Nguồn lực kinh doanh của khách sạn SÀI GÒN MORIN HUẾ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LÒNG TRUNG THÀNH của NHÂN VIÊN tại KHÁCH sạn sài gòn MORIN HUẾ (Trang 36)

6. Bố cục đề tài

2.1.4. Nguồn lực kinh doanh của khách sạn SÀI GÒN MORIN HUẾ

2.1.4.1. Tình hình lao đ ng c a khách s n Sài Gòn Morin Hu ế

qua các n m 2010 - 2012ă

Tình hình lao động của khách sạn qua các năm 2010 – 2012 được thể hiện qua bảng sau

Bảng 2: Cơ cấu lao động của khách sạn (2010 - 2012) (Đơn vị: Người)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 SL % SL % SL % SL % SL % Tổng số lao động 226 100 218 100 223 100 -8 -3,54 5 2,29 1. Theo giới tính Nam 120 53,1 111 50,92 115 51,56 -9 -7,5 4 3,60 Nữ 106 46,9 107 49,08 108 48,43 1 0,94 1 0,93 2. Theo tính chất Trực tiếp 187 82,74 182 83,49 186 83,40 -5 -2,674 4 2,19 Gián tiếp 39 17,26 36 16,51 37 16,59 -3 -7,69 1 2,78 3.Theo bộ phận Ban giám đốc 3 1,33 2 0,92 3 1,35 -1 -33,33 1 50 Tổ chức-hành chính 5 2,21 4 1,83 5 2,24 -1 -20 1 25 Tài chính - kế toán 26 11,5 26 11,93 26 11,65 0 0 0 0

Sales & maketing 5 2,21 4 1,83 5 2,24 -1 -20 1 25

Tiền sảnh 30 13,27 30 13,76 30 13,45 0 0 0 0 Buồng 60 26,55 61 27,98 60 26,90 1 1,667 -1 -1,63 Bàn - Bar - cashier 28 12,39 27 12,39 27 12,10 -1 -3,57 0 0 Bếp 31 13,72 32 14,68 33 14,79 1 3,226 1 13,125 Kỹ thuật 25 11,06 21 9,63 22 9,86 -4 -16 1 4,76 Bảo vệ 13 5,57 11 5,05 12 5,38 -2 -15,38 1 9,09 4. Hình thức lao động Hợp đồng dài hạn 171 75,66 169 77,52 172 77,13 -2 -1,169 3 1,775 Hợp đồng ngắn hạn 55 24,34 49 22,48 51 22,87 -6 -10,91 2 4,08 5. Theo trình độ học vấn Đại học - cao đẳng 59 26,11 57 26,15 60 26,90 -2 -3,4 3 5,263 Trung cấp 21 9,29 17 7,8 19 8,52 -4 -19,05 2 11,76 Sơ cấp và thấp hơn 146 64,6 144 66,06 144 64,57 -2 -1,37 0 0

(Nguồn : Phòng tổ chức hành chính khách sạn Sài Gòn – Morin)

Nhận xét

Nhìn vào bảng số liệu lao động của khách sạn qua các năm, ta thấy tình hình lao động tại khách sạn luôn có sự biến động trong 3 năm 2010-2012. Năm 2011, số lượng nhân viên trong khách sạn giảm 8 người so với năm 2010, tức là giảm 3,54% và đến năm 2012 thì số lượng nhân viên trong khách sạn tiếp tục tăng thêm 5 người so với năm 2011, tức là tăng 2,29%.

 Xét về giới tính, qua bảng số liệu ta thấy lao động nam luôn nhiều hơn lao động nữ qua các năm, chiếm tỉ trọng lớn hơn. Đó là do nhân viên nữ thường bận rộn với công việc gia đình nên có thể gây ảnh hưởng cho khách sạn, do đó khách sạn hạn chế tuyển dụng nhân viên nữ. Nhưng xét ở một số bộ phận cần sự tỉ mĩ, khéo léo của lao động nữ như bộ phận buồng, lễ tân thì bắt buộc có nhân viên nữ nên tỉ lệ nam và nữ chênh lệch không lớn lắm.

 Xét về tính chất công việc, lao động trong lĩnh vực khách sạn có nhiều điểm khác biệt so với các lĩnh vực kinh doanh khác do đó cơ cấu lao động theo tính chất công việc cũng có sự khác nhau nên việc bố trí số lượng, cơ cấu lao động cho từng bộ phận, phòng ban phải phù hợp với tính chất và quy mô của bộ phận đó. Lao động trực tiếp của khách sạn phải chiếm tỷ trọng lớn (năm 2010: 82,74%; năm 2011: 83,49%; năm 2012: 83,40%). Tỷ trọng lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng thấp hơn (năm 2010: 17,26%; năm 2011: 16,51%; năm 2012: 16,60%). Qua đó cho thấy ngành khách sạn SÀI GÒN MORIN HUẾ đã trú trọng đến khâu phục vụ, nâng cao sản xuất cũng như cung cấp dịch vụ tốt hơn, kịp thời hơn.

 Xét về bộ phận làm việc, lượng lao động lớn tập trung ở các bộ phận như buồng, nhà hàng, tiền sảnh. Vì đây là các bộ phận liên quan đến quy trình phục vụ khách nhiều nhất. Các bộ phận còn lại có số lượng nhân viên ít hơn, nhưng chủ yếu là các bộ phận liên quan đến việc điều hành và không thể thiếu cho việc duy trì hoạt động kinh doanh của khách sạn.

 Xét về hình thức lao động, ta có thể thấy trong 3 năm, tỉ lệ lao động có hợp đồng dài hạn chiếm tỉ lệ nhiều hơn, nằm trong khoảng 77%. Tại khách sạn Morin, nếu có người lao động có trên 6 năm làm việc tại khách sạn thì sẽ được xếp thành lao động dài hạn và sẽ hưởng lương cao hơn. Nhưng lao động này thường có trình độ cao và năng suất là việc hiệu quả. Do trong kinh doanh du lịch có tính chất mùa vụ nên những lúc cao điểm khách sạn cần có những lao động ngắn hạn và tạm thời để phục vụ tốt hơn, tuy nhiên số lao động này chiếm tỷ trọng không nhiều. Điều này chứng tỏ khách sạn đảm bảo được lòng trung thành của lao động, đồng thời thể hiện tình hình kinh doanh của khách sạn khá ổn định.

Hai bộ phận kinh doanh dịch vụ chính trong khách sạn là nhà hàng và lưu trú nên bộ phận nhà hàng và buồng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động . Trong 223 người thì có 60 lao động ở bộ phận buồng và 60 lao động ở bộ phận nhà hàng (năm 2012). Con số này không biến động nhiều trong suốt 3 năm qua. Ngoài ra, chúng ta còn phải kể đến bộ phận lễ tân cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số lao động (30 người). Các bộ phận còn lại chiếm dưới 10% trong tổng số lao động và cũng ít có sự biến động lớn.

 Xét theo trình độ học vấn, do tính đặc thù của ngành khách sạn là khác so với các lĩnh vực kinh doanh khác. Chủ yếu nhân viên chú trọng vào mảng phục vụ khách cho nên không quá chú trọng quá vào việc học vấn. Hầu hết khách sạn sẽ tuyển dụng nguồn nhân lực sơ cấp và thấp hơn (năm 2012: 64,57%)vào khách sạn rồi sẽ được đào tạo, huấn luyện trực tiếp. Do đó, nguồn lực này chiếm tỷ lệ lương thấp hơn. Tuy nhiên có nhiều bộ phận bắt buộc cần yêu cầu tới trình độ học vấn cao thì khách sạn sẽ tuyển chọn kĩ càng (năm 2012: 26,90%). Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có tuyển nguồn nhân lực có trình độ học vấn trung cấp nhưng không chiếm tỷ lệ cao (năm 2012: 8,52%). Tỷ lệ phần trăm qua các năm về trình độ học vấn không chênh lệch nhiều. Chứng tỏ nhân viên khách sạn trung thành.

2.1.4.2. Ngu n tuy n d ng c a khách s n SÀI GÒN MORIN

HU

Kể từ khi trường nghiệp vụ du lịch ra đời cùng với các lớp du lịch của trường đại học kinh tế Huế thì khách sạn có thêm nhiều sự lựa chọn hơn trong vấn đề tuyển dụng nguồn nhân lực. Họ là những người có trình độ và tay nghề nhất định có thể đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi mà khách sạn đưa ra.

Ngoài ra, do hoạt động kinh doanh của khách sạn là có hiệu quả nên khách sạn đã thu hút được phần lớn lao động có trình độ và tay nghề cao ở các khách sạn khác như: Hương Giang, Century, Festival, Park View....

2.1.4.3. Tình hình đào t o, hu n luy n nhân s c a khách s n SÀI ự ủ

GÒN MORIN HU

Khách sạn SÀI GÒN MORIN luôn quan tâm đến việc huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên cả về nghiệp vụ lẫn chuyên môn.

Trước năm 1998, hầu hết nhân viên được khách sạn gửi đi đào tạo tại các trường nghiệp vụ du lịch Thừa Thiên Huế, Hồ Chí Minh và Khách sạn Đệ Nhất. Vì vậy những năm sau đó công tác đào tạo huấn luyện chủ yếu dành cho nhân viên mới và tái đào tạo cũng như đào tạo bổ sung để phục vụ cho yêu cầu phát triển của khách sạn. Hầu hết là các chương trình đào tạo ngắn hạn.

Năm 2011, có 1 nhân viên bar học pha chế đồ uống mới tại TP SAIGON,2 nhân viên tham gia học tập bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch của dự án Vie/015 doluxemburg tài trợ, 3 nhân viên học tiếng Pháp do Pháp tài trợ, 4 nhân viên tham gia khóa học guest relaion tại thành phố Hồ Chí Minh. 3 nhân viên tham dự liên hoan du lịch và tham quan tại các khách sạn 5 sao ở Hà Nội. Cử 6 nhân viên bếp nấu món ăn Nam bộ tại khu du lịch Thanh Đa Bình Quới. 2 nhân viên học tâp nâng cao nghiệp vụ bếp tại Pháp một tháng. Đào tạo nghiệp vụ chuyên môn và anh văn chuyên ngành tại chỗ cho 130 cán bộ công nhân viên.

Năm 2012, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên theo học các lớp tại chức ban đêm phù hợp với công việc, gồm 40 người đang theo học. 4 cán bộ tham quan và theo học tập tại xiêm riệp, Campuchia. 5 cán bộ tham quan và theo học tập tại xiêm riệp,Campuchia. 6 cán bộ được nâng cao nghiệp vụ do giảng viên Singapore giảng dạy tại thành phố Hồ Chí Minh. 2 nhân viên được học nghiệp vụ bếp tại khách sạn Metropole-Hà Nội. 3 nhân viên học nghiệp vụ tại khách sạn Furama-Đà Nẵng.. Mời chuyên gia các công ty tổ chức học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ giặc là, quy trình giặc thảm, khăn..Đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên thông qua việc tổ chức xem phim và thảo luận nghiệp vụ khách sạn cho nhà hàng,bếp,tiếp tân, buồng; tiến hành đào tạo tại chỗ cho nhân viên qua hình thức phân công nhân viên làm việc với người có tay nghề giỏi, có kinh nghiệm hơn. Ký hợp đồng với giáo viên đại học sư phạm dạy ngoại ngữ cho 141 công nhân viên. Hàng năm, nhân viên trong các bộ phận tham gia thi nâng cao tay nghề do sở du lịch Thừa Thiên Huế tổ chức. Qua tình hình đào tạo, huấn luyện của khách sạn mà còn có lợi cho bản thân họ. Để sự hợp tác từ người đào tạo và người được đào tạo thật sự có hiệu quả, công

tác đào tạo không chỉ dành cho nhan viên trực tiếp mà còn phải chú ý đến đào tạo cán bộ quản lý.

2.1.4.4. Tình hình tiền lương của người lao động qua các năm 2010-2012

Nếu tuyển mộ và tuyển chọn nhân viên là cả một quá trình phức tạp nằm tuyển lựa những công nhân viên có khả năng vào làm việc hay giữ những chức vụ theo đúng khả năng thì chính sách lương bổng là chiến lược kích thích lạo động và động viên những người đó nhằm duy trì, cũng cố và phát triển lực lượng lao động này mãi mãi làm việc với doanh nghiệp.

Qua bảng 3, chúng tay thấy tiền lương bình quân của lao động trong khách sạn phụ thuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp:

Năm 2011/2010, tổng quỹ lương giảm 9.99% tương ứng với giảm giá trị 926.945.000 đồng, sự biến động này làm giảm tiền lương bình quân 1 người / tháng của khách sạn 6.69% tức là 228.830 đồng, lao động giảm 3,54% tương đương với 8 người.

Năm 2012/2012, tổng quỹ lương tăng 7.15% tương ứng với giá trị 597.000.000 đồng, sự biến động này làm tăng tiền lương bình quân 1 người/ tháng của khách sạn 4.75% tức là 151.540 đồng, lao động tăng 2.29% tương đương với 5 người.

Với mức lương 3.420 triệu đồng/tháng, người lao động khách SAIGON MORIN đạt mức cao nhất trong 2010-2012.

So với mức sống chung toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, mức lương bình quân đó giúp cho nhân viên khách sạn này thuận lợi trong việc nâng cao đời sống của nhân viên.

Chính những điều này đã làm cho nhân viên của khách sạn ngày càng toàn tâm toàn sức với khách sạn, không ngừng nâng cao trình độ lành nghề, năng suất lao động cùng với công ty phát triển hơn nữa

Bảng 3: Tiền lương của người lao động khách sạn SÀI GÒN MORIN HUẾ năm 2010-2012.

(Đơn vị: 1000đ)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

So sánh

2011/2010 2012/2011

+/- % +/- %

Tỏng quỷ lương 9.275.090 8.348.145 8.945.145 -926945 90.01 597000 107.15

Tổng lao động 226 218 223 -8 96.46 5 102.29

Tiền lương bình quân 1 người/tháng 3420.02 3191.19 3342.73 -228.83 93.31 151.54 104.75

Tiền lương bình quân 1 người/ năm 41040.22 38294.24 40112.76 -2745.98 93.31 1818.52 104.75

2.1.5. Cơ sở vật chất kĩ thuật của khách sạn SÀI GÒN MORIN HUẾ

2.1.5.1. Cơ sở vật chất phục vụ lưu trú

Số lượng phòng ngủ có tới 180 phòng, thể hiện ở bảng sau

Bảng 4: Cơ sở vật chất lưu trú khách sạn Sài Gòn – Morin

Loại phòng Số lượng phòng Tỷ trọng (%) Loại giường Diện tích (m2)

Colonial Deluxe 45 25 Twin & Double 45

Premium 55 30,98 Twin & Double 50

Premium River Deluxe 63 34,24 Twin & Double 50

Colonial Suite 7 3,80 King 60

Morin Suite 5 3,26 King 100

Excultive Suite 5 2,72 King 120

Tổng 180 100,00

(Nguồn : Phòng kinh doanh – Tiếp thị khách sạn Sài Gòn – Morin Huế)

Qua bảng trên ta thấy các loại phòng ngủ ở khách sạn được chia ra làm 6 loại khác nhau phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của từng đối tượng khách hàng. Mỗi loại phòng đều khác nhau về diện tích, mức độ tiện nghi và sự hài lòng, tuy nhiên vẫn đảm bảo đáp ứng đầy đủ các dịch vụ theo tiêu chuẩn. Trong mỗi phòng đều có đủ các thiết bị cá nhân như : đèn làm việc, đèn ngủ, truyền hình cáp, điện thoại, Internet không dây, TV, tủ lạnh, trà, café, nước khoáng miễn phí…khóa phòng kín đáo, an toàn két sắt, ngoài ra còn có hoa tươi, trái cây, sách đọc và các đồ dùng cá nhân khác.

Loại phòng chiếm tỷ lệ cao là phòng Premium, chiếm 32,24% tổng số các loại phòng. Đây là loại phòng có mức giá bán trung bình, phòng rộng, tiện nghi tốt, vị trí đẹp. Sau phòng Premium là phòng Premium River Deluxe, chiếm tỷ trọng 30,98% đây là loại phòng trung bình về giá, diện tích phòng và vị trí. Nhưng nhìn chung thì tỷ trọng cũng không chênh lệch nhau nhiều. Còn lại là loại phòng Suite có tỷ trọng ít nhất, gồm Colonial Suite, Morin Suite và Excultive Suite, chỉ chiếm 9,78%. Đây là loại phòng rộng và sang trọng, có phòng khách riêng, tiện nghi tốt, dành cho những khách có thu nhập cao, có khả năng thanh toán

2.1.5.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ ăn uống

Khách sạn gồm 4 nhà hàng :

- Nhà hàng Jules Ferry : phục vụ món ăn Âu – Á

- Nhà hàng sân vườn Rendez – Vous : Phục vụ Barbecue và buffet - Nhà hàng cung đình : Phục vụ cơm vua

- Parnorama Bar : Phục vụ ăn uống, nghe hòa tấu

Các bữa ăn chính : Buffet sáng, ăn trưa và tối phục vụ 24/24

Các vật dụng dùng cho kinh doanh nhà hàng luôn được đảm bảo vệ sinh, đảm bảo việc thay mới trang thiết bị hợp lí và kịp thời, thường xuyên nâng cao chất lượng phục vụ, tạo uy tín và tăng doanh thu cho khách sạn.

Quy mô nhà hàng của khách sạn Sài Gòn – Morin :

Bảng 5: Quy mô các nhà hàng ở khách sạn Sài Gòn – MORIN

Tên nhà hàng Quy mô (chỗ ngồi)

Nhà hàng Jules Ferry 450 – 500

Nhà hàng Rendez – vous Garden 400 – 450

Nhà hàng Cung đình 40

Panorama Bar 120 – 150

Lobby Bar & Pool Bar 20 - 30

(Nguồn : Khách sạn Sài Gòn – Morin)

Ngoài ra, tại khách sạn còn có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại cung cấp các dịch vụ bổ sung sau : Dịch vụ phòng 24 giờ, giặt là trong ngày, giữ thẻ, quầy hàng lưu niệm, wifi miễn phí, dịch vụ y tế, tour desk, gallery, ATM…

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giải trí : Khách sạn có 2 bàn Bida, phòng xông hơi và massage, phòng chăm sóc sắc đẹp. Phòng cắt tóc, phòn tập thể dục, bể bơi ngoài trời…

Phương tiện vận chuyển chủ yếu :

- Đội xe 4 chiếc : 2 chiếc Mercedes 16 chỗ và 2 chiếc Camry 4 chỗ

- Thuyền : Hợp đồng thuyền với các đội thuyền trên sông Hương (thuyền chuyên chở riêng, không ghép đoàn)

2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Sài Gòn – Morin trong 3 năm2010 - 2012 2010 - 2012

Doanh thu của khách sạn là bao gồm toàn bộ số tiền khách sạn thu được do bán những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của khách sạn và được thể hiện qua bảng 5 như sau :

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LÒNG TRUNG THÀNH của NHÂN VIÊN tại KHÁCH sạn sài gòn MORIN HUẾ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w