Giới thiệu chung về khách sạn SÀI GÒN MORIN HUẾ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LÒNG TRUNG THÀNH của NHÂN VIÊN tại KHÁCH sạn sài gòn MORIN HUẾ (Trang 29 - 31)

6. Bố cục đề tài

2.1.1.Giới thiệu chung về khách sạn SÀI GÒN MORIN HUẾ

o Vị trí

 Địa chỉ : 30 Lê Lợi, TPHuế, TTHuế  Điện thoại : (84.54) 3 823 526  Fax : (84.54) 3 825 155

 Email : sgmorin@dng.vnn.vn

 Website : www.morinhotel.com.vn

 Xếp hạng : 

Khách sạn Sài Gòn – Morin nằm ở vị trí thuận lợi và đẹp nhất của trung tâm thành phố Huế. Về phía Đông nhìn thẳng là trường Đại Học Sư Phạm Huế và vườn hoa bên bờ Nam Sông Hương. Từ khách sạn chỉ đi vài phút là qua Đài Phát Thanh và truyền hình TTHuế, nhà Văn hóa Trung Tâm, Sở Y Tế, Ngân Hàng Nhà Nước, Bưu Điện Tỉnh, UBND Thành Phố Huế… Đặc biệt khách sạn nằm ở gần cầu Trường Tiền, một kiến trúc có lịch ra đời cùng thế hệ với khách sạn và cùng chìm nổi với những nỗi vui buồn của người dân xứ Huế. Với cảnh quan và lối kiến trúc phương Tây hài hòa, được xây dựng trên diện tích 8200km2, khách sạn có 3 tầng và sân vườn với nhiều cây cổ thị thoáng mát; có bể bơi và bãi đổ xe kín đáo rất thích hợp cho du khách nghĩ ngơi và tham

quan. Có du khách quốc tế khi đến khách sạn Sài Gòn – Morin nhận xét “ Không một nơi nào trên mảnh đất miền Trung này có được một khách sạn khả dĩ có thể so sánh với khách sạn Sài Gòn – Morin”.

Khách sạn Sài Gòn – Morin cách sân bay Phú Bài 15km, cách biển Thuận An 12km, ga xe lửa 2km. Từ khách sạn, du khách cũng rất thuận tiện trong việc tham quan các điểm du lịch của Huế như Đại Nội, chợ Đông Ba, chùa Thiên Mụ, Lăng Cô, Bạch Mã…

Với vị trí hết sức thuận lợi và lịch sử phát triển lâu dài hơn 110 năm từ khách sạn Morin (1901) đến khách sạn Sài Gòn – Morin (2012), khách sạn Sài Gòn – Morin Huế có những lợi thế hơn so với các khách sạn khác trong việc thu hút khách đến lưu trú.

o Lịch sử hình thành

Khách sạn Sài Gòn Morin Huế là khách sạn du lịch ra đời sớm nhất tại miền trung Việt Nam, do một doanh nhân người Pháp tên là Bogarde xây dựng và đưa vào kinh doanh từ năm 1901. Cơn bão lịch sử Mậu Thìn 1904 đã gây thiệt hại nặng nề cho Cố Đô Huế và khách sạn. Một nhà buôn Pháp Alphonese đã mua lại, cho sữa chữa và đưa vào hoạt động trở lại từ năm 1905 và một cái tên mới “Le Grand Hotel de Hue”.

Kể từ năm 1907, anh em Morin làm chủ, quản lí mọi hoạt động của khách sạn và đổi tên thành Khách Sạn Morin1907 – 1953, ngoài việc phục vụ du khách, khách sạn còn đảm nhiệm vai trò “Nhà khách” của Chính phủ Nam Triều và chính phủ Bảo hộ (Tòa Khâm sứ Trung Kì),cơ quan du lịch Trung Kì, một bộ phận của Phòng du lịch Đông Dương thuộc Pháp và là nơi hội họp của Hội Đô Thành Hiếu Cổ. Vào thời điểm này, khách sạn có 72 phòng ngủ, một nhà hàng, một rạp chiếu phim, một cửa hàng và một phòng đọc sách.

Nằm ở vị trí trung tâm thành phố, khách sạn đẹp nhất Huế đã từng lưu lại dấu ấn của nhiều chính khách, thương gia, các ngôi sao điện ảnh, nhà văn nổi tiếng thời bấy giờ như nhà văn Pháp nổi tiếng Andre Malraux, đặc biệt Vua hề Serlo Charlie Chaplin và Paulette Godard đã có kì nghỉ tuần trăng mật tại đây năm 1936. Từ năm 1954, người Pháp rút về theo hiệp định Gerneve, hãng buôn Morin đã chuyển nhượng toàn bộ khách sạn cho Ông Nguyễn Văn Yến, một doanh nhân người Việt thoeif bấy giờ. Đến năm 1957, chính quyền Ngô Đình Nhiệm mà trực tiếp là Ngô Đình Cẩm đã cho chủ tịch thu

toàn bộ cơ sở Morin và cho Nhà Nước ngụy quyền Sài Gòn Morin thuê làm cơ sở Đại Học Huế. Tết mậu thân 1968, khách sạn Morin cũng là nơi diễn ra trận chiến ác liệt giữa quân đội Mỹ và quân đội NDVN. Sau ngày Việt Nam hoàn toàn giải phóng 30/04/1975, khách sạn Morin vẫn tiếp tục là cơ sở đào tạo của trường Đại Học Tổng Hợp Huế.Đến năm 1989, Tỉnh TTHuế đã chuyển giao cho Sở Du Lịch TTHuế để đưa vào kinh doanh trở lại. Cơ sở vật chất của khách sạn đã xuống cấp và chỉ kinh doanh với đội tượng khách “ Tây Ba Lô ”

Để đáp ứng nhu cầu về chất lượng ngày cang cao của du khách, đồng thời tạo ra một cơ sở kinh doanh du lịch quốc tế có tầm cở tại Huế, năm 1992, Tỉnh TTHuế đã cho liên doanh cùng Công ty Du Lịch Sài Gòn nâng cấp thành khách sạn 03 sao và đưa vào hoạt động trở lại vào năm 1997 với cái tên mới “ Khách Sạn Sài Gòn Morin Huế ” (Hotel Saigon Morin Hue). Khách sạn tiếp tục được nâng hạng thành khách sạn 04 sao từ tháng 10 năm 2002

Từ tháng 10/2003 đến tháng 06/2004, khách sạn được xây dựng thêm tầng 3 (thêm 53 phòng ngủ và 1 quầy Bar Panorama), nâng tổng số phòng ngủ lên 178 phòng. Đầu tháng 02/2005, công ty liên doanh Sài Gòn Tourist Morin Huế được đổi tên thành Công Ty TNHH Sài Gòn Morin Huế. Trong suốt quá trình hoạt động, khách sạn có sữa chữa và nâng cấp vào năm 2007, nâng tổng số phòng lên 184 phòng. Đến nây vẫn giữ nguyên quy mô.

Việc nâng cấp khách sạn nhằm mục đích nâng cao chất lượng nhưng vẫn giữ lại nét kiến trúc Pháp đầu thế kỉ XX và tính lịch sử của Khách sạn. Cho đến nay, khách sạn đang hoạt động với 180 phòng tiện nghi sang trọng, 04 nhà hàng và nhiều khu vực dịch vụ mua sắm khác đáp ứng mọi nhu cầu của du khách. Từ ngày hoat động trở lại 1997 đến nay, Khách sạn Sài Gòn Morin Huế đã phục vụ nhiều du khách và luôn được chọn để đón tiếp và phục vụ các Đoàn khách Nguyên thủ Quốc Gia trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LÒNG TRUNG THÀNH của NHÂN VIÊN tại KHÁCH sạn sài gòn MORIN HUẾ (Trang 29 - 31)