Một số dạng hoạt động cần tập luyện cho học sinh nhằm phát triển khả năng nhận thức trong quá trình dạy học Toán.

Một phần của tài liệu Tập luyện cho học sinh các hoạt động trong dạy học nội dung đạo hàm và ứng dụng đạo hàm của hàm số ở các lớp cuối cấp THPT (Trang 39 - 40)

triển khả năng nhận thức trong quá trình dạy học Toán.

Theo tác giả Nguyễn Bá Kim [9, tr. 63] trong dạy học Toán ở trường THPT cần chú trọng các dạng hoạt động sau đây:

- Hoạt động nhận dạng và thể hiện;

- Những hoạt động toán học phức hợp; như chứng minh, định nghĩa, giải toán bằng cách lập phương trình, giải toán dựng hình, giải toán quỹ tích... thường xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều lần trong SGK phổ thông. Cho học sinh tập luyện những hoạt động này sẽ làm cho học sinh nắm vững những nội dung toán học và phát triển những kĩ năng và năng lực toán học tương ứng.

- Những hoạt động ngôn ngữ;

- Những hoạt động trí tuệ chung, đó là: phân tích, tổng hợp, so sánh, xét tương tự, trừu tượng hoá, khái quát hoá,...

- Những hoạt động trí tuệ phổ biến trong Toán học, đó là: lật ngược vấn đề, xét tính giải được (có nghiệm, có nghiệm duy nhất, nhiều nghiệm), phân chia trường hợp,...

Còn theo tác giả Bùi Văn Nghị [13, tr.12] thì cho rằng nhiều dạng hoạt động có thể khai thác và rèn luyện cho học sinh như: tìm tòi, dự kiến, kiểm

nghiệm, lật ngược vấn đề, nhận dạng, thể hiện, ngôn ngữ, chứng minh, khắc phục sửa chữa sai lầm, ...

Theo GS Đào Tam [20, tr.32] thì ngoài các hoạt động trên còn có các hoạt động như: biến đổi đối tượng, đồng hóa, điều ứng, mô hình hóa, tổng quát hóa,...

Theo các tác giả trên chúng tôi có thể phân tích và lựa chọn ra một số dạng hoạt động cần tập luyện cho học sinh trong dạy học Chủ đề đạo hàm và ứng dụng đạo hàm ở trường THPT là:

+ Hoạt động nhận dạng và thể hiện; + Hoạt động ngôn ngữ;

+ Hoạt động tìm tòi phát hiện; + Hoạt động biến đổi đối tượng; + Hoạt động điều ứng;

+ Hoạt động mô hình hóa; + Hoạt động khám phá; + Hoạt động đánh giá.

Trong một tiết dạy không phải bao giờ cũng cần phải thực hiện tất cả các hoạt động trên mà đó là các hoạt động cần thiết để tập luyện cho học sinh trong các loại hình bài dạy. Đôi khi trong một bài toán ta có thể cùng lúc tiến hành nhiều hoạt động kết hợp. Sau đây chúng ta sẽ đi phân tích chức năng của từng dạng hoạt động đã nêu trên và đề xuất một số tình huống tập luyện cho học sinh trong quá trình dạy học Chủ đề đạo hàm và ứng dụng đạo hàm ở trường THPT.

Một phần của tài liệu Tập luyện cho học sinh các hoạt động trong dạy học nội dung đạo hàm và ứng dụng đạo hàm của hàm số ở các lớp cuối cấp THPT (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w