công việc. 0,785

12.Kháchsạn có chính sách khen thưởng rõ ràng và hiệu quả. 0,841

13.Khách sạn có chế độ bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế tốt. 0,671

14.Chương trình bảo hiểm tai nạn,bảo hiểm sức khỏe của khách sạn mang lại lợi ích thiết thực cho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Anh(Chị). 0,709

15.Anh(Chị) hài lòng với những chế độ phụ cấp như trợ cấp ăn trưa, quà tặng nhân dịp sinh nhật. 0,599

16.Các chương trình phúc lợi của khách sạn rất đa dạng và hấp dẫn. 0,764

17.Phụ nữ được ưu tiên có cơ hội phát triển tốt 0,776

18.Khách sạn rất quan tâm đến công tác đào tạo nhân viên. 0,613

19.Anh(Chị) được tham gia những chương trình đào tạo theo tính chất công việc 0,747

20. Anh(Chị) có nhiều cơ hội để được thăng tiến tại khách sạn 0,662

21. Chính sách thăng tiến của khách sạn là rất công bằng. 0,818 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization

Kết quả phân tích cho thấy, trong 21 biến được đưa vào phân tích EFA, 20 biến có hệ số truyền tải (factor loading) lớn hơn 0,5 nên được giữ lại mô hình. Riêng biến “Anh (Chị) được trả lương cao” có hệ số truyền tải bằng 0.414 < 0.5 nên bị loại. 20 biến còn lại được đưa vào phân tích nhân tố lần 2.

+ Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá EFA sau khi loại biến.

Kết quả phân tích EFA lần 2 cho thấy có 5 nhân tố được tạo ra. Tổng phương sai trích = 67.036%(Tham khảo phụ lục 2.2.2) cho biết 5 nhân tố này giải thích được 67.036% biến thiên của dữ liệu.

Hệ số KMO = 0,792 (>0,5), kiểm định Bartlett’s có giá trị Sig. = 0.000 < 0,05 do đó đã đạt yêu cầu của phân tích nhân tố.

20 biến được đưa vào phân tích đều có hệ số truyền tải lớn hơn 0.5 nên được giữ lại mô hình và sử dụng cho các kiểm định tiếp theo.

Bảng 11 : KMO and Bartlett's Test 2

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,792 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1,331E3

Df 190

Bảng 12 : Rotated Component Matrixa

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4 5

2. Mức lương hiện tại tương xứng với năng lực làm việc của anh (chị). 0,845

3.Anh (Chị) yên tâm công tác với mức thu nhập hiện tại 0,763

4. So với các khách sạn khác, Anh(Chị) cảm thấy thu nhập của mình là cao. 0,787

5. Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ trong công việc 0,737

6.Các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt. 0,837

7.Lãnh đạo luôn lắng nghe ý kiến của nhân viên. 0,822

8.Lãnh đạo có tác phong lịch sự, hòa nhã với nhân viên 0,704

9.Thành tích của Anh(Chị) được lãnh đạo công nhận và đánh giá kịp thời. 0,765

10.Anh(Chị) được thưởng tương xứng với những đóng góp cống hiến của mình. 0,659

11.Anh(Chị) được xét thưởng công bằng khi hoàn thành tốt công việc. 0,783

12.Kháchsạn có chính sách khen thưởng rõ ràng và hiệu quả. 0,841 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13.Khách sạn có chế độ bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế tốt. 0,677

14.Chương trình bảo hiểm tai nạn,bảo hiểm sức khỏe của khách sạn mang lại lợi ích thiết thực cho

Anh(Chị). 0,714

15.Anh(Chị) hài lòng với những chế độ phụ cấp như trợ cấp ăn trưa, quà tặng nhân dịp sinh nhật. 0,598

16.Các chương trình phúc lợi của khách sạn rất đa dạng và hấp dẫn. 0,769

17.Phụ nữ được ưu tiên có cơ hội phát triển tốt 0,781

18.Khách sạn rất quan tâm đến công tác đào tạo nhân viên. 0,619

19.Anh(Chị) được tham gia những chương trình đào tạo theo tính chất công việc 0,749

20. Anh(Chị) có nhiều cơ hội để được thăng tiến tại khách sạn 0,667

21. Chính sách thăng tiến của khách sạn là rất công bằng. 0,820 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization

a. Đặt tên và giải thích nhân tố

Việc giải thích các nhân tố được thực hiện trên cơ sở nhận ra các biến quan sát có hệ số truyền tải (factor loading) lớn nằm trong cùng một nhân tố. Như vậy nhân tố này có thể giải thích bằng các biến có hệ số lớn nằm trong nó.

+ Nhân tố thứ nhất: gồm 3 biến: ”Mức lương hiện tại tương xứng với năng lực làm việc của anh (chị)”, ”Anh (Chị) yên tâm công tác với mức thu nhập hiện tại”, ”So với các khách sạn khác, Anh(Chị) cảm thấy thu nhập của mình là cao”. Đặt tên nhân tố này là LƯƠNG.

L1 Mức lương hiện tại tương xứng với năng lực làm việc của anh (chị)

L2 Anh (Chị) yên tâm công tác với mức thu nhập hiện tại

L3 So với các khách sạn khác, Anh(Chị) cảm thấy thu nhập của mình là cao

+ Nhân tố thứ hai bao gồm 4 biến: ”Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ trong công việc”, ” Các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt.”, ” Lãnh đạo luôn lắng nghe ý kiến của nhân viên.”, ” Lãnh đạo có tác phong lịch sự, hòa nhã với nhân viên”. Đặt tên nhân tố này là ĐỒNG NGHIỆP.

DN1 Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ trong công việc DN2 Các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt

DN3 Lãnh đạo luôn lắng nghe ý kiến của nhân viên

DN4 Lãnh đạo có tác phong lịch sự, hòa nhã với nhân viên

+ Nhân tố thứ 3 gồm 4 biến: Thành tích của Anh(Chị) được lãnh đạo công nhận và đánh giá kịp thời”, ” Anh(Chị) được thưởng tương xứng với những đóng góp cống hiến của mình”, ”Anh(Chị) được xét thưởng công bằng khi hoàn thành tốt công việc.”,”Khách sạn có chính sách khen thưởng rõ ràng và hiệu quả”. Đặt tên nhân tố này là KHEN THƯỞNG.

KT1 Thành tích của Anh(Chị) được lãnh đạo công nhận và đánh giá kịp thời

KT2 Anh(Chị) được thưởng tương xứng với những đóng góp cống hiến của mình

KT3 Anh(Chị) được xét thưởng công bằng khi hoàn thành tốt công việc KT4 Khách sạn có chính sách khen thưởng rõ ràng và hiệu quả

+ Nhân tố thứ tư gồm 5 biến: ” Khách sạn có chế độ bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế tốt”, ” Chương trình bảo hiểm tai nạn,bảo hiểm sức khỏe của khách sạn mang lại lợi ích thiết thực cho Anh(Chị)”, ” Anh(Chị) hài lòng với những chế độ phụ cấp như trợ cấp ăn trưa, quà tặng nhân dịp sinh nhật”, ” Các chương trình phúc lợi của khách sạn rất đa dạng và hấp dẫn”, ” Phụ nữ được ưu tiên có cơ hội phát triển tốt”. Đặt tên nhân tố này là PHÚC LỢI.

PL1 Khách sạn có chế độ bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế tốt

PL2 Chương trình bảo hiểm tai nạn,bảo hiểm sức khỏe của khách sạn mang lại lợi ích thiết thực cho Anh(Chị)

PL3 Anh(Chị) hài lòng với những chế độ phụ cấp như trợ cấp ăn trưa, quà tặng nhân dịp sinh nhật.

PL4 Các chương trình phúc lợi của khách sạn rất đa dạng và hấp dẫn PL5 Phụ nữ được ưu tiên có cơ hội phát triển tốt

+ Nhân tố thứ 5 gồm 4 biến: ” Khách sạn rất quan tâm đến công tác đào tạo nhân viên”, ” Anh(Chị) được tham gia những chương trình đào tạo theo tính chất công việc”, ” Anh(Chị) có nhiều cơ hội để được thăng tiến tại khách sạn”, ” Chính sách thăng tiến của khách sạn là rất công bằng”. Đặt tên nhân tố này là CƠ HỘI ĐÀO TẠO, THĂNG TIẾN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DTTT1 Khách sạn rất quan tâm đến công tác đào tạo nhân viên DTTT2 Khách sạn rất quan tâm đến công tác đào tạo nhân viên DTTT3 Anh(Chị) có nhiều cơ hội để được thăng tiến tại khách sạn DTTT4 Chính sách thăng tiến của khách sạn là rất công bằng

b.Mô hình nghiên c u đi u ch nhứ

Như vậy, sau khi phân tích nhân tố, mô hình ban đầu được giữ nguyên với 5 nhân tố độc lập: Lương, Đồng nghiệp, Khen thưởng, Phúc lợi, Cơ hội đào tạo thăng tiến

Hình 13 : Mô hình nghiên cứu (đã điều chỉnh) 2.2.3. Phân tích hồi quy

2.2.3.1. Nội dung và kết quả phân tích

Với mô hình gồm có 6 thành phần: Lương, đồng nghiệp, khen thưởng, phúc lợi, cơ hội đào tạo và thăng tiến, lòng trung thành, trong đó ” Lòng trung thành” là biến phụ thuộc, 5 thành phần còn lại là những thành phần độc lập và được giả định là các yếu tố tác động đến Lòng trung thành của nhân viên đối với khách sạn. Tiến hành phân tích hồi qui để xác định cụ thể trọng số của từng thành phần tác động đến Lòng trung thành của nhân viên đối với khách sạn. Giá trị của các yếu tố được dùng để chạy hồi qui là giá trị

Lương Lương

Cơ hội đào tạo thăng tiến Cơ hội đào tạo

thăng tiến Phúc lợi Phúc lợi Khen thưởng Khen thưởng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LÒNG TRUNG THÀNH của NHÂN VIÊN tại KHÁCH sạn sài gòn MORIN HUẾ (Trang 47)